Cơ sở thực tiễn về thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam và trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng thu ngân sách huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 50)

2.2.1 Kinh nghiệm tăng thu ngân sách ở một số nước trên thế giới 2.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung quốc

Trung Quốc là nước được đánh giá là có nền kinh tế đang chuyển đổi và đã thu được những thành tự to lớn, đồng thời Trung Quốc cũng là một nước có tỉ lệ tăng trưởng GDP trong những năm vừa qua cao nhất thế giới.

Bình quân giai đoạn 2006-2010 là 9,5%). Sự tăng trưởng này là điều kiện cho việc tăng thu ngân sách quốc gia. Trong công tác quản lý tài chính, NSNN nói chung cũng như thu NSNN đã có những chuyển biến đáng chú ý:

Trước 1980, hệ thống tài chính Trung Quốc có đặc điểm là phân cấp trong việc thu thuế và lợi nhuận cho chính quyền địa phương nhưng toàn bộ các khoản thu này lại được tập trung ở TW, sau đó được chuyển về ngân sách địa phương để chi tiêu theo Quyết định của TW. Theo cơ chế này, chính quyền cấp tỉnh, thành phố, khu tự trị (gọi tắt là tỉnh) ít có quyền hạn tự chủ trong việc phát triển kinh tế của tỉnh. Từ 1980, Trung Quốc đã chuyển sang cơ chế hợp

đồng thu ngân sách. Theo cơ chế này, mỗi cấp chính quyền đều phải hợp đồng với cấp cao hơn để xác định mục tiêu thu ngân sách. Có thể nói đây là cơ chế phân chia nguồn thu giữa các cấp chính quyền, gắn liền với lợi ích kinh tế của các cấp chính quyền trung ương và tỉnh, góp phần tích cực vào việc tận thu thuế, trang trải các khoản chi đồng thời tăng cường được việc kiểm tra, giám sát thu, chi NSNN của các địa phương, giảm gánh nặng cho NSNN.

Từ đầu năm 1994, Trung Quốc thực hiện cải cách lại hệ thống giám sát thuế quan và quản lý thu thuế của trung ương và các khoản thuế phân chia giữa trung ương và tỉnh và thực hiện mở rộng tỉ lệ phân chia đối với các khoản thuế mới . Tỉ lệ phân chia thuế VAT giữa TW và địa phương là 75- 25(%), các khoản thu mới phát sinh tăng thêm so với năm 1993 là 70 –30(%).

Cải cách các cơ quan tài chính và thuế vụ của Trung Quốc được tiến hành đồng thời với cải cách thể chế tài chính dựa trên nguyên nguyên tắc kinh tế thị trường được áp dụng rộng rãi trên thế giới và lý luận về tài chính công cộng.

Bộ tài chính và các Sở tài chính cấp tỉnh của Trung Quốc đã có những thay đổi cơ bản là chấm dứt tình trạng chỉ làm cụ thể về thu- chi giống như thủ quĩ của Chính phủ chuyển sang đóng vai trò điều tiết thu nhập, thực hiện các chính sách lớn liên quan đến toàn xã hội; thực hiện phân bổ và sử dụng vốn ngân sách theo yêu cầu của cơ chế thị trường và tập trung vào các lĩnh vực công cộng, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển văn hoá, khoa học, giáo dục, bảo hiểm, ý tế, bảo vệ môi trường; thực hiện chi ngân sách đúng pháp luật, đảm bảo tính công bằng và công khai; tuân thủ nguyên tắc tinh giản và hiệu quả cao, làm đúng trách nhiệm được giao, không làm những việc của cơ quan khác và doanh nghiệp.

Hệ thống giám sát tài chính: Trên cơ sở phân cấp tài chính, Trung Quốc thực hiện hệ thống giám sát tài chính thông qua hệ thống luật bao gồm: Hiến pháp, Luật kiểm toán Nhà nước và Quyết định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc tăng cường công tác kiểm tra giám sát dự toán TW...Đây là những yếu tố tạo nên hệ thống luật cơ bản về cơ cấu, phương thức thực hiện và giám

sát tài chính ở Trung Quốc hiện nay.

Quan hệ giữa ngân sách TW và ngân sách địa phương: Việc thi hành thể chế tài chính theo chế độ phân cấp vào năm 1994 đã xác định khuôn khổ quan hệ giữa ngân sách TW và ngân sách địa phương có đặc sắc Trung Quốc.

Theo đó, các nguồn thu của TW, địa phương, tỷ lệ điều tiết giữa các khoản thu chung của TW và địa phương được qui định rừ ràng, giỳp cho chớnh quyền địa phương các cấp chủ động trong việc cân đối ngân sách và sử dụng ngân sách. Theo Hiến pháp, Trung Quốc thực hiện qui định mỗi cấp chính quyền là một cấp dự toán ngân sách, xây dựng hệ thống tổ chức dự toán 5 cấp : TW, tỉnh (khu tự trị, thành phố trực thuộc), thành phố thuộc khu (châu tự trị), huyện (huyện tự trị, thành phố không thuộc khu, khu trực thuộc thành phố), xã(xã dân tộc, thị trấn). Cơ quan quản lý tài chính ở TW bao gồm các ngành dự toán cấp TW, cơ quan quản lý ngân sách địa phương bao gồm cấp tỉnh và dưới tỉnh. Năm ngân sách tài khoá của Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1/1 đến 31/12 hàng năm.

Đặc điểm Thu ngaan sách ở Trung Quốc:

Một là, Thống nhất chỉ đạo, phân cấp quản lý. Có nghĩa là trên cơ sở thống nhất phương châm, chính sách, chế độ và kế hoạch ngân sách của TW cho phép địa phương thực hiện đầy đủ quyền điều tiết dự toán thu chi của tỉnh và quyền quản lý tài chính của tỉnh cho thích hợp, quyền sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính, quyền thi hành những biện pháp tài chính cụ thể phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Hai là, Kết hợp chức trách với quyền lợi, có nghĩa là trên cơ sở xác định rừ quyền hạn cơ bản để định ra phạm vi và chức trỏch cụ thể.

Ba là, Quản lý theo luật, chủ yếu dựa vào Hiến pháp và Luật dự toán.

Bốn là, Hệ thống tài chính cấp tỉnh rất phức tạp: Chính quyền cấp tỉnh sử dụng đa dạng các công cụ tài chính, một số công cụ tài khoá như phân bổ thuế dựa trên sở hữu doanh nghiệp và những vùng phát triển kinh tế kém hơn,

trợ cấp đặc biệt và hỗ trợ theo ngành dọc của cấp tỉnh đến các cấp huyện, xã.

2.2.1.2 Kinh nghiệm của Cộng hoà Pháp

Kể từ năm 1982, sau khi Luật về "Quyền hạn và tính tự chủ của các cấp xã, tỉnh, vùng" ra đời đã cho phép các cấp chính quyền địa phương có tư cách pháp nhân riêng, tách biệt với tư cách pháp nhân của Nhà nước. Các chính quyền địa phương này có thẩm quyền riêng trên địa bàn của mình và tự mình điều hành một cách độc lập và không chịu sự chỉ đạo từ trên xuống của Nhà nước. Do vậy, ngân sách của Cộng hoà Pháp được phân thành 4 cấp phù hợp với cơ cấu tổ chức hành chính là: Ngân sách Nhà nước (ngân sách TW), ngân sách Vùng, ngân sách tỉnh, và ngân sách xã. Tuy các cấp ngân sách có tính độc lập tương đối nhưng về giác độ quản lý thu đều phải chấp hành một cơ chế thống nhất theo quy định của luật. Dự toán thu ngân sách sau khi đã được Nghị viện phê chuẩn được coi như một đạo Luật về ngân sách mà Chính phủ và các thành viên Chính phủ phải có trách nhiệm chấp hành.

Thực hiện nghiệp vụ thu không chỉ đòi hỏi sự can thiệp của hai chức năng chính: Người chuẩn thu (ở Pháp gọi chung cho cả hai chức năng thu và chi là “người chuẩn chi” nhưng trong luận văn xin gọi là “người chuẩn thu”

để tiện theo dừi) và Kế toỏn viờn theo những qui trỡnh do phỏp luật qui định.

Người chuẩn thu chính là các Bộ trưởng đối với NSNN, cục, vụ trưởng của các cơ quan đối với phụ lục ngân sách, giám đốc các cơ sở đối với ngân sách của các cơ sở công cộng. Người chuẩn thu thứ cấp: là các nhân viên hành chính đương nhiệm tại đơn vị lãnh thổ đã được xác định. Người chuẩn chi chính sẽ ủy quyền cho các nhân viên này trong khuôn khổ quản lý phân cấp giữa các cấp chính quyền. Các nhân viên kế toán công: không chỉ có chức năng chính là công chức chuyên đảm nhiệm công việc kế toán mà còn can thiệp vào quá trình thực hiện ngân sách như điều hành quĩ công với trách nhiệm cá nhân rất nặng nề.

Những qui trình về thu ngân sách chủ yếu được nêu trong Nghị định

ngày 29/12/1962 (gắn chặt với khuôn khổ luật pháp trong lĩnh vực ngân sách đó là Luật Ngân sách trước đây ra ngày 2/1/1959) vốn còn nhiều bất cập trong quản lý tài chính công. Khuôn khổ luật pháp mới với việc thông qua Luật NSNN ngày 1/8/2001 hướng tới kết quả thu được và các chi phí bỏ ra (Điều 54 Luật Ngõn sỏch mới). Đõy là một định hướng rừ rệt hướng tới mục tiờu hiệu quả trong quản lý tài chính công của Cộng hòa Pháp.

Qui trình chung về thu NSNN: Giai đoạn thực hiện trên bình diện hành chính là giai đoạn trong đó tiến hành các nghiệp vụ cần thiết để thu các khoản thu sau này. Điều này đỏi hỏi phải ghi thu và xác định khoản phải thu về cả số lượng và tổng số. Về nguyên tắc: Toàn bộ giai đoạn thực hiện trên bình diện hành chính thường được quy cho thuộc thẩm quyền của nhà chuẩn thu. Tuy nhiên chỉ có nghiệp vụ ra lệnh thu là thuộc thẩm quyền riêng của các nhà chuẩn thu. Các nghiệp vụ ghi thu và xác định khoản phải thu có thể được các công chức Nhà nước không có tư cách là người chuẩn thu thực hiện (ví dụ : Thuế có thể được công chức Tổng cục Thuế tính thuế suất và mức thuế phải thu.

- Lập số thu: Những người chuẩn thu chỉ có thẩm quyền hạn chế đối với nghiệp vụ thu được dự toán trong quyết định phê chuẩn ngân sách, tạo một nghĩa vụ thực hiện thuần tuý, nghiệp vụ thu phải được lập theo những nguyên tắc và số thu theo qui định để có thể yêu cầu những người mắc nợ phải nộp.

Việc lập số thu bao gồm hai nghiệp vụ: Ghi khoản phải thu và xác định khoản thu. Ghi khoản phải thu là một nghiệp vụ tiên quyết và căn bản, qua đó khoản phải thu được ghi về mặt nguyên tắc: nghiệp vụ ghi thu hoặc tính mức thuế nhằm xác định về mặt luật pháp và vật chất căn cứ tính thuế. Xác định khoản thu là một bước tiếp nối logic của nghiệp vụ ghi khoản phải thu, nghiệp vụ này nhằm để xác định số thu; về phương diện thuế, xác định khoản thu bao gồm việc tính số thuế phải nộp tương ứng với cơ sở tính thuế, cơ sở này có thể là một biểu thuế suất (thuế thu nhập đối với các thể nhân) hoặc một bảng thuế.

- Chấp hành thu NSNN: Qui trình thực hiện thu ngân sách theo qui định chung được tổ chức xoay quanh việc chia nghiệp vụ này thành ba giai đoạn liên tiếp, hai giai đoạn đầu thuộc trách nhiệm của Người chuẩn thu. Giai đoạn thứ ba thuộc thẩm quyền riêng của Kế toán viên. Ngoài ra, đối với một số nghiệp vụ hoặc dịch vụ đặc biệt có thể có những ngoại lệ.

- Tổ chức hành thu: Theo luật kế toán công, các khoản thu khi đã được ghi và được xác định thì phải được ghi vào lệnh thu, trừ một số trường hợp ngoại lệ, chỉ những người chuẩn thu mới có quyền thực hiện việc này. Tuỳ theo từng khoản thu mà lệnh thu có các dạng khác nhau (đối với các khoản thuế trực thu, đó có thể là các danh sách những người đóng thuế trong đó ghi chi tiết số thuế phải đóng cho từng người đối với các khoản thuế gián thu và các sản phẩm thuộc quyền sở hữu của Nhà nước; đó là thông báo thu, đối với các khoản thu không mang tính chất thuế gián thu và các sản phẩm thuộc quyền sở hữu của Nhà nước; đối với các khoản thu không mang tính chất thuế đó là các lệnh thu). Bản thân các lệnh thu là phải được chấp hành (đó là trường hợp đối với các khoản thu thuế) hoặc có thể được chấp hành (đối với các khoản thu ngoài thuế).

Giai đoạn thực thi mang tính kế toán: Giai đoạn này bắt đầu ngay từ khi kế toán viên chịu trách nhiệm đưa vào các định khoản của mình lệnh thu do người chuẩn thu đưa ra. Trước khi bắt đầu giai đoạn nhập quĩ, kế toán viên phải thực hiện một số kiểm tra. Kế toán viên phải kiểm tra văn bản phê chuẩn thu cũng như kiểm tra tính hợp thức của các khoản giảm trừ và huỷ bỏ thu.

Việc kiểm tra nhằm đảm bảo văn bản phê chuẩn thu là hoàn toàn hợp thức;

chẳng hạn nó kiểm tra việc thu các khoản thuế và có tính chất thuế đã được dự toán ngân sách năm cho phép. Trong trường hợp (ngoại lệ và ít có khả năng xảy ra) khoản thu này chưa được phê chuẩn, nếu vẫn thực hiện thu thì kế toán viên phải chịu trách nhiệm và việc thu các khoản này sẽ bị huỷ bỏ.

Khi các nghiệp vụ kiểm tra đã hoàn tất, tiếp theo kế toán viên phải theo dừi để việc thu cỏc khoản thu được thực hiện đỳng thời hạn, kế toỏn viờn này cần thực hiện tất cả các công việc cần thiết, nhất là sử dụng tất cả các phương tiện thu hồi thuộc thẩm quyền của mình.

Tổ chức hành thu chính là khâu tập trung trách nhiệm của các kế toán viên. Khi kết thúc năm ngân sách hoặc khi các thời hạn theo qui định kết thúc, các kế toán viên có nghĩa vụ giải trình việc thực hiện thu các khoản tiền phải thu. Người ta nhận thấy ở đây thời hạn qui định của các khoản phải thu không phải là một lý do miễn giảm trách nhiệm của kế toán viên (trừ phi thời hạn này nảy sinh trước khi nhân viên kế toán rời nhiệm sở). Các kế toán viên có trách nhiệm thu hồi các khoản phải thu đó. Nếu không hoàn tất nghĩa vụ này, chính kế toán viên phải có trách nhiệm đối với khoản tiền phải thu mà không thu được và vẫn trong thời hạn qui định.

- Các trường hợp ngoại lệ: Do bản chất của các khoản thu hoặc có thể do các thủ tục của việc lập số thu; Đó là các khoản thu mang tính tạm thời (các khoản tiền tạm ứng, tiền trả trước một phần cho công trình), các khoản thu này có thể được nhập quĩ mà không có sự xác định trước, việc xác định các khoản thu chỉ được thực hiện sau, hoặc các khoản thu gọi là thu ngay, được khai báo và lập trực tiếp bởi người nợ, và được nhập quĩ bởi kế toán viên mà không cần đến lệnh thu (đó thường là trường hợp của thuế doanh thu, thuế doanh nghiệp, thuế trước bạ) hoặc chỉ một người sẽ đảm nhiệm quản lý thu dưới sự giám sát của kế toán viên: ghi nhận số thu, xác định số thu và thu hồi nhẳm giảm bớt các bất tiện của thủ tục thực thi ngân sách trong một số cơ quan hành chính có thu (giáo dục, viện bảo tàng).

Chính sách thuế của Pháp được xây dựng theo nguyên tắc Hiến định gồm: Nguyên tắc luật định của thuế, nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt, nguyên tắc tự do, nguyên tắc sự cần thiết của thuế, nguyên tắc niên độ;

nguyên tắc đóng góp toàn dân của thuế, nguyên tắc đánh thuế theo khả năng nộp thuế và những nguyên tắc không có tính hiến định như: Nguyên tắc lãnh thổ, nguyên tắc bất hồi tố của luật thuế, nguyên tắc tranh tụng. Đối với các khoản thu ngoài thuế, dự toán ngân sách ban đầu được Quốc hội thông qua ít có tính ràng buộc hơn (đó là những khoản như phí, lệ phí, khoản thu từ dịch vụ, tiền phạt, từ tài sản công, hoạt động khai thác công nghiệp, thương mại).

Đối với các khoản thu này sự cho phép cuả Quốc hội chủ yếu mang tính hình thức, Chính phủ vẫn có thể thay đổi các khoản thu có liên quan.

2.2.1.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc là một nước nghèo khoáng sản, chỉ có một ít than mỡ và quặng. Trên 70% diện tích tự nhiên là rừng núi, tiềm năng về nông nghiệp không có gì đặc biệt. Với diện tích 990.000km, nằm ở phía Đông Bắc, giáp biển Thái Bình Dương. Lợi thế duy nhất của Hàn Quốc là có một vị trí thuận lợi cho giao thông quốc tế và phát triển du lịch. Với dân số là 48,2 triệu người, Hàn Quốc là một trong các quốc gia đông dân nhất của các nước NICs.

Do lịch sử để lại, những năm giữa thế kỷ 20, nước này bị chia cắt thành Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc. Kế hoạch phát triển kinh tế của Hàn Quốc lần thứ nhất 1961-1965 đã lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. 1966-1971 là chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, năm 1972-1976: chiến lược sản xuất các loại hàng thâm dụng tư bản như công nghiệp nặng, công nghiệp hoá chất. Bước sang những năm 1980 Hàn Quốc chuyển sang sản xuất những sản phẩm có kỹ thuật cao, từ 1982-1986 các kế hoạch phát triển đều được xem xét ở 2 nội dung chính là kinh tế và xã hội. Năm 1991 thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc là 6.690 USD/1 người, đến 1997 đã đạt 11.390USD/1 người. Do khủng hoảng của tài chính, tiền tệ thu nhập bình quân đầu người có giảm, nhưng đến 2000 vẫn giữ ở mức 8.910 USD/1 người/1 năm. Ngày nay, Hàn Quốc đang nổi lên như một Quốc gia phát triển vào hãng ngũ mạnh nhất. Năm 1996 Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng thu ngân sách huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w