Bố trí mặt bằng thi công

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật cấp thoát nước Thiết kế xây dựng công trình đê biển Giao Thủy (Trang 122 - 128)

Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc bố trí mặt bằng thi công a. Mục đích

Bố trí mặt bằng công trường là quy hoạch các công trình lâu dài và tạm thời, các cơ sở phục vụ, đường xá giao thông, mạng lưới dẫn điện, nước, hơi ộp . trờn mặt bằng và trờn cỏc cao trình trong hiện trường thi công công trình.

b. Nhiệm vụ

Nhiệm vụ chủ yếu của bố trí mặt bằng công trường là giải quyết một cách chính xác vấn đề không gian trong khu vực xây dựng để hoàn thành một cách thuận lợi việc xây dựng toàn bộ công trình trong thời gian đã quy định mà dùng nhân lực ít nhất. Vì vậy việc bố trí mặt bằng công trường có được chính xác hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành công trình, tốc độ thi công và mức độ an toàn trong thi công.

c. Nguyên tắc bố trí mặt bằng thi công

Việc bố trí mặt bằng công trường phải tuân theo một số quy tắc sau :

- Việc bố trí tất cả công trình tạm đều không được làm cản trở đến việc thi công và vận hành của công trỡnh chớnh.

- Cố gắng giảm bớt phí tổn vận chuyển, đảm bảo vận chuyển tiện lợi.

- Cố gắng giảm bớt khối lượng công trình làm cho phí tổn công trình tạm được rẻ nhất.

- Để tiện lợi cho sản xuất và sinh hoạt những xí nghiệp và công trình có liên quan mật thiết với nhau về quy trình công nghệ cũng như quản lý khai thác nên bố trí tập trung gần cạnh nhau.

- Việc bố trí hiện trường phải chặt chẽ giảm bớt diện tích đất.

Căn cứ vào các nguyên tắc trên khi bố trí mặt bằng thi công cần dựa vào các bước sau đây mà tiến hành:

- Thu thập và phân tích tài liệu gốc.

- Lập bảng kê khai các công trình tạm và công trình phục vụ cần xây dựng để tạo cơ sở vật chất cho việc thi công công trình chính.

- Trên cơ sở kê khai, sơ lược bố trí và quy hoạch các khu vực thi công rồi căn cứ vào các phương thức vận chuyển với bên ngoài và tình hình thực tế đã được kiểm tra ngoài thực địa mà bố trí cụ thể các công trình ấy theo trình tự chủ yếu trước, thứ yếu sau, chính trước, phụ sau.

Chú ý: Kết hợp lý thuyết và điều kiện thực tế của công trường để phân tích sự chi phối đến các nguyên tắc bố trí mặt bằng thi công.

+ Kiểm tra lại trình tự sắp xếp các công trình tạm theo quy trình công nghệ sản xuất có thể đề ra một số phương án rồi tiến hành so sánh kỹ thuật, chọn phương án hợp lý nhất. Khi so sánh cần căn cứ vào các mặt sau đây:

-So sánh khối lượng vận chuyển và giá thành vận chuyển -So sánh khối lượng và giá thành công trình tạm

-So sánh diện tích đất bị chiếm để xây dựng

-Phân tích điều kiện sản xuất và sinh hoạt ở công trường

+ Cuối cùng căn cứ vào phương án tối ưu nhất để chọn và vẽ ra bản đồ bố trí mặt bằng công trường.

Nội dung của thiết kế mặt bằng thi công bao gồn những vẫn đề sau:

-Bố trí máy móc, thiết bị xây dựng

-Thiết kế hệ thống giao thông phục vụ cho công trường -Thiết kế kho bãi vật liệu, thiết bị xây dựng

-Thiết kế các xưởng sản xuất và phục trợ -thiết kế nhà tạm trên công trường

-Thiết kế hệ thống cung cấp nước – thoát nước -Thiết kế hệ thống điện .

d. Thiết kế nhà tạm trên công trường

Các nhà tạm trên công trường được xây dựng để phục vụ cho quá trình xây dựng các công trình. Theo tính chất phục vụ ở công trường có thể chia nhà tạm thành hai loại:

- Nhà phục vụ sản xuất ( nhà hành chính, cỏc phũng chức năng...) - Nhà phục vụ đời sống sinh hoạt

Đối với công trường xây dựng tại Nghĩa Hưng , ta bố trí nhà tạm (nhà hành chính, nhà điều hành, nhà tạm cho cán bộ công nhân viên) dọc theo theo tuyến đê và lui về phía hạ lưu công trình. Nhà tạm được bố trí theo kiểu nhà sàn, làm bằng gỗ.

+ Tính dân số trên công trường:

Diện tích nhà tạm phụ thuộc vào số người trên công trường, để tiện cho tính toán ta chia số người lao động trên công trường thành 5 nhóm sau:

- Nhóm A: Số công nhân lao động trực tiếp trên công trường - Nhóm B: số công nhân làm việc tại các xưởng phụ trợ - Nhóm C: số cán bộ kỹ thuật

- Nhóm D: số nhân viên hành chính - Nhóm E: số nhân viên phục vụ

Dựa vào biểu đồ nhân lực có thể xác định được số công nhân làm việc trực tiếp ở công trường .

Số công nhân làm việc trực tiếp ở công trường như sau:

A = Atb=215

Trong đó: A là trị số trung bình của số lượng công nhân trong suất quá trình

thi công công trình được xác định theo công thức: Atb = T

t ai.i Σ ai là số lượng công nhân làm việc trong ngày.

ti là thời đoạn thi công cần cung ứng số lượng công nhân trong mỗi ngày.

T là Thời gian thi công toàn bộ công trình..

Số công nhân làm việc ở các xưởng phụ trợ tính toán theo kinh nghiệm xác định theo công thức sau: B = k%.A

Trong đó: k là hệ số kinh nghiệm. theo kinh nghiệm của Hec1 ta có: k = 50%

Suy ra: B = 50%.215= 107,5 người

Số cán bộ kỹ thuật tính theo công thức: C = (4 ữ 8)%(A+B) = 5%(215+108) = 17 người

Số nhân viên hành chính tính theo công thức sau:

D = 5%(A+B+C) = 5%x (215+108 +17) = 17 người

Số nhân viên phục vụ tính theo công thức sau: E = (3ữ 5)%(A+B+C) = 17 người

Vậy tổng số người ở công trường là: G = A+B+C+D+E = 374 người + Xác định diện tích nhà ở và diện tích chiếm chỗ của khu vực xây nhà Căn cứ váo bảng 26-22, trang 254- GTTC II để xác định diện tích nhà cần xây:

TT Hạng mục Diện tích tiêu

chuẩn/người(m2)

Diện tích cần xây dựng(m2)

1 Nhà ở 4 1496

2 Nhà ăn 0,32 119,68

3 Nhà vệ sinh 0,06 22,44

Σ 1638,12

Diện tích chiếm chỗ của khu vực cần xây dựng(chiếm 40% đến 50%):

Fxd = 0.4

F = 16380,4,12= 4095,3(m2 ) + Bố trí nhà ở và các dịch vụ tổng hợp

Nhà điều hành phải được bố trí hợp lý, thuận tiện cho công tác quản lý thi công, được xây dựng tại vị trí từ C76ữC77. Nhà ở của công nhân được bố trí ở đầu, giữa và cuối tuyến công trình và dọc theo chân đê

Sử dụng các dịch vụ tổng hợp như : nhà văn hóa, câu lạc bộ, sân vận động, bệnh viện v.v… của địa phương.

e .Tổ chức cấp nước trên công trường + Xác định lượng nước cần dùng

Lượng nước cần dùng trên công trường bao gồm: Nước dùng cho sản xuất (Qsx), nước dùng cho sinh hoạt (Qsh).

Q = Qsx + Qsh

+. Nước sản xuất

Dùng để trộn bê tông, rửa cốt liệu, dưỡng hộ bê tông, cấp nước cho xe máy.

Lượng nước dùng để sản xuất cần nhiều hay ít phụ thuộc vào cường độ thi công vào qui trình công nghệ của các máy móc và số ca máy sử dụng được xác định theo công thức sau:

Qsx = 1,1.

t K q Nm

. 3600

. . 1

Trong đó: 1,1 : Hệ số tổn thất nước.

Nm : Khối lượng công việc trong thời đoạn tính toán.

Chọn thời đoạn đổ bê tông đúc sẵn có cường độ đổ bê tông lớn nhất là 11,11 (m3/ca ) q : Lượng nước hao cho một đơn vị khối lượng công việc.

Tra bảng 26 – 8, trang 235 GTTC II → q = 250 (lít).

K1 : Hệ số sử dụng nước không đều trong một giờ, Tra bảng 26- 9, trang 236 GTTC II → K1 = 1,4.

t : Số giờ làm việc, t = 1ca.(6h)

Thay số vào ta được: Qsx = 1,1 x 11,11.250.1, 4

3600.1.6 = 0,19 (lớt/s).

+ Nước cho sinh hoạt

Lượng nước dùng cho công nhân làm việc ở hiện trường:

Q = Nc.α.K1

Trong đó :

Nc : Số công nhân làm việc tại hiện trường, Nc = 374(người) α : Tiờu chuẩn dùng nước,

Tra bảng 26-10, trang 237 GTTC II, α = 15(lớt/người/ca).

K1 : Hệ số sử dụng nước không đều trong một giờ, Tra bảng 26- 9, trang 236 GTTC II → K1 = 1,4.

Thay số vào ta được: Qsh =

3600 . 6

4 , 1 . 15 .

374 = 0,364 (lớt/s).

+ Chọn nguồn nước

Sử dụng nước giếng khoan UNICEF, nước trong ao hồ tại các khu vực gần.

Nước đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4036 – 1987.

f. Điện phục vụ trên công trường - Dùng máy phát điện 15 KW.

- Điện chiếu sáng dùng máy phát điện.

CHƯƠNG 6

DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

6.1 Cơ sở lập dự toán công trình

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật cấp thoát nước Thiết kế xây dựng công trình đê biển Giao Thủy (Trang 122 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w