CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ RỪNG TRỒNG VÀ QUẢN LÝ RỪNG TRỒNG BỜI LỜI ĐỎ Ở HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM
3.2.1. Đánh giá hiện trạng phân bố rừng trồng Bời lời đỏ ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Là loại cây có giá trị kinh tế cao, dễ trồng, chu kỳ kinh doanh rừng từ 8 -10 năm, không những tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, Quảng Trị, Bời lời đỏ còn phân bố rộng rãi khắp các tỉnh của Quảng Nam, trong những năm gần đây, tình hình phát triển Bời lời đỏ trên địa bàn tỉnh tăng lên đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình phát triển vẫn gặp nhiều khó khăn về nguồn giống, trình đồ dân trí, khả năng tiếp thu kỹ thuật của người dân còn hạn chế nên việc phát triển và khai thác rừng trồng trên địa bàn còn gặp không ít khó khăn.
Diện tích trồng Bời lời đỏ tại tỉnh Quảng Nam được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.4. Diện tích cây Bời lời đỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Đơn vị tính: ha
Khu vực Diện tích
B Quảng Nam 827,9
I Nam Giang 4 4
Cà Dy 4 4
II Đông Giang 7 7
Mà Cooih 7 7
III Tây Giang 12 17 16 80 125
1 Tr’hy 3 4 4 30 4 4 4 53
2 Axan 2 5 8 30 3 6 4 58
3 Ch’ơm 7 8 4 20 8 9 56
IV Nam Trà My 17,5 99,3 41,7 175,4 363,9
1 Trà Nam 17,5 11 33 8 6 75,5
2 Trà Don 46,3 18,7 41 12 11 129
3 Trà Linh 53 12 101,4 32 32 230,4
4 Một số xã khác 30 30
V Phước Sơn 28 134 59,8 15 11 10,2 328
1 Phước Hòa 5 5
2 Phước Xuân 7 7
3 Phước Đức 15 15
4 Phước Năng 11 12 10,3 5 4 0,7 38 51
5 Phước Mỹ 5 6 5,5 4 3 0,5 25 29
6 Phước Chánh 12 13 12 6 4 9 17 63
7 Phước Công 10 17 10 37
8 Phước Kim 29 29
9 Phước Thành 25 25
10 Phước Lộc 27 27
Qua bảng cho thấy Bời lời đỏ được trồng ở một số huyện của tỉnh Quảng Nam với diện tích không lớn, phân bố không đều chủ yếu trồng phân tán của một số hộ gia đình, chỉ có một số ít diện tích trồng tập trung với diện tích nhỏ.
Bảng 3.5. Diện tích Bời lời đỏ ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Khu vực Diện tích
IV Nam Trà My 17,5 99,3 41,7 175,4 363,9
1 Trà Nam 17,5 11 33 8 6 75,5
2 Trà Don 46,3 18,7 41 12 11 129
3 Trà Linh 53 12 101,4 32 32 230,4
4 Một số xã khác 30 30
Biểu đồ 3.2. Thống kê diện tích Bời lời đỏ ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam Qua bảng 3.5 và biểu đồ 3.1 cho thấy, diện tích Bời lời đỏ ở huyện Nam Trà My có sự chênh lệch nhau. Trong đó, xã Trà Linh có diện tích cao nhất là 230,4ha chiếm tỷ lệ 50%, tiếp đến là xã Trà Don và Trà Nam và một số xã khác.
Mặc dù diện tích trồng Bời lời đỏ của từng huyện có sự chênh lệch nhau song nhìn chung trong những năm gần đây, diện tích Bời lời đỏ vẫn được tăng lên đáng kể nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ lời ích kinh tế mà loài cây đem lại khá cao cùng với sự lãnh đạo của chính quyền địa phương, coi cây Bời lời đỏ là loài cây xóa đói giảm nghèo.
16%
50% 28%
6%
Trà Nam Trà Don Trà Linh Một số xã khác
3.2.2. Hiện trạng quản lý và tiêu thụ sản phẩm Bời lời đỏ tại tỉnh Quảng Nam - Về công tác quản lý: Việc trồng và chăm sóc Bời lời đỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và huyện Nam Trà My xuất phát từ nhu cầu thị yếu của người dân. Giá cả thị trường một số năm trở lại đây tăng cao, có lúc đạt 23.000 đ/kg vỏ khô, chính vì thế diện tích trồng Bời lời tăng nhanh, diện tích trồng cũng như các mô hình trồng của người dân mang tính chất tự phát, thuộc cấp xã trực tiếp quản lý.
Từ trước năm 2013 hình thức trồng của người dân chủ yếu tự gây giống bằng cỏch lấy hạt ở KonTum về gõy trồng. Cỏc nguồn giống ở đõy khụng cú nguồn gốc rừ ràng cũng như chưa có kiểm định, chất lượng giống thấp, phương thức trồng cũng như kỹ thuật trồng hầu như không được chú trọng đến. Người dân ở đây chỉ dừng lại với hình thức cuốc hố khoảng 20 x 20 cm sau đó đưa cây vào trồng. Không sử dụng một loại phân, thuốc trừ sâu nào. Khi cây phát triển tiến hành phát quang cỏ dại tỉa cành, nhánh để cây tăng trưởng chiều cao đến lúc khép tán thì ngừng chăm sóc.
Từ khi có những chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội (sau năm 2013) thuộc vùng cao, Bời lời đỏ được xem là một cây có giá trị kinh tế phù hợp với sinh thái, nhu cầu của người dân. Nguồn giống ở Quảng Nam được các cấp chính quyền, các dự án hỗ trợ để trồng. Giống cây ở đây chủ yếu được nhập từ các tỉnh lân cạnh như Gia Lai, KonTum, bên cạnh đó người dân được hỗ trợ về tập huấn phương thức trồng, chăm sóc để đạt được hiểu quả tốt.
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm chính của cây Bời lời đỏ là vỏ, được khai thác để làm Hương (Nhang) trong các nhà máy sản xuất Hương. Ngoài ra gỗ của Bời lời đỏ được bán để làm dăm chính vì thế giá trị của Bời lời đỏ được nâng cao hơn so với Keo lai.
Quá trình khai thác và chế biến sản phẩm phụ thuộc vào từng đối tượng khác nhau, nhiều nơi người dân tự khai thác bán với giá khô, một số nơi lại bán khoán theo diện tích cho các thương nhân thu mua. Giá cả thị trường trong tháng 5/2015 qua phỏng vấn giao động 1kg khô với giá 17.000 đ, giá 1kg tươi từ 7.000 – 8.000 đ phụ thuộc vào vị trí vận chuyển. Tại khu vực khảo sát người dân chủ yếu bán cho các thương lái thu mua từ KonTum, trên địa bàn không có cơ sở thu mua cũng như chế biến các sản phẩm từ Bời lời. Gỗ bời lời sau khi khai thác được bán với giá tương đương với giá keo ngoài thị trường vì vậy tính riêng giá thành 1ha gỗ bời lời cũng đủ để trả các chi phí giống cho người dân.
Tuy nhiên các sản phẩm người dân khai thác trong những năm trở lại đây trữ lượng cũng như chất lượng vỏ không được tốt. Nguồn giống người dân tự ươm, không có một phương thức kỹ thuật nào từ quá trình tạo giống, chăm sóc cây con cũng như trong quá trình rừng thành thục. Chính vì thế trữ lượng vỏ Bời lời còn thấp, ảnh hưởng đến giá trị của loài cây này. Trong thực tiễn sản xuất cần có những chính sách hỗ trợ để người dõn nắm rừ hơn những quy trỡnh canh tỏc cú năng suất chất lượng tốt.
3.3. ĐÁNH GIÁ KĨ THUẬT TRỒNG RỪNG BỜI LỜI ĐỎ TẠI KHU VỰC