B- KHÍA CẠNH KĨ THUẬT CỦA DỰ ÁN
4. Phương án chọn địa điểm và thời gian xây dựng chạm 1 Mục tiêu của việc chọn lựa địa điểm xây dựng
-Để xây dựng một trạm chiết nạp GAS ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu sử dụng GAS tại thị trường TP. Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
-Tối ưu hóa việc lưạ chọn địa điểm có lợi về mặt kinh tế và dịch vụ để phục vụ cho sản xuất và kinh doanh.
4.2 Các đặc điểm cần quan tâm khi khảo sát địa hình a ) Yêu cầu về kinh tế
Vị trí thuận tiện cho việc phân phối LPG đến các đại lý yêu cầu vị trí này địa điểm xây dựng trạm nạp LPG cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
+ Nằm trên quy hoạch mạng lưới các trạm nạp trên toàn Quốc.
+ Gần thị trường tiêu thụ LPG lớn và tập trung.
+ Gần nguồn cung cấp LPG hoặc điều kiện kho tàng có sẵn.
+ Gần sông để xây dựng LPG
+ Gần đường giao thông để vận tải phân phối bình LPG.
+ Có sẵn cơ sở hạ tầng, điện nước.
+ Mặt bằng rộng, tìm vị trí dễ.
+ Giá thuê đất phù hợp.
+ Dân cư thưa thớt, bảo đảm về mặt an toàn.
Vì mục tiêu của dự án là hỗ trợ cho việc kinh doanh có thể cung cấp hàng cho các Khu Công Nghiệp, Dân Dụng, Thương Mại phần lớn nằm trong khu vực Thành Phố Hà Nội và các tỉnh lân cận hơn nữa mỗi một xe bồn 10 tấn tương đương với 08 xe tải. Để vận chuyển số lượng bình đã nạp tới các đại lý hoặc các hộ tiêu thụ Công Nghiệp. Do đó khi xét bài toán vận tải chuyển LPG vào Thành Phố thì địa điểm nên chọn ở trong hoặc càng gần vơí Thành Phố Hà Nội càng tốt. Khi tìm vị trí nên chú ý đến đầu mối giao thông quan trọng từ đó phân phối tới các Khu Công Nghiệp và thị trường xung quanh.
b ) Yêu cầu về diện tích mặt bằng.
Mặt bằng rộng khoảng 2500-3000 m2.
-Đối với yêu cầu trạm chiết nạp thì diện tích trên có thể là lớn. Tuy nhiên chúng ta cần chú ý đến việc mở rộng quy mô của trạm khi cần thiết.
-Các Khu Công Nghiệp yêu cầu diện tích tối thiểu là 2000 m2 ngoài ra phải
cách xa khu dân cư 30 m theo quy chế an toàn của nhà nước.
c ) Hệ thống cung cấp điện và nước
-Trạm nạp là tổ chức sản xuất có sử dụng điện năng, để đảm bảo sản xuất được liên tục và an toàn cần chú ý đến nguồn cung cấp điện năng. Điện phải được cung cấp liên tục và đầy đủ và điện thế phải ổn định.
-Hệ thống cấp nước phải hoạt động tốt để đảm cung cấp nước thường xuyên cho sản xuất và sinh hoạt của công nhân tại trạm.
d ) Khu vực sản xuất phải được an toàn
Do yêu cầu hoạt động của trạm nạp là phải an toàn tuyệt đối, loại trừ mọi nguy cơ cháy nổ nên an ninh xung quanh và trong trạm là một yếu tố rất quan trọng cần phải lưu ý đến thường xuyên
-Cách xa đường dây điện trần -Các yếu tố cháy nổ
-Các yếu tố nguy hiểm do con người gây ra xung quanh khu vực sản xuất của trạm.
Để thuận tiện cho PVGC quản lý các hoạt động của trạm: Giao thông phải thuận tiện và thuận tiện cho việc xuất nhập hàng Khảo sát địa hình.
Dựa trên các yêu cầu của việc chọn lựa địa điểm xây dựng thì tốt nhất trạm nên đặt tại các Khu Công Nghiệp tập trung. Chọn vị trí trong các Khu Công Nghiệp có những thuận lợi sau:
-Các Khu Công Nghiệp tập trung thường nằm gần Thành Phố, cạnh tuyến giao thông quan trọng nối liền Thành Phố và các vùng lân cận.
-Cơ sở hạ tầng của các Khu Công Nghiệp đầy đủ, bảo đảm phục vụ tốt cho các hoạt động sản xuất công nghiệp.
-Cách xa khu dân cư.
-Có tổ chức bảo vệ bảo đảm an toàn tốt cho cả Khu Công Nghiệp.
e ) Yêu cầu về địa chất
Thuận lợi về mặt địa chất (so với mốc Quốc Gia)
-Thuận lợi về mặt Cơ -Lý -Hoá của đất phù hợp với việc xây dựng một trạm
chiết nạp GAS.
-Độ cao của đất so với mặt nước biển.
f ) Chính sách đầu tư về cơ sở hạ tầng của ban quản lý đất
Khi khảo sát địa điểm xây dựng ta phải xem xét đến việc địa điểm ta cần khảo sát có nằm trong quy hoạch cho phép xây dựng các công trình liên quan đến các hoạt động kinh doanh đến xăng, dầu và khí.
4.3 Đánh giá vị trí đã khảo sát.
Theo thông tin từ các ban quản lý các Khu Công Nghiệp có 10 Khu Công Nghiệp nằm trong khu vực Đông Bắc Bộ lân cận Hà Nội
: Khu Công Nghiệp Cát Hải ,Khu Công Nghiệp Thiên Trường, Khu Công Nghiệp Đại An, Khu Công Nghiệp Bv.v…DiZa còn cung cấp thêm một số thông tin sơ bộ về địa điểm hiện trạng cũng như kế hoạch trong tương lai của các Khu Công Nghiệp này. Các Khu Công Nghiệp như Sông Mây hiện nay có sở hạ tầng còn kém mà lại xa, không phù hợp với giai đoạn đầu trong kế hoạch và mục tiêu của trạm nạp về mặt thời gian, địa điểm, thị trường tiêu thụ tại nơi đó. Nhưng vẫn tìm hiểuđể làm mục tiêu lưạ chọn cho việc thực hiện kế hoạch mở rộng thị trường sau này. Còn đốivới Khu Công Nghiệp khác như HN 1, HN 2 AMATA, Khu Công Nghiệp …các mục tiêu khả dĩ để quan tâm phục vụ cho dự án. Khi hướng vào Thành Phố Hà Nộicòn có các Khu Công Nghiệp khác như Sóng Thần 1 và 2, các Khu Công Nghiệp nội thành như khu Công Nghiệp Nam Sách , Đại An, Sài Đồng… cũng là những địa điểm thu hút đầu tư.
4.4. Đề xuất lựa chọn vị trí.
Qua quá trình đánh giá các vị trí đã khảo sát bằng cách so sánh các vị trí với nhau thông qua mục tiêu và các tiêu chuẩn về kinh tế, tiêu chuẩn về diện tích mặt bằng, tiêu chuẩn về địa chất và sự được phép đầu tư các hoạt động kinh doanh các sản phẩm Dầu Và Khí ta chọn được vị trí tốt nhất trong các vị trí đã khảo sát (trong các Khu Công Nghiệp) để xây dựng trạm chiết nạp ngắn hạn tại miền Bắc.
Chọn xây đựng trạm chiết nạp tại vị trí:
Khu công nghiệp Đại An địa phận , thành phố Hải dương tỉnh Hải dương do
công ty môi giới Nam Cường quản lý và giới thiệu thuê đất.
+ Giá thuê đất: 5,55 (USD/m2/năm)
+ Chiều dài đoạn đường vào Thủ đô Hà Nội 30km
+ Chi phí vận chuyển phân phối LPG /năm: 126.000 USD + Giá vận chuyển LPG 25 USD/tấn/100km=2,5USD/tấn/km
Trong Khu Công Nghiệp Đại An Hải Dươngcó một lô đất nhỏ diện tích 32000 m2 (80 m, 40m) điều kiện lựa chon địa điểm xây dựng là khu đất rất thích hợp cho việc xây dựng trạm nạp LPG phù hợp với những điều kiện lựa chọn địa điểm xây dựng, vì đây là vị trí có tiềm năng phát triển mạnh phù hợp với phân phối mở rộng ra các thị trường ngoài khu vực Thành Phố Hà Nội. Và dự kiến sẽ xây dựng một trạm chiết nạp LPG tại đây, mặc dù giá đất hơi cao và như thế ảnh hưởng đền tính toán lợi nhuận hàng tháng nhưng bù lại đâylà địa điểm nằm trong Thành Phố Hồ Chí Minh thì dễ dàng phân phối LPG và vận chuyển nó đến các đại lý bán lẻ làm giảm phí vận chuyển.
4.5 Thời gian xây dựng và vận hành.
Theo tính toán sơ bộ và dựa trên các chào hàng sẵn có về các trạm chiết nạp, thời gian cần thiết để đưa một trạm vào vận hành từ khi được phép của cấp thẩm quyền và các nghành có chức năng là 4-5 tháng, trong đó:
-Thiết kế: 01 tháng
-Đặt mua thiết bị vật tư : 02-03 tháng -Xây lắp: 01 tháng
Với những bản thiết kế mẫu hiện có của những đơn vị đi trước, thời gian có thể rút ngắn xuống thêm là 01 tháng.
4.6 Lựa chọn công nghệ.
a) Công nghệ.
-Trên cơ sở đạt được mục tiêu.
-Để dễ mở rộng công suất.
-Linh hoạt trong lắp ráp và vận chuyển.
-Linh hoạt với việc mua sắm thiết bị với thời gian nhanh chóng và giá cả hợp
lý.
-Chúng ta nên chọn kiểu lắp ráp rời, không chọn kiểu Skid.
-Hiện nay trên thị trường đang sử dụng các liểu loại bình loại 12kg và 45kg và dựng 2 loại Valve, do đó khi lắp đặt các máy chiết nạp nên lắp đặt cho 2 loại đầu nạp cho 2 loại bình và 2 loại Valve.
b) Quy trình vận hành.
Nhập LPG:
Cấu trúc của một hệ thống chiết nạp Gas tương đối đơn giản. Hiện nay đa số các trạm chiết nạp của các đơn vị khác được thiết kế làm việc độc lập giữa bộ phận nạp LPG từ xe bồn và bộ phận LPG vào bình.
XE BỒN HỌNG NẠP BỂ CHỨA 30T
BƠM CHIẾT MÁY CHIẾT BÌNH LPG NẠP NẠP
==== THỊ TRƯỜNG.
Bảng 12 Đúng bình
Bình rỗng được lưu chữ tại kho chứa của bộ phận kỹ thuật và được kiểm tra kỹ trước khi đưa vào chiết nạp. Sau đó các bình được nạp phải đưa qua kiểm tra về Loại bồn chứa Nước sản xuất Thời gian nhập TB Giá CIF Ghi chú
10 tấn Hàn Quốc 2 tháng 20000USD D=2.5 m
15tấn Nhật 70 ngày 28000USD
20 tấn Hàn Quốc 2 tháng 30000USD D= 2.5m
20 tấn Nhật 70 ngày 40000USD
30 tấn Hàn Quốc 65 ngày 40000USD D= 2.5m
30 tấn Nhật 75 ngày 55000USD
trọng lượng, độ kín của Valve rồi mới đưa vào kho chứa các bình đã nạp đầy để sẵn sàng cung ứng cho thị trường
c) Thiết bị.
Một số chào hàng thiết bị của các hãng nước ngoài về thiết bị công nghệ
Thiết bị nạp LPG
Bảng 13
Thiết bị Số lượng Đơn giá
(USD)
Thành tiền (USD)
Bồn chứa 30 tấn 02 Cái 41.000 28.000
Bơm & Môtơ 02 Bộ 3.800 7.600
Đầu nạp 02 Cái 6.800 13.600
Máy nén khí 01 Cái 1.800 1.800
Van cầu 10 Cái 400 4000
Hệ thống ống mềm nạp LPG 01 Bộ 1.450 1.450
Van hồi lưu, van an toàn 01 Bộ 1.800 1.800
Ong thép và các thiết bị khác 1.800 1.800
Tổng cộng ( tính bằng ngoại tệ –USD) 60.050 Tổng cộng ( tính bằng Triệu Đồng ) 847 4.7 Các giải pháp an toàn môi trường và phòng chống cháy nổ.
a) Căn cứ thiết lập các giải pháp an toàn môi trường và phòng cháy chữa cháy.
-Vấn đề an toàn môi trường cần được đề cập và phân tích kỹ lưỡng. Cần thiết đưa ra các giải pháp an toàn đặc biệt nhất là các giải pháp phòng chống cháy nổ do đặc tính dễ phát hỏa vàcháy nổ của sản phẩm.
Loại đầu nạp Nước sản xuất Thời gian
nhập Giá CIF Ghi chú
Cơ khí Hàn Quốc 1 tháng 4500 USD Không thông dụng
Cơ khí Nhật 50 ngày 6800 USD Thông dụng
Điện tử Hàn Quốc 1 tháng 7000 USD Thông dụng
Điện tử Nhật 50 ngày 8500 USD Một số nơi sử dụng
-Cần quan tâm đến yếu tố khách quan như hướng gió, hiện tượng sét và biện pháp chống sét, các yếu tố chủ quan như:
+ An toàn lao động
+ Hệ thống điện và các chi tiết dễ gây cháy nổ khác.
-Ngoài ra còn có thêm quy định về việc đặt trạm hoạt động với các chất lỏng dễ gây nổ. Do đó việc chọn lưạ mặt bằng, cách sắp sết bố trí nhà nạp bình LPG, hướng ống sả của xe bồn trong quá trình nạp được quan tâm triệt để từ lúc thiết kế ban đầu.
b) An toàn môi trường
-Tính nguy hiểm nhất của LPG là đặc tính dễ gây cháy nổ của nó nhất là khi đạt nồng độ cao cũng là lúc đạt nguy hiểm nhất. Do đó một trong những việc phòng chống hiệu quả nhất là tránh để dò rỉ, chính vì vậy trạm nạp không thể có chất thải từ sản phẩm của LPG. Hơn nữa bất kì một lượng LPG nào thoát ra ngoài đều phải thấp hơn giới hạn cháy nổ thấp nhất cho phép và được phân tán trong không khí một cách an toàn.
-Các tiêu chuẩn và quy phạm thực hành mà Quốc Tế chấp nhận được và thích hợp sử dụng cho trạm dự kiến như sau:
+ Việc sử dụng các khu đất lân cận trong hiện tại và trong tương lai thuộc khu vực ít có khả năng xây dựng.
+ Thuận tiện cho việc vận chuyển giao thông, ít va chạm.
+ Phải có mặt bằng và các cổng thoát hiểm phục vụ cho những trường hợp khẩn cấp.
+ Các yêu cầu về hành chính và nhân sư.
c) Các biện pháp phòng chống cháy
Dựa vào các tiêu chuẩn và quy phạm Quốc Tế, cụ thể là theo các điều kiện NFPA-58 (National Fire Protection Association Standard No. 58) và tiêu chuẩn theo hướng dẫn về an toàn lao động tiêu chuẩn Việt Nam, nguyên tắc cơ bản của việc chữa cháy cho trạm:
-Khi có cháy thì việc đầu tiên cần ngắt ngay nguồn LPG.
-Làm lạnh các bồn chứa và hệ thống đường ống.
-Hạn chế tối đa các hoạt động làm tăng áp suất trong các bồn chứa tránh nguy cơ nổ. Lửa sẽ tự tắt khi không còn LPG và sau đó tiết tục làm lạnh để chống cháy lại.
-Công việc thiết kế và thi công hệ thống phòng cháy của trạm cần tuân theo tiêu chuẩn NFPA-15-1982 và được thực hiện bởi cơ quan có đầy đủ năng lực và chuyên môn. Thiết bị chủ yếu do đơn vị PC23 địa phương cung cấp trên cơ sở hợp đồng trách nhiệm.
d) Thiết bị kiểm soát an toàn +Van đúng khẩn cấp (ESDV)
-Van đúng ngắt từ trên đường ống xuất được dẫn động bằng khí nén.
-Nguyên tắc hoạt động của thiết bị này như sau: Khi có cháy tại khu vực bồn do tác động của nhiệt đường ống dẫn khí nén bằng nhựa PVC bị vỡ, áp suất khí nén giảm, valve điều khiển bằng khí nén đóng lại, ngoài ra có thể điều khiể thiết bị này bằng tay thông qua valve xả ba ngả trên đường ống khí nén.
Van xả an toàn đường ống
Trên toàn bộ đường ống công nghệ bao gồm cả ống LPG lỏng và hơi LPG đều có lắp đặt van an toàn, các valve này có chức năng khống chế áp lực của LPG, hơi LPG trong đường ống dưới tác động của nhiệt độ của môi trường, khi áp suất của LPG hoặc LPG trong ống tăng quá giới hạn cho phép thì valve an toàn tự mở xả LPG ra ngoài môi trường.
+ Van an toàn của bồn
Trên nóc mỗi bồn LPG cần thiết phải thiết kế lắp đặt valve an toàn, cài đặt chế độ giới hạn tại 18.5 barg, khi áp suất vượt quá giới hạn các valve này tự động ngắt để bảo đảm an toàn tránh gây nổ cho bồn.
4.8) Xây dựng và tổ chức thi công xây lắp Các giải pháp thiết kế và xây dựng :
a)Bồn chứa LPG
+ Lưu lượng thiết kế 30 lớt/phút
+ Ap lực thủy tinh 26,4kg/m3 + Nhiệt độ thiết kế 60 độ C
-Bồn đặt trên móng Bê Tông Cốt Thép (BTCT)
-Hệ thống ống công nghệ dẫn LPG vào nhà nạp bình: Toàn bộ đường ống dựng loại ống không hàn và các thiết bị công nghiệp được thiết kế cho chế độ làm việc chịu áp lực 18 kg/cm3 nhiệt độ 600 C và bảo đảm chất lượng thiết bị (Các loại van, khớp nối v.v…) theo tiêu chuẩn NPFA-58 và ISO-9000-9001.
b ) Nhà tổ hợp
Diện tích: 8 m´10 m = 80 m2
Kết cấu: Móng BTCT, nền bê tông, khung thép định hình, kèo thép mái tôn, không bao che xung quanh, thiết bị động lực thu lôi chống sét và chiếu sáng đảm bảo an toàn phòng cháy nổ theo tiêu chuẩn hiện hành.
c ) Nhà làm việc điều hành
Diện tích: (3m´4m)+(3m´6m) = 30 m2
Kết cấu: Móng và tường gạch, nền lát đá hoa, cửa nhôm kính, mái bằng d ) Nhà thường trực và bảo vệ
Diện tích: 2 m´2 m= 4 m2
Kết cấu: Móng và tường gạch, nền lát đá hoa, của nhôm kính, mái bằng e ) Nhà đặt bơm cứu hỏa
Diện tíc: 2 m´3 m=6 m2
Kết cấu: Đặt trên bể nước cứu hỏa, khung kèo thép, mái lợp tôn, bao che xây gạch, lưới thép B40
f ) Gara xe máy và xe đạp Diện tích: 4 m´4 m=16 m2
Kết cấu: Khung kèo thép, lợp tôn, không bao che
g ) Tường rào bảo vệ và cổng ra vàoTường rào bảo vệ dài 200 m xây gạch cao 2.2 m, trên có lưới thép gai. Cổng ra vào bằng sắt chạy trên ray. Được điều khiển bằng điện hoặc đẩy tay.
g) Bể nước cứu hỏa
Dung tích: 80 m3
Kết cấu: Bê tông cốt thép i ) Công trình phụ
Diện tích: 4m´3 m=12 m2
Kết cấu: Móng tường gạch, nền lát đá hoa, cửa nhôm kính đục, mái bằng j ) Xưởng cơ điện và nhà máy nén khí
Diện tích: 4m´5m = 20 m2
Kết cấu: Khung kèo thép, mái lợp tôn, nền xi măng, bao che xây gạch và lưới thép B40
k ) Sân bãi
Diện tích: 660 m2
Kết cấu: Nền xi măng hoặc trải sỏi
l ) Đường xe bồn nạp GAS và ô tô nhận hàng Diện tích
Kết cấu: Nền bê tông
m )Hệ thống cấp điện, chống sét và an toàn tĩnh điện Hệ thống cấp điện
Hệ thống cung cấp điện dựng nguồn điện lưới quốc gia qua tram hạ áp độc lập của trạm có cômg suất 10 KVA. Tất cả đường dây phân phối điện từ tủ điện đến nơi tiêu thụ đều được đi ngầm theo tiêu chuẩn hiện hành, đối với đường dây phải đi nổi phải lắp đặt theo điều kiện phòng nổ.
Thu lôi chống sét và an toàn tĩnh điện
Các hạng mục kiến trúc đều được lắp đặt hệ thống thu lôi chống sét theo quy định. Đối với các bồn chứa, hệ thống nạp bình và các thiết bị điện đều phải được thiết kế và lắp đặt bảo vệ tiếp đất.
n ) Hệ thống phòng cháy và chữa cháy
Do đặc thù của LPG có nguy cơ cháy nổ cao, biện pháp chủ yếu phòng cháy là ngắt nguồn khí bị dò rỉ và không để áp suất trong thiết bị bồn chứa lên cao quá mức do tác dụng nhiệt và hạn chế tuyệt đối nguy cơ phát sinh tia lửa trong khu vực nguy hiểm.