Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng thu ngân sách của huyện Thuận Thành

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng thu ngân sách huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 109)

Phần IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

9. Thuế thu nhập cá nhân 138.40 809 111.04 (Nguồn: báo cáo quyết toán thu ngân sách hàng năm của huyện Thuận Thành)

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng thu ngân sách của huyện Thuận Thành

4.2.1 Yếu tố cơ chế, chính sách

Cơ chế chính sách (bao gồm hệ thống thuế, các quy định về tổ chức bộ máy thực hiện công tác thu, quy định liên quan đến lĩnh vực thu...). Về cơ bản, pháp luật, luật thuế là những lĩnh vực thuộc thẩm quyền nhà nước, huyện không can thiệp được. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, huyện cần chủ động trong phân cấp quản lý nguồn thu. Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi là vấn đề trọng tâm của cơ chế phân cấp quản lý ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. Trên cơ sở đó, huyện cần đẩy mạnh phân cấp nguồn thu theo hướng. Các khoản thu mỗi cấp hưởng 100% phải được coi là nguồn thu chủ yếu của các cấp ngân sách. Vì vậy, cần phân cấp mạnh hơn về nguồn thu này cho ngân sách các cấp xã để khuyến khích chính quyền các cấp làm chủ ngân sách cấp mình. Nhân tố này có những thay đổi là nguyên nhân gây nên sự biến động lớn tới thu ngân sách của huyện trong thời gian qua và có xu hướng ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ để huy động nguồn tài chính hiệu quả, cũng như là căn cứ triển khai công tác thu.

Chớnh sỏch thuế cũng ngày càng trở nờn rừ ràng, đơn giản, hệ thống chính sách thuế - phí đã đề cao trách nhiệm của đối tượng nộp thuế, mạnh dạn phân cấp cho cơ quan quản lý thu, sửa đổi nhiều thủ tục, quy trình, bãi bỏ và giảm nhiều mức thu phí. Kỷ cương, trật tự trong quản lý phí lệ phí được lập lại, giảm bớt chi phí đầu vào cho sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế, từ đó góp phần nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai.

Số liệu điều tra cho thấy, đa số ý kiến của cán bộ thuế đánh giá chính sách của nhà nước phù hợp và đã tạo điều kiện để nuôi dưỡng nguồn thu, tuy nhiên vẫn còn một phần lớn các ý kiến đánh các chính sách của nhà nước trong lĩnh vực thu ngân sách hiện nay vân chưa kịp thời, chưa có tính ổn định

và chưa cụ thể rừ ràng. Cụ thể: cú 83,33% ý kiến đỏnh giỏ chinh sỏch của nhà nước phù hợp, 66,67% ý kiến đánh giá chính sách thu chưa có hướng dẫn cụ thể, rừ ràng, 58,33% ý kiến đỏnh giỏ chớnh sỏch chưa kịp thời và 41,67% ý kiến đánh giá chính sách thu chưa bao quát hết các nguồn thu…

Bảng 4.9: Ý kiến đánh giá của cán bộ thu ngân sách về các chính sách

Chỉ tiêu đánh giá

Số ý kiến

(người)

Tỷ lệ đánh giá

(%)

Chính sách phù hợp 10 83,33

Chính sách kịp thời 7 58,33

Chính sách có tính ổn đinh 5 41,67

Chớnh sỏch cú hướng dẫn cụ thể, rừ ràng 8 66,67

Chính sách đã bao quát được hết các nguồn thu 7 58,33 Chính sách đã tạo điều kiện để nuôi dưỡng nguồn

thu 12 100,00

(Nguồn: số liệu điều tra, 2014) Cơ chế thanh tra, kiểm tra cũng được huyện quan tâm chú trọng. Huyện áp dụng phương pháp ủy nhiệm thu, phân cấp nguồn thu; cơ chế tự khai, tự nộp thuế được thí điểm mạnh mẽ, cũng như tích cực khuyến khích các doanh nghiệp tự kê khai và nộp thuế. Nhờ đó, cơ quan thuế đã có đủ thời gian, năng lực để thực hiện tốt công tác thanh tra kiểm tra, khai thác, truy thu.

4.2.2 Yếu tố tăng trưởng kinh tế

Yếu tố tác động đến kết quả thu ngân sách giai đoạn qua là tình hình phát triển kinh tế huyện, trong giai đoạn từ 2011 -2013 kinh tế thế giới nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng cũng như kinh tế của huyện Thuận Thành chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế dẫn tới tình hình kinh tế xã hội của huyện có dấu hiệu đi xuống, điều này đã dẫn tới nguồn thu ngân sách của huyện cũng giảm theo. Qua kết quả nghiên cứu ta thấy được tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Thuận Thành so với tốc độ tăng thu NSNN dưới đây.

Bảng 4.10: Tổng hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2014

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 17,52 15,63 15,02

Tốc độ tăng thu ngân sách 12,39 -17,41 -18,08

(Nguồn: UBND huyện Thuận Thành, 2011, 2012, 2013, 2014)

Biểu đồ 4.3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn huyện Thuận Thành qua các năm

Thu ngân sách như bức tranh phản ánh sự phát triển của kinh tế huyện, sự biến động của các thành phần kinh tế, các sự kiện kinh tế, của giá cả đều được phản ánh vào kết quả thu ngân sách. Tuy nhiên do sự tác động của nhiều nhân tố khác, đặc biệt là cơ chế, chính sách thu, và thực hiện thu nên sự tương quan giữa phát triển kinh tế huyện và tăng thu NSNN trên địa bàn không thật sự đồng nhất. Dù vậy, nền kinh tế chính là nguồn thu của ngân sách, sự phát triển kinh tế ở tốc độ cao sẽ đã tạo tiềm năng thu lớn, là điều kiện thuận lợi phát triển nguồn thu cho ngân sách nhà nước trên địa bàn.

4.2.3 Yếu tố tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện thu của huyện đã mang lại hiệu quả khá tốt, số thu hoàn thành và vượt mức dự toán, đạt tốc độ tăng cao. Mặc dù vậy, công tác tổ chức thu vẫn còn nhiều bất cập và là nguyên nhân gây ra tình trạng thất thu thuế, trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế khá phổ biến. Đánh giá nhân tố tổ chức thực hiện thu, có thể xem xét trên các nhóm khía cạnh sau đây:

- Về bộ máy quản lý tổ chức thực hiện thu, về tính gọn nhẹ và hợp lý của nó. Đầu tiên phải khẳng định bộ máy tổ chức thu NSNN là một bộ máy tổ chức có khoa học, gồm nhiều cấp, nhiều cơ quan chuyên môn. Là sự thống nhất từ chính quyền huyện đến các xã, thị trấn. Đồng thời là sự kết hợp của các cơ quan chuyên môn như kho bạc, Chi cục thuế, các phòng ban của huyện,… Cũng ảnh hưởng đến công tác hành thu.

Thủ tục hành chính còn rườm rà sẽ làm giảm tính hiệu quả công tác thu. Mặc dù vậy, những năm qua cùng với phong trào trong cả nước, huyện đã có nhiều nỗ lực cải cách hành chính đáng khích lệ theo hướng “một cửa”

đã tạo ra những động lực tích cực trong việc tăng thu ngân sách trên địa bàn.

Tuy nhiên qua đánh giá của người nộp ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cho thấy có 22,5% ý kiến đánh giá thủ tục hành chính trong thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước hiện nay vẫn còn phức tạp. Do đó trong thời gian tới để tăng thu ngân sách cần tiếp tực cải cách thủ tục hành chính trong công tác thu ngân sách.

Biểu đồ 4.4: Ý kiến đánh giá của người nộp ngân sách về thủ tục nộp ngân sách

Huyện đã khắc phục được tình trạng người làm ra nguồn thu lại không được hưởng, không quan tâm đến công tác thu. Huyện đã khuyến khích được chính quyền xã, thị trấn quan tâm, nuôi dưỡng, khai thác tốt nguồn thu.

Đồng thời nhiều khoản thu do gắn với đặc điểm địa phương sau khi được phân cấp đã đạt kết quả tốt. Điển hình là thu từ khu vực ngoài quốc doanh đã đạt mức tăng trưởng cao nhờ chính quyền cấp xã, thị trấn đã kịp thời theo sát hơn tình hình sản xuất thực tế của các DN.

- Về tính hiệu quả của bộ máy hành thu. Những năm qua, mặc dù rất nỗ lực, huyện vẫn phải đối diện với một thực tế là nạn trốn thuế và gian lận thương mại còn khá phổ biến, gây thất thu cho NSNN. Thủ đoạn gian lận thì ngày càng tinh vi. Các hình thức trốn thuế là rất đa dạng và trong công tác hành thu còn nhiều hạn chế chưa theo kịp thực tiễn. Gian lận thuế VAT do trong quy trình tự kê khai, tự tính thuế còn có những kẽ hở, cơ chế quản lý hóa đơn chưa chặt chẽ. Chưa quản lý được hiện tượng mua bán hóa đơn của những “công ty ma”, cơ chế thông thoáng của Luật Doanh nghiệp không được quản lý một cách hiệu quả dẫn đến nhiều công ty thành lập chỉ để bán hóa

đơn, sau đó giải thể trốn tránh pháp luật. không kiểm soát được giao dịch phi hóa đơn trên thị trường, gây thất thoát thuế GTGT. Công tác hành thu thuế yếu kém ở nhiều khâu dẫn tới thất thoát ngân sách nhà nước khi thực hiện hoàn thuế GTGT...

4.2.4 Yếu tố nguồn nhân lực phục vụ cho công tác thu ngân sách

Năng lực của cán bộ thuế có ảnh hưởng rất lớn tới công tác thu thuế bởi lẽ những cán bộ thuế có năng lực, trình độ chuyên môn cao sẽ làm việc hiệu quả hơn cán bộ có trình độ thấp, ngoài ra khả năng nhìn nhận sự việc và giải quyết công việc của họ cũng dễ dàng hơn. Họ có kinh nghiệm trong công tác thanh, kiểm tra tình hình thu thuế nên hạn chế được tình trạng thất thu thuế.

Ngành thuế Bắc Ninh nguồn nhân lực còn thiếu về số lượng, chất lượng còn hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ. Một bộ phận cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi chính sách thuế, kỹ năng quản lý chuyên sâu còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thuế. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ trong một số trường hợp còn chưa công tâm, khách quan giữa quyền lợi nhà nước với quyền lợi của người nộp thuế, chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người nộp thuế trong việc thực thi pháp luật thuế.

Qua bảng trên ta thấy đại đa số người nộp ngân sách cơ bản đều đánh giá cao năng lực trình độ của cán bộ thuế huyện Thuận Thành. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp hạn chế được tình trạng thất thu ngân sách vì các đối tượng nộp ngân sách tin tưởng vào các cán bộ thuế thì họ sẽ nghe theo sự chỉ đạo của cán bộ thuế về đường lối chính sách thuế từ đó mà người nộp thuế hiểu và tuân thủ nghĩa vụ thuế của đơn vị mình. Mặt khác cán bộ thuế được trang bị kiến thức kỹ năng tốt sẽ có bản lĩnh vượt qua được những cán dỗ, họ làm việc công tâm và có trách nhiệm hơn, đối lập là những cán bộ trình độ thấp thường ỉ lại, làm việc kém hiểu quả tạo kẽ hở cho các đối tượng có thể trốn thuế. Cụ thể, có 87,5% người nộp ngân sách đánh giá trình độ năng lực

cán bộ thuế tốt, 72% ý kiến đánh giá nghiệp vụ chuyên môn cán bộ thuế tốt, tuy nhiên vẫn còn 22,5% ý kiến đánh giá của người nộp ngân sách cho rằng nghiệp vụ chuyên môn thuế còn kém và 25% ý kiến đánh giá cán bộ thực hiện thu ngân sách có thái độ hoạch sách, phiền hà đối với người nộp ngân sách.

Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục nâng cao trình độ, nhắc nhở các cán bộ có thái độ làm việc chưa đúng đối với người nộp ngân sách để chống thất thu thuế và tăng nguồn thu cho ngân sách trên địa bàn.

Bảng 4.11: Đánh giá của người nộp ngân sách về cán bộ thực hiện thu ngân sách

Chỉ tiêu Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%) 1. Trình độ năng lực cán bộ thuế

- Tốt 35 87,50

- Bình thường 2 5,00

- Kém 3 7,50

2. Nghiệp vụ chuyên môn

- Tốt 29 72,50

- Bình thường 2 5,00

- Kém 9 22,50

4. Thái độ phục vụ cán bộ thu

- Nhiệt tình chu đáo 24 60,00

- Bình thường 6 15,00

- Hạch sách, phiền hà 10 25,00

(Nguồn: số liệu điều tra, 2014) 4.2.5 Yếu tố trang thiết bị phục vụ công tác thu ngân sách

Vấn đề kỹ thuật, công nghệ, phương tiện thông tin… phục vụ cho công tác thu là hết sức quan trọng. Thu NSNN là một lĩnh vực quản lý hết sức phức tạp, lại phải đối diện với những đối tượng hoạt động kinh tế nhạy bén, có trình độ tiếp thu công nghệ cao, mánh khóe gian lận được ngụy trang bằng khoa học công nghệ và nhiều thủ đoạn tinh vi khác. Trong quá trình tác nghiệp các cơ quan chức năng cần phải đổi mới không ngừng, nâng cao trình độ quản lý.

Huyện đã được trang bị các thiết bị. Nhưng nhìn chung, trong thời gian qua, về công nghệ trong quản lý thực hiện thu ngân sách còn chưa đáp ứng yêu cầu. Thường xuyên các cơ quan chuyên môn không có đủ phương tiện để nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động kinh doanh của các đối tượng nộp NSNN. Qua điều tra khảo sát cho thấy, có 66,67% ý kiến đánh cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ, còn 33,33% ý kiến đánh giá cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ công việc, có 58,335 ý kiến đánh giá trang thiết bị hiện đại và đầy đủ và chỉ có 50% ý kiến đánh giá cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác thu ngân sách được bổ sung thường xuyên.

Bảng 4.12: Ý kiến đánh giá của cán bộ thuế về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác quản thu ngân sách

Chỉ tiêu đánh giá Số ý kiến (người)

Tỷ lệ đánh giá (%)

CSVC đáp ứng được yêu cầu công việc 8 66,67

Trang thiết bị đầy đủ 7 58,33

Các thiết bị hiện đại 7 58,33

Các thiết bị được bổ sung thường xuyên 6 50,00

(Nguồn: số liệu điều tra, 2014) Ngoài ra bản thân sự trao đổi thông tin của các cơ quan thuế với nhau, và với cộng đồng còn yếu kém. Do vậy, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp tác nghiệp còn nhiều hạn chế.

4.2.6 Yếu tố thuộc về người nộp ngân sách

Ý thức chấp hành của người nộp ngân sách có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Trên địa bàn huyện hiện nay có nhiều đơn vị tham gia sản xuất, kinh doanh,... với rất nhiều quy mô khác nhau. Song, ý thức chấp hành của người nộp thuế chưa cao đã ảnh hưởng tới việc thực thi chính sách. Nhiều đơn vị kinh doanh sản xuất vì thiếu hiểu biết trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước nhưng cũng có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,

doanh nghiệp tư nhân lợi dụng kẽ hở của chính sách, sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan Nhà nước để cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp NSNN điều này dẫn tới thất thu ngân sách nhà nước.

Qua điều tra khảo sát cho thấy vẫn còn 40% người nộp thuế chưa hiểu đầy đủ về nghĩa vụ và thủ tục trong việc thực hiện nộp ngân sách nhà nước.

Số liệu điều tra khoả sát cũng cho thấy, kênh thông tin cung cấp cho người dân về nghĩa vụ thực hiện nộp ngân sách nhà nước chủ yếu và giữ vai trò quan trọng là từ các đợt tổ chức tuyên truyền của cơ quan thuế cũng như từ các phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể, có 90% người nộp nghĩa vụ ngân sách được phỏng vấn cho biết họ nắm được thông tin về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước từ cơ quan thuế, 72,5% người nộp ngân sách hiểu được thông tin về nghĩa vụ nộp ngân sách từ các phương tiện thông tin đại chúng…Do đó, để tăng thu ngân sách trên địa bàn huyện trong thời gian tới cần nâng cao hiểu biết của người dân về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước thông qua tăng cường công tác tuyên truyền về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước dưới mọi hình thức trong đó chú trọng tuyên truyền trên hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng.

Bảng 4.13: Hiểu biết của người nộp ngân sách nhà nước về nghĩa vụ nộp ngân sách

Chỉ tiêu Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%) 1. Hiểu biết về nghĩa vụ nộp ngân sách

- Hiểu đầy đủ 24 60,00

- Hiểu chưa đầy đủ 16 40,00

2. Nguồn cung cấp thông tin

- Phương tiện truyền thôn 29 72,50

- Cơ quan thuế 36 90,00

- Tổ chức tư vấn 3 7,50

- Đối tượng khác 22 55,00

(Nguồn: số liệu điều tra, 2014) 4.3 Giải pháp nhằm tăng thu ngân sách nhà nước huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

4.3.1 Căn cứ đưa ra giải pháp

4.3.1.1 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Huyện

Bản quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Huyện là căn cứ quan trọng của giải pháp thu ngân sách. Căn cứ vào Quy hoạch, mới có thể đưa ra dự báo về nguồn thu và nhu cầu chi tiêu của ngân sách Huyện trong thời gian dài (thông thường là 5 năm và định hướng 10 năm). Trong Quy hoạch, sẽ cho dự báo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, xu hướng phát triển kinh tế thay đổi sẽ kéo theo xu hướng thay đổi nguồn thu. Theo quy hoạch Huyện Thuận Thành có quy hoạch đến 2020 định hướng 2030 với sự dịch chuyển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – TTCN và Dịch vụ thương mại, như vậy các nguồn thu từ lĩnh vực công nghiệp – TTCN và Dịch vụ thương mại sẽ có tỷ lệ tăng dần kèm theo nhu cầu chi tiêu cho phát triển công nghiệp – TTCN và Dịch vụ thương mại cũng tăng theo. Từ đó giải pháp thu ngân sách sẽ hình thành dựa vào xu hướng này.

Quy hoạch là những dự định, để biến những dự định ấy thành hiện thực như mong muốn đòi hỏi ý chí chính trị, quyết tâm của Đảng bộ huyện và toàn thể các thành phần kinh tế. Trong đó Đảng bộ, chính quyền trong huyện cần

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng thu ngân sách huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w