3. “NGÀNH KINH DOANH CHÍNH CỦA CHÚNG TÔI LÀ BẢO HIỂM”
10. QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ
Về vấn đề này, chúng tôi đã nghiên cứu phương pháp quyết định đầu tư của Warren Buffett. Phương pháp này được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản được được đúc rút thành 12 nguyên lý. Chúng tôi quan sát cách ông áp dụng những nguyên lý này vào việc mua cổ phiếu, trái phiếu, và nắm giữ các công ty. Ngoài ra, chúng tôi cũng dành thời gian tìm hiểu sâu về những nguyên tắc khác ảnh hưởng đến việc hình thành triết lý đầu tư của ông.
Tuy nhiên, đối với bất cứ nhà đầu tư nào, quyết định mua loại cổ phiếu gì chỉ mới là một nửa của vấn đề. Nửa còn lại chính là quá trình quản lý danh mục đầu tư và cách đối phó với những biến đổi cảm xúc tác động đến quyết định này.
Ở đõy, chỳng ta thấy rừ tố chất lónh đạo của Warren Buffett.
Các bộ phim của Hollywood thường xây dựng một nguyên mẫu chung về nhà quản lý tài chính: cùng một lúc nói chuyện điện thoại với hai người, vừa dán mắt vào màn hình vi tính nhấp nháy liên tục từ tất cả các hướng, vừa ghi chép lia lịa những thay đổi trên đó và vò đầu bứt tai khi có dấu hiệu cho thấy giá cổ phiếu rớt nhẹ.
“Chúng tôi chỉ tập trung vào một vài công ty nổi bật. Chúng tôi là những nhà đầu tư tập trung”.
WARREN BUFFETT, 1994
Warren Buffett gần như khác hẳn những nguyên mẫu này. Ông luôn hành động bình tĩnh và tự tin. ễng khụng cần theo dừi hàng chục màn hỡnh vi tớnh cựng một lỳc, vỡ những biến động từng phút của thị trường không nằm trong mối quan tâm của ông.
Warren cũng không bao giờ suy nghĩ trong vài phút, vài ngày hay vài tháng, mà ông nghiờn cứu cả năm. ễng cũng khụng bao giờ theo dừi hàng trăm cụng ty cựng một lỳc bởi vì danh mục đầu tư của ông chỉ tập trung vào một số công ty đã được lựa chọn.
Phương pháp này giúp việc quản lý danh mục đầu tư trở nên đơn giản hơn và được gọi là Đầu tư tập trung.
Tình huống: Chọn một trong hai
Hiện nay đang diễn ra môt cuộc tranh cãi về hai phương pháp quản lý danh mục đầu tư mà mọi người thường áp dụng. Đó là phương pháp quản lý danh mục đầu tư chủ động và phương pháp đầu tư theo chỉ số.
Những người quản lý theo phương pháp thứ nhất thường liên tục mua và bán một số lượng lớn các cổ phiếu thường. Mục đích của họ là cố gắng làm cho khách hàng hài lòng. Điều này có nghĩa là lúc nào họ cũng phải làm cho thị trường trở nên tốt hơn để mỗi ngày trôi qua, một khách hàng khi áp dụng một phương pháp thông thường để đánh giá hoạt động của danh mục đầu tư của mình so với tình hình chung của thị trường, họ sẽ cảm thấy khả quan. Khách hàng sẽ vẫn giữ tiền của mình trong quỹ. Để duy trì được vị trí dẫn đầu, các nhà quản lý quỹ đầu tư chủ động phải cố gắng dự đoán xem chứng khoán sẽ biến động như thế nào trong sáu tháng tới, rồi tiếp tục thay đổi danh mục đầu tư, hy vọng thu được lợi nhuận từ những dự đoán đó.
Trong khi đó, phương pháp đầu tư theo chỉ số là phương pháp mua và nắm giữ. Đầu tiên, các nhà quản lý thu gom cổ phiếu và sau đó nắm giữ, tạo ra một danh mục đầu tư đa dạng với các cổ phiếu thường đã được cân nhắc kỹ. Phương pháp này mô phỏng cách thức hoạt động của một loại chỉ số tiêu chuẩn, ví dụ như chỉ số S&P 500. Cách thức đơn giản và phổ biến nhất để thực hiện nó là thông qua một quỹ tương hỗ.
Những người đề xướng ra hai phương pháp này đã tranh cãi với nhau để chứng minh phương pháp nào đem lại nhiều lợi nhuận hơn.
Các nhà quản lý theo phương pháp quản lý danh mục đầu tư chủ động lập luận rằng, nhờ hiệu quả của những kỹ năng chọn lọc các cổ phiếu tốt nhất, họ sẽ đầu tư tốt hơn bất cứ phương pháp đầu tư theo chỉ số nào. Về phần mình, những người theo phương pháp đầu tư theo chỉ số cũng có những bằng chứng thực tế về hiệu quả của phương pháp này. Theo một nghiên cứu về các kết quả đầu tư trong giai đoạn 20 năm từ năm 1977 đến năm 1997, con số tính theo tỉ lệ phần trăm của quỹ tương hỗ đã làm giảm đáng kể chỉ số S&P 500, từ 50% trong 16 năm đầu xuống gần 25% trong bốn năm cuối giai đoạn. Đến tháng Mười năm 1998, có 90% các quỹ đầu tư chủ động hoạt động kém hiệu quả hơn thị trường (trung bình thấp hơn 14% so với chỉ số S & P 500).
Điều này có nghĩa là chỉ 10% các quỹ này hoạt động tốt hơn thị trường.
Phương pháp quản lý danh mục đầu tư chủ động được áp dụng phổ biến hiện nay nhìn chung kém hiệu quả hơn so với phương pháp đầu tư theo chỉ số. Nguyên nhân thứ nhất là quỹ này được thiết lập dựa trên cơ sở không vững chắc. Bởi vì nhà quản lý chỉ mua những cổ phiếu mà họ dự đoán là có khả năng sinh lợi sớm, chứ không quan tâm xem đó là cổ phiếu gì. Do đó, nguy cơ khó tránh khỏi ở đây là những điều nhà đầu tư dự đoán có thể không xảy ra do tính phức tạp của lĩnh vực tài chính. Nguyên nhân thứ hai là do số lần giao dịch nhiều nên chi phí giao dịch làm giảm lợi nhuận của nhà đầu tư. Khi phõn tớch cỏc chi phớ này, chỳng tụi nhận thấy rừ ràng là chớnh phương phỏp quản lý danh mục đầu tư chủ động đã tạo ra sự sa sút đó.
Xét trên nhiều khía cạnh, phương pháp đầu tư theo chỉ số hiệu quả hơn phương pháp quản lý danh mục đầu tư chủ động vì nó không tạo ra sự cân bằng về chi phí giao dịch và lợi nhuận. Tuy nhiên, ngay cả một quỹ chỉ số tốt nhất, đạt mức đỉnh lợi nhuận cũng chỉ mang lại cho bạn lợi nhuận ở mức trung bình của thị trường. Các nhà đầu tư theo phương pháp chỉ số không thua kém hơn so với thị trường nhưng cũng không thể đạt mức cao hơn.
Các nhà đầu tư thông minh luôn phải tự hỏi mình: Chẳng lẽ ta lại hài lòng với kết quả trung bình? Liệu ta có thể làm tốt hơn không?
Lựa chọn mới
Nếu phải chọn một trong hai phương pháp trên, Warren Buffett sẽ không hề do dự khi lựa chọn phương pháp đầu tư theo chỉ số. Phương pháp này rất phù hợp với các nhà đầu tư không sẵn sàng chịu rủi ro cao và những người không có nhiều kiến thức về kinh tế nhưng vẫn muốn thu lợi nhuận lâu dài khi đầu tư vào cổ phiếu thường.
Warren nói theo phong cách riêng của mình: “Khi đầu tư theo từng giai đoạn trong một quỹ chỉ số, các nhà đầu tư không biết gì cũng có thể đầu tư như những chuyên gia”. Tuy nhiên, Buffett cũng đưa ra một lựa chọn thứ ba – Đầu tư tập trung. Phương pháp này hiệu quả hơn hẳn phương pháp đầu tư theo chỉ số.
Đầu tư tập trung: Một bức tranh lớn
Về bản chất, đầu tư tập trung nghĩa là lựa chọn một số cổ phiếu có khả năng lợi nhuận hơn mức trung bình của thị trường trong một thời gian dài, tập trung vốn đầu tư của bạn vào những loại cổ phiếu đó và kiên trì nắm giữ chúng trong bất cứ giai đoạn lên xuống ngắn hạn nào của thị trường.
Các phần tiếp theo sẽ mô tả cụ thể từng giai đoạn của quá trình thực hiện chiến lược này.
“Tìm kiếm các công ty nổi bật”
Trong những năm qua, Warren Buffett đã đặt ra cách thức xác định những công ty đáng đầu tư. Cách thức này dựa trên một quan niệm khá phổ biến: Nếu như một công ty làm ăn tốt do những người có năng lực quản lý, thì cuối cùng giá cổ phiếu sẽ phản ánh giá trị thực của nó. Do đó, Buffett không chú ý phân tích giá cổ phiếu mà tập trung vào phân tích hiệu quả kinh tế của công ty và đánh giá năng lực quản lý của ban quản lý công ty đó.
NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TẬP TRUNG
1. Tập trung đầu tư vào các công ty nổi bật do ban quản lý có năng lực điều hành.
2. Tự giới hạn số lượng cỏc cụng ty mà bạn thực sự hiểu rừ. Tốt nhất, bạn chỉ nờn đầu tư vào khoảng từ 10 đến 20 loại cổ phiếu. Nhiều hơn 20 có nghĩa là việc đầu tư của bạn đang có vấn đề.
3. Lựa chọn những công ty hoạt động hiệu quả mà bạn cho là tốt nhất, và tập trung đầu tư vào chúng.
4. Hãy đầu tư dài hạn: tối thiểu là từ năm đến mười năm.
5. Biến động có thể xảy ra. Cần phải kiên trì.
Như đã nói trong các chương trước, chúng ta có thể coi những nguyên lý của Buffett là một bộ công cụ. Mỗi một nguyên lý là một công cụ phân tích và khi kết hợp chúng lại với nhau, chúng ta sẽ có một phương pháp để chọn lọc được những công ty có tiềm
năng lợi nhuận cao nhất. Buffett thường sử dụng các nguyên lý này để tìm kiếm các công ty hoạt động tốt trong thời gian dài và có cơ chế quản lý tương đối ổn định. Sự ổn định ở đây có nghĩa là các công ty đó chắc chắn sẽ hoạt động tốt trong những năm tiếp theo như đó đạt được trong quỏ khứ. Yếu tố cốt lừi của chiến dịch đầu tư này là:
Tập trung đầu tư vào những công ty có khả năng hoạt động hiệu quả hơn mức trung bình của thị trường nhất.
“Ít hơn là hiệu quả hơn”
Đối với các nhà đầu tư “không biết gì”, hãy ghi nhớ lời khuyên của Buffet: Đầu tư theo các quỹ chỉ số. Tuy nhiên, chúng ta hãy quan tâm nhiều hơn đến những gì Buffett nói dưới đây:
“Nếu như bạn là một nhà đầu tư có kiến thức, am hiểu về kinh tế, kinh doanh, và có thể lựa chọn từ năm đến mười công ty được định giá hợp lý và có lợi thế cạnh tranh đáng kể trong dài hạn, thì việc đầu tư đa dạng (dựa trên danh mục đầu tư chủ động) không phù hợp với bạn”.
Đa dạng hóa đầu tư có điều gì không ổn? Thứ nhất, nó gia tăng khả năng mua phải những cổ phiếu mà bạn không có thông tin đầy đủ. Philip Fisher là một người rất nổi tiếng với việc sử dụng danh mục đầu tư tập trung. Mặc dù không sử dụng thuật ngữ đầu tư tập trung nhưng Fisher đã tác động sâu sắc lên quan điểm của Buffett. Fisher luụn núi rằng ụng thớch sở hữu số ớt cỏc cụng ty nổi bật mà ụng biết rừ hơn là sở hữu một lượng lớn các công ty mà ông chẳng có thông tin gì.
Áp dụng các nguyên lý của Buffet, những nhà đầu tư có kiến thức nên tập trung đầu tư vào một số công ty nhất định. Nhưng một số là bao nhiêu? Ngay cả các chuyên gia tài chính hiện đại cũng thấy rằng trung bình với 15 loại cổ phiếu, mức độ đa dạng hóa của bạn là 85%. Đối với các nhà đầu tư trung bình, số lượng danh mục đầu tư hợp lý là khoảng từ 10 đến 20 loại cổ phiếu. Đầu tư tập trung sẽ là vô ích khi áp dụng cho một danh mục đầu tư với hàng chục cổ phiếu.
“Hãy đặt cược lớn cho những sự kiện có khả năng xảy ra nhất”
Ảnh hưởng của Phil Fisher đối với Buffett còn được thể hiện ở một khía cạnh khác.
Fisher tin rằng khi bạn có cơ hội lớn, thì hành động hợp lý duy nhất là nắm bắt cơ hội đó để tiến hành một vụ đầu tư lớn. Warren Buffett nhắc lại quan điểm này: “Khi thực hiện một vụ đầu tư, chúng ta nên tin tưởng và mạnh dạn đầu tư ít nhất 10% giá trị tài sản ròng của mình vào mỗi loại cổ phiếu”.
Bạn có thể hiểu tại sao Buffett lại nói rằng danh mục đầu tư lý tưởng không nên vượt quá 10 loại cổ phiếu, nếu như mỗi loại chiếm 10% vốn đầu tư. Tuy nhiên, đầu tư tập
trung không đơn giản chỉ là lựa chọn 10 loại cổ phiếu tốt nhất rồi phân bổ đồng đều vốn đầu tư của bạn vào mỗi loại cổ phiếu đó. Mặc dù tất cả các loại cổ phiếu trong danh mục đầu tư tập trung đều có khả năng tăng trưởng cao, những vẫn sẽ có một số loại cổ phiếu tốt hơn những loại cổ phiếu khác. Bạn nên phân bổ tỷ trọng vốn đầu tư lớn hơn cho những cổ phiếu đó.
Bằng trực giác, các nhà đầu tư gan dạ đều hiểu rằng: Khi đã nắm chắc cơ hội trong tay, hãy đặt cược thật lớn.
Tôi không thể sở hữu 50 hay 70 loại cổ phiếu. Đó là cách đầu tư theo kiểu “thuyền Nô-ê” và làm bạn trắng tay. Tôi thích đầu tư một khoản vốn đáng kể vào một số cổ phiếu hơn.
WARREN BUFFETT, 1987
Chúng ta hãy cùng xem lại quyết định mua cổ phiếu American Express của Buffett cho Công ty hợp danh TNHH đã được trình bày ở Chương 1. Tin đồn xấu khiến giá cổ phiếu của American Express giảm tới một phần hai nên Buffett đã đầu tư tới 40% tài sản của công ty hợp danh vào riêng công ty này. Ông tin tưởng rằng mặc dù có tin đồn nhưng công ty này vẫn đáng tin cậy và chắc chắn cuối cùng giá cổ phiếu của công ty cũng sẽ tăng trở lại mức giá trị thực Vào lúc đó, Buffett đã nhận ra một cơ hội rất lớn.
Tuy nhiên, liệu nó có thực sự xứng đáng để chiếm tới gần 40% tổng tài sản của ông không? Quả là một vụ đặt cược lớn. Và thực tế cho thấy Buffett thu được kết quả rất tốt: Ông đã bán số cổ phiếu này sau hai năm mua và thu được khoản lợi nhuận lên tới 20 triệu đô la Mỹ.
“Hãy kiên nhẫn”
Đầu tư tập trung đối lập hoàn toàn với phương pháp đa dạng hóa. Mặc dù đầu tư tập trung là lựa chọn tối ưu nhất trong tất cả các chiến lược làm tăng thu nhập từ cổ phiếu nhưng phương pháp này lại đòi hỏi các nhà đầu tư phải kiên trì nắm giữ danh mục đầu tư của mình ngay cả khi các chiến lược khác tỏ ra hiệu quả hơn ở những thời điểm nhất định.
Nắm giữ trong một khoảng thời gian bao nhiêu lâu được coi là đủ dài? Như bạn có thể tưởng tượng, không có quy tắc “khó và nhanh” (mặc dù Buffett cho rằng bất cứ thứ gì dưới năm năm đều là lý thuyết của kẻ ngốc). Mục tiêu hướng tới không phải là thu nhập bằng 0 (tức là không bao giờ bán bất cứ thứ gì). Song, nếu bạn làm ngược lại, thì quả thật là ngốc nghếch. Bởi vì điều đó sẽ cản trở bạn thu lợi nhuận cao hơn so với một loại cổ phiếu nào đó khi bạn nắm giữ nó lâu dài. Nguyên tắc chung của chiến lược này là bạn nên nhắm tới mục tiêu tỷ lệ doanh thu giữa 10% và 20%. Điều này có nghĩa là nắm giữ cổ phiếu khoảng từ 5 đến 10 năm.
“Đừng hốt hoảng trước biến động của giá chứng khoán”
Mục tiêu của đầu tư tập trung là đạt hiệu quả trên mức trung bình. Cả lý thuyết và thực tế đều chứng minh rằng chiến lược này có thể đạt hiệu quả như vậy. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng thực hiện chiến lược này không đơn giản, bởi vì tính không ổn định của giá cả là hệ quả tất yếu của chiến lược đầu tư tập trung. Các nhà đầu tư tập trung sẵn sàng chấp nhận điều đú vỡ họ biết rừ, trong dài hạn, giỏ trị kinh tế của công ty sẽ lớn hơn bất kỳ khoản chênh lệch giá cả chứng khoán nào trong ngắn hạn.
Buffett là một bậc thầy trong việc giữ bình tĩnh trước những biến động giá cả. Giống như vậy, cộng sự của ông là Charlie Munger đã sử dụng bảng lãi kép và phương pháp chơi bài pocker, tính toán được rằng chừng nào ông có thể đối phó với những biến động giá cả, thì chừng đó việc sở hữu khoảng ba cổ phiếu sẽ chẳng là gì. “Tôi biết là tôi có thể bình tĩnh trước những biến động lên xuống của giá chứng khoán. Bởi lẽ, tôi được cổ vũ bởi những người luôn làm chủ những biến động đó”.
Có thể bạn cũng là một trong số những người có khả năng đối phó với những biến động giá. Tuy nhiên, nếu như không may mắn là một trong số đó, thì bạn vẫn có thể học một số tố chất của họ. Hình thành thói quen mới và thay đổi tư duy không thể thực hiện một sớm một chiều nhưng việc loại bỏ dần tâm lý hoang mang và phản ứng vội vàng trước những thay đổi đột ngột của thị trường là hoàn toàn có thể, và cần thiết.
Buffett và Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại
Sự tin tưởng của Warren Buffett vào những quan điểm cơ bản về đầu tư tập trung đặt ông vào thế bất đồng quan điểm với nhiều nhà tài chính khác, đặc biệt là với tập hợp những quan điểm có tên là Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại. Vì đây là một cuốn sách về quan điểm của Buffett và vì Buffett không tự mình xây dựng, hay đóng góp vào lý thuyết trên, nên chúng tôi sẽ không trình bày quá nhiều về nó. Song, vì bạn đang học cách đầu tư và có thể bạn sẽ được nghe nhiều về lý thuyết này, nên việc xem xét những nội dung cơ bản của lý thuyết này là vô cùng quan trọng.
Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại là sự kết hợp của ba quan điểm tài chính có ảnh hưởng sâu sắc của ba chuyên gia trong lĩnh vực này. Harry Markowitz, tốt nghiệp ngành kinh tế trường Đại học Chicago là người đầu tiên lượng hóa mối quan hệ giữa thu nhập và rủi ro. Bằng cách sử dụng phương pháp thống kê, ông lượng hóa được những biến động phức tạp của một nhóm cổ phiếu, rồi đánh giá tính rủi ro của cả danh mục.