B. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ CHO SẢN PHẨM NƯỚC TĂNG LỰC NUMBER ONE CỦA TẬP ĐOÀN TÂN HIỆP PHÁT
III. Phân tích quá trình sản xuất nước tăng lực Number One
1. Kiểm soát số lượng sản phẩm lỗi
1.1. Công tác kiểm soát và đảm bảo chất lượng
Hoạt động kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng của công ty dựa vào các thủ tục sau:
Đối với đầu vào: Tất cả các nguyên liệu, vật tư, thiết bị mua vào đều phải được tuân thủ theo thủ tục mua hàng. Các nguyên liệu, thiết bị này đều phải được kiểm tra theo theo quy cách đã đăng ký, chỉ đưa vào sản xuất nếu phù hợp.
Đối với quá trình sản xuất: Việc kiểm soát chất lượng được thực hiện theo quá trình. Công nhân có nhiệm vụ kiểm tra sản phẩm trước khi đưa vào xử lý. Ngoài ra, nhằm đảm bảo tuân thủ các thủ tục đề ra, người phụ trách ISO có trách nhiệm lập kế hoạch và kiểm tra việc tuân thủ các thủ tục của các bộ phận nhằm phát hiện các vi phạm hoặc các điểm không phù hợp của các thủ tục hay hướng dẫn.
Đối với sản phẩm hoàn tất: Các yêu cầu đối với sản phẩm hoàn tất được thể hiện trong “tiêu chuẩn kiểm tra hàng thành phẩm” cùng với sản phẩm mẫu.
Đối với sản phẩm không phù hợp: được kiểm soát theo “thủ tục kiểm soát
1.2. Thực trạng áp dụng công cụ thống kê đối với sản phẩm nước tăng lực Number One:
Việc áp dụng các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng và vấn đề được Tân Hiệp Phát chú trọng. Tuy nhiên do các hoạt động của công ty không cần sử dụng hết cả 7 công cụ thống kê nên công ty chỉ chú trọng áp dụng một số công cụ sau để xác định các khuyết tật, các loại lỗi cần giải quyết.
1.2.1 Thu thập số liệu
Biểu đồ này cho thấy sự biến động của quá trình sản xuất trong một thời gian nhất định, là một loại biểu đồ được sử dụng để dự đoán, đánh giá sự ổn định quá trình.
STT Ngày
Sản lượng/
ngày
Số lượng
SP lỗi Tỷ lệ % Tỷ lệ % TB
1 1/9 356400 1640 0.0047 0.005
2 3/9 333000 1699 0.0051 0.005
3 4/9 369000 1771 0.0048 0.005
5 5/9 334800 1706 0.0051 0.005
4 6/9 374400 2131 0.0057 0.005
6 7/9 342000 1642 0.0048 0.005
7 8/9 378000 1928 0.0051 0.005
8 10/9 374400 1723 0.0047 0.005
9 11/9 345600 1832 0.0053 0.005
10 12/9 351000 1791 0.0051 0.005
11 13/9 356400 1700 0.0048 0.005
12 14/9 387000 1818 0.0047 0.005
13 15/9 369000 1771 0.0048 0.005
14 17/9 354600 1809 0.0051 0.005
15 18/9 345600 1919 0.0056 0.005
16 19/9 392400 1883 0.0048 0.005
17 20/9 349200 1643 0.0047 0.005
18 21/9 370800 1892 0.0051 0.005
19 22/9 343800 1582 0.0047 0.005
20 24/9 352800 1694 0.0048 0.005
21 25/9 363600 1854 0.0051 0.005
22 26/9 340200 1904 0.0056 0.005
23 27/9 354600 1703 0.0048 0.005
24 28/9 363600 1672 0.0047 0.005
25 29/9 336600 1649 0.0049 0.005
Tổng cộng 8938800 44356
Tỷ lệ phế phẩm hiện tại 0.005
Số lượng sản phẩm bị lỗi trong tháng 9/2009
Dựa vào chỉ số đo chất lượng của sản phẩm là dạng thuộc tính, đặc tính của sản phẩm là dạng phế phẩm, cỡ mẫu khi nghiên cứu thay đổi nên sẽ sử dụng biểu đồ kiểm soát dạng P.
Dựa vào việc lấy mẫu 25 lần liên tục của phân xưởng, từ ngày 1/9/2009 đến ngày 30/9/2009, tất cả các sản phẩm lỗi bị loại bỏ để xử lý làm lại đều được ghi nhận theo từng ngày. Bằng cách lấy mẫu như vậy sẽ đảm bảo mức độ tin cậy và tính chính xác cao của mẫu.
1.2.2 Biểu đồ kiểm soát
Biểu đồ kiểm soát là một trong những công cụ để kiểm soát quá trình, là một loại đồ thị để nhận thấy kết quả của mẫu đo nằm bên trong hay bên ngoài giới hạn kiểm soát theo thống kê.
Sản phẩm nước tăng lực Number One là dạng thực phẩm tiêu dùng, do đó chất lượng sản phẩm đóng một vai trò hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm Number One được hiểu ở đây là chất lượng về màu, mùi thơm, vị, vỏ bề ngoài…
Vì chỉ số đo chất lượng của sản phẩm là dạng thuộc tính, đặc tính sản phẩm là dạng phế phẩm, cỡ mẫu khi nghiên cứu thay đổi nên sẽ sử dụng biểu đồ kiểm soát dạng P để phân tích và đánh giá quá trình sản xuất nước tăng lực Number One.
Dựa vào kết quả của việc nghiên cứu và lấy mẫu 25 lần liên tục của dây chuyền sản xuất, từ ngày 01/09/2009 đến 30/09/2009, tất cả số sản phẩm bị loại bỏ ra khỏi dây chuyền đều được ghi nhận theo từng ngày. Bằng cách lấy mẫu như vậy thì sẽ đảm bảo được mức độ tin cậy cao và tính chính xác của mẫu.
Khi sử dụng biểu đồ kiểm soát dạng P cần phải tính toán các thông số sau:
Độ lệch chuẩn:
Giới hạn trên và giới hạn dưới:
UCL (p) = p + 3σ LCL (p) = p – 3σ
Việc tớnh toỏn cỏc thụng số này giỳp cho việc kiểm soỏt quỏ trỡnh trở nờn rừ ràng và dễ nhận biết. Các thông số của quá trình sản xuất nước tăng lực Number One được tính toán cụ thể như sau:
Đường trung tâm: Đường trung tâm là đường thể hiện số lượng phế phẩm trung bình của quá trình sản xuất. Vì vậy thông số p được tính toán dựa vào hai chỉ số là “Số lượng SP khuyết tật” và “Sản lượng/ngày”.
Độ lệch chuẩn:
Giới hạn trên và giới hạn dưới: UCL(p) = 0.005 + 3 * 0.00012 = 0.00536
LCL(p) = 0.005 - 3 * 0.00012 = 0.00464 Vậy với ba thông số chính là đường trung tâm (=0.005), đường giới hạn trên (UCL=0.00536) và đường giới hạn dưới (LCL=0.00464) biểu đồ kiểm soát được vẽ như sau:
tra kieồm được phaồm sản
soá Toồng
phaồm pheá
soá Toồng
= p
( )
n p p −
= 1
σ
005 . 8938800 0
44356 =
= p
00012 . 25 0
/ 8938800
) 005 . 0 1 ( 005 .
0 − =
σ =
p
Biểu đồ kiểm soát tỷ lệ sản phẩm lỗi của Number One
Đồ thị hình trên cho thấy quá trình sản xuất nước tăng lực Number One hiện đang ở trong tình trạng không ổn định, đường trung bình của quá trình là 0.005 tương ứng với 0.5% sản phẩm khuyết tật, cao hơn mức quy định là 0.2%. Đồ thị còn cho thấy có ba điểm vượt khỏi giới hạn kiểm soát.
Biểu đồ kiểm soát tỷ lệ sản phẩm lỗi sau khi sửa đổi
Để kiểm soát được quá trình, giảm tỷ lệ phế phẩm và thay đổi giá trị trung bình
của quá trình, ta phải tìm ra các nguyên nhân không ngẫu nhiên gây ra sự khác biệt lớn trong sản phẩm bằng cách thống kê và phân tích quá trình. Một trong những công cụ thống kê và phân tích quá trình hiệu quả là biểu đồ Pareto.
1.2.3 Biểu đồ Pareto:
Biểu đồ này được sử dụng nhằm thống kê và phân tích các lỗi của sản phẩm để xác định thứ tự ưu tiên giải quyết đối với các vấn đề về chất lượng.
Các dạng lỗi:
Để có thể cải thiện quá trình và giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm lỗi, việc cần thiết phải làm là tìm hiểu các nguyên nhân gây ra các dạng lỗi này. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra thì rất nhiều, nếu cứ tìm cách khắc phục tất cả các nguyên nhân này sẽ gây tốn kém mà đôi khi hiệu quả mang lại không cao, thậm chí là không thể thực hiện được. Do đó, cần phải xác định được một vài nguyên nhân quan trọng gây ra kết quả sản phẩm bị lỗi. Muốn xác định các lỗi ưu tiên cần giải quyết, ta dùng công cụ thống kê là biểu đồ Pareto để xác định chúng thông qua các số liệu đã thu thập được. Đồng thời, biểu đồ Pareto này cũng cho biết thứ tự ưu tiên cần giải quyết ở các lỗi.
Sau khi thu thập số liệu của 25 mẫu, với sản lượng sản xuất là 8938800 sản phẩm có 44356 sản phẩm lỗi bao gồm 12 loại lỗi xảy ra. Bảng thống kê các loại lỗi được theo dừi từ ngày 01/09/2009 đến ngày 30/09/2009 được trỡnh bày cụ thể ở trang sau.
Trong đó, có các dạng lỗi như sau:
Lỗi bao bì
Mất hạn sử dụng Nắp bị xì
Nhãn bạc màu Nắp bị sét Lỗi chiết chai
Lỗi chất lượng nước Có vật lạ
Lỗi dụng cụ - Lỗi bên ngòai
Ta được bảng thống kê số lượng các lỗi như sau:
Các dạng lỗi cần ưu tiên giải quyết:
Dựa vào bảng trên, tính phần trăm thành phần các lỗi, sau đó sắp xếp theo thứ tự từ lớn tới nhỏ cho tần suất xuất hiện các lỗi rồi tính phần trăm tích lũy của chúng. Ta có được bảng sau:
Bảng phân tích
Pareto các dạng
lỗi Từ số liệu thống kê ở bảng trên ta có biểu đồ Pareto so sánh các dạng lỗi
theo tần suất như hình sau:
Biểu đồ Pareto so sánh các dạng lỗi theo tần suất
Qua biểu đồ này, ta thấy trong quá trình sản xuất có 3 lỗi chiếm tỉ lệ cao (78%) trong tổng số các lỗi, đó là:
Lỗi bên ngoài chiếm 34%.
Nắp bị sét chiếm 24%.
Đóng váng là 20%.
Các loại lỗi khác chỉ chiếm 22%.
Do đó, nếu kiểm soát được 3 lỗi này sẽ làm tỉ lệ lỗi giảm đáng kể, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm.
2. Phân tích dạng lỗi gây phế phẩm