Các khái niệm, công cụ cơ bản sử dụng trong phân tích kỹ thuật

Một phần của tài liệu những điều cần biết về Phan tich ky thuat trong chứng khoán (Trang 43 - 48)

2. Nội dung nghiên cứu

2.4. Các khái niệm, công cụ cơ bản sử dụng trong phân tích kỹ thuật

Hiện nay trên TTCK các chuyên viên phân tích sử dụng rất nhiều loại biểu đồ khác nhau để phân tích tuy nhiên có 3 loại biểu đồ được dùng phổ biến là:

- Là loại biểu đồ thể hiện mức giao động giá và sản lượng dưới dạng một đường liền nét

- Biểu đồ dạng này thường được sử dụng cho những TTCK mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, khớp lệnh định kỳ theo từng phiên hoặc nhiều lần trong một phiên.

- Ưu, nhược điểm của loại biểu đồ này là: dễ sử dụng, tuy nhiên những TTCK phát triển thì mức độ giao động trong thời gian ngắn, với độ lệch khá cao, nếu dùng biểu đồ này thì hiệu quả không cao.

Biểu đồ dạng then chắn ( Bar chart )

- Trên TTCK hiện đại các chuyên viên phân tích thường dùng biểu đồ này vì tính ưu việt của nó đó là sự phản ánh rừ nột giỏ CK

- Loại biểu đồ này thường áp dụng phân tích trên TTCK hiện đại, khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục, đọ giao động của giá CK là tương đối lớn.

Biểu đồ dạng ống ( Candlestick chart )

- Loại biểu đồ này phản ỏnh rừ nột nhất sự biến động giỏ CK trên TTCK khớp lệnh định kỳ.

- Hai ký hiệu được sử dụng trong loại đồ thị này là :

2.4.2 Các khái niệm cơ bản Xu thế

Xu thế là một khái niệm dùng để chỉ diễn biến của một sử kiện nào đó theo một quy luật hay một chiều hướng nhất định được gọi là xu thế. Trong phân tích kỹ thuật các chuyên gia chia làm hai loại xu thế chính đó là :Xu thế giá tăng : gồm liên tiếp các đỉnh giá cao dần và đáy giá cao dần(đỉnh trước cao hơn đỉnh sau và đáy trước cao hơn đáy sau). Xu thế giá giảm : ngược lại.

Đường xu thế:

Xu thế giá tăng và xu thế giá giảm cũng được nghiên cứu dưới dạng các đường xu thế, đường xu thế có thể kéo dài nhiều năm. Qúa trình vẽ đường xu thế khá đơn giản tuy nhiên sẽ rất dễ nhầm. Điều kiện cần và đủ để có thể vẽ được đường xu thế là có hai điểm tuy nhiên người ta thường đợi cho đến khi xuất hiện đáy thứ cao hơn 2 đáy trước và xu thế đi qua 3 đáy, đường xu thế đi qua 3 đáy thường là một đường xu thế chính xác và có độ tin cậy cao.

Kênh

Kênh là khoảng giao động của giá, nếu giá giao động trong một dải thì dải đó được gọi là kênh.Giải giao động đó được xác định bởi 2 đường biên là đường xu thế và đường kênh, 2 đường nay song song với nhau. Mỗi lần giá chạm hoặc gần đến đường kênh và quay trở lại xuống đến đường xu thế là một lần kênh được kiểm tra thành công.

Kênh có thể sử dụng trong cho kiếm lời trong ngắn hạn và thậm chí

một số nhà đầu tư táo bạo sử dụng kênh để tiến hành các giao dịch ngược hướng thị trường.

Mức hoàn lại

Trong bất kỳ một một đồ thị nào ta đều thấy sau một giai đoạn giá chuyển động theo xu thế thị trường thì gái sẽ hoàn lại một chút trước khi quy trở lại chuyển động theo xu thế cũ. Những chuyển động ngược xu thế này thường có độ lớn ở vào khoảng có thể sử dụng được gọi là mức hoàn lại, mức hoàn lại trung bình vào khảng 50%. Nếu mức hoàn lại cao hơn thì khả năng sẽ xẩy ra sự đảo chiều thị trường tứ là giá sẽ chuyển động theo xu hướng ngược lại mà không theo xu thế cũ nữa.

Khung giao dịch

Thị trường có thể ở trong 3 xu thế là : xu thế tăng giá, xu thế giảm giá, xu thế giao động ngang. Có đến 1/3 thời gian giá chuyển động theo một hình mẫu “phẳng” nằm ngang gọi là khung giao dịch.Khung giao dịch là một giải nằm ngang trên đồ thị trong đó bao gồm các dao động của giá trong thời gian dài. Khung giao dịch phản ánh thời kỳ mà áp lực cung cầu tương đối cân bằng và giá duy trì ở mức cân bằng thị trường.

Hỗ trợ và kháng cự

- Mức hỗ trợ : mức giá ở đó mức cầu cho một CP là đủ để, ít nhất là làm dừng xu thế giảm giá của thị trường và cũng có thể đổi chiều xu thế đó

- Mức kháng cự : là mức giá mà ở đó lượng cung đủ để giá sẽ ngừng không tăng nữa và có thể chuyển động ngược lại đi xuống.

Điểm đột phá :

Điểm xuất hiện khi giá của thị trường dịch chuyển ra ngoài xu thế của kênh

2.4.3 Các hình mẫu kỹ thuật

Hình mẫu kỹ thuật hay còn gọi là các mô hình giá hoặc hình mẫu giá là các “bức tranh”

hay các mô hình biến động nhất định của giá xuất hiện trên đồ thị giá thị trường.Hình mẫu kỹ thuật có vai trò quan trọng trong phân tích kỹ thuật nó giải thích cho nguyên lý :

”lịch sử có thể lặp lại“. Dưới đây sẽ đề cập đến một số hình mẫu kỹ thuật cơ bản sau:

Tam giác hướng lên:

Mô hình này được coi là một dạng mô hình trung gian mang tính củng cố hay báo hiệu sự tiếp tục xu thế hiện tại của thị trường, tuy nhiên đôi khi mang tính đảo ngược, hình cần ít hơn 3 tháng để hoàn thiện và khi xuất hiện thường kèm theo sự gia tăng của khối lượng giao dịch.

Mô hình cốc- chuôi

Mô hình này xuất hiện khi thị trường đang có xu hướng lên giá và nó củng cố xu thế của thị trường.Hình mẫu kỹ thuật này gồm hại phần:

+Phần cốc:

+Phần chuôi:

Mô hình tam giác hướng xuống

Mô hình xuất hiện trong thị trường giảm giá và cũng mang tính củng cố xu thế hiện tại.Thời gian tồn tại của mô hình đó từ 1 đến 3 tháng, hai đường kháng cự và hỗ trợ có xu hướng hội tụ. Điểm khác biệt so với mô hình tam giác hướng lên là ở chỗ khối lượng giao dịch sẽ ít dần đi và càng ít khi đến gần điểm hội tụ.

Hình mẫu kỹ thuật tam giác cân

Hình mẫu này được xem xét như là hình mẫu trung gian chuyển tiếp của xu thế biến động giá CK. Tín hiệu đáng tin cậy để nhận biết ra hình mẫu này là sự xuyên chéo một trong hai đường trendline bởi đường biểu diễn sự biến động giỏ chứng khoỏn một cỏch rừ ràng

Hình mẫu cờ chữ nhật và cờ đuôi nheo

Hình mẫu cờ chữ nhật và cờ đuôi nheo là những hình mẫu thể hiện tiếp tục xu thế của thị trường trong ngắn hạn. Thông thường trước khi xẩy ra những hình mẫu kỹ thuật này thì được xác nhận bằng sự tăng hoặc giảm giá mạnh kết hợp với khối lượng giao dịch lớn

Hình mẫu hình chữ nhật

Hình mẫu này một dạng tiếp tục xu thế của thị trường, nó giống như một kênh giao dịch cho đến cuối của xu thế biến động giá. Hình mẫu này có thể diễn ra trong vài tuần hoặc vài tháng, thông thường thì thường diễn ra trong khoảng 3 tuần.

Hình mẫu hai đáy

Mô hình 2 đáy hình thành khi giá tạo thành hai điểm đáy liên tiếp trên cùng một đồ thị. Mô hình này chỉ hoàn thiện khi giá tăng vượt qua điểm bắt đầu hình thành đáy thứ hai. Mô hình 2 đáy là thời kỳ chuyển đổi xu thế giảm giá thành xu thế tăng giá, nó mang tính đảo chiều.

Hình mẫu hai đỉnh

Mô hình này hình thành khi đường biểu diễn sự biến động giá CK thành hai đỉnh trên đồ thị. Mô hình này chỉ hoàn thiện khi giá CK rơi xuống dưới mức sàn đáy của toàn mô hình. Là mô hình thể hiện sự

đảo ngược của xu hướng tăng giá chuẩn bị cho xu hướng đi xuống của xu hướng tăng giá trong hiện tại

Hình mẫu cái nêm hướng xuống

Hình mẫu kỹ thuật này là một hình mẫu dạng bullish (chỉ báo thị trường tăng giá)

Hình mẫu kỹ thuật đỉnh đầu vai

Đây là hình mẫu kỹ thuật phổ biến nhất, các nhà phân tích chuyên nghiệp thường nhận biết hình mẫu này thông qua những biến cố thực sự. Đỉnh đầu vai là hình mẫu đảo ngược xu thế thị trường, nó đánh dấu sự đảo chiều của xu thế biến động giá CK từ xu thế tăng giá chuyển thành xu thế giảm giá.

Hình mẫu kỹ thuật đáy vòng cung

Đây là xu thế đảo ngược xu thế biến động của thị trường, nó thường được sử dụng để phân tích với biểu đồ hàng tuần. Nó đại diện cho thời kỳ củng cố dài hạn trong xu thế biến động của giá chứng khoán, nó là mô hình chuyển tiếp từ một khuynh hướng giảm giá liên tục sang khuynh hướng tăng giá mạnh.

Hình mẫu kỹ thuật ba đáy

Mô hình ba đáy được xem như là mô hình cải tiến của mô hình đỉnh đầu vai, mô hình 3 đáy là mô hình dạng đảo ngược của xu thế biến động của thị trường. Mô hình này biểu diễn xu thế giảm xút trong quá trình nó trở thành xu thế tăng giá.

Hình mẫu kỹ thuật ba đỉnh

Mô hình này được coi là mô hình cải tiến của mô hình đỉnh đầu vai.

2.4.4 Một số chỉ số sử dụng trong phân tích kỹ thuật

Trong phân tích kỹ thuật sử dụng một bộ số liệu trong quá khứ để xác định xu thế biến động trên thị trường. Ngoài ra phân tích kỹ thuật còn sử dụng các chỉ số thống kê từ đồ thị để phân tích, những chỉ số đó là :

- Chỉ số trung bình trượt : - Chỉ số CCI :

- Chỉ số sức mạnh tương đối : - Chỉ số động lượng :

- Đường Bolingger Band:

- Chỉ số TRIN:

- Bộ giao động stockchastic:

- ĐườngWilliams

Những chỉ số này sẽ được nghiên cứu kỹ hơn khi chúng ta nghiên cứu các lý thuyết sau đây.

2.5. Cơ sở lý thuyết của phân tích kỹ thuật

Một phần của tài liệu những điều cần biết về Phan tich ky thuat trong chứng khoán (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w