Điều kiện kinh tế xã hội huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, kĩ thuật trồng rừng loài bời lời đỏ ở huyện nam trà my, tỉnh quảng nam (Trang 42 - 50)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

3.1.2.1. Dân s và tình hình phân bdân cư a. Dân số

Huyện Nam Trà My có 06 thành phần dân tộc sống đan xen với nhau, trong đó người Ca Dong chiếm số đông với khoảng 53,54% dân số toàn huyện. Phong tục tập quán của đồng bào ngàn đời nay gắn liền với bản, làng, nóc, rừng núi, nương rẫy hẻo lánh xa xôi với những đặc điểm văn hoá rất riêng. Văn minh đô thị, phương thức sản xuất mới tác động đến đồng bào còn rất hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của huyện.

Dân tộc Kinh chỉ chiếm gần 3% dân số, tập trung chủ yếu ở xã Trà Mai và xã Trà Dơn. Họ có kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Dân số trung bình năm 2016 là 24.337 người, trong đó nữ là 12.087 người chiếm 49,6%. Tỷ lệ tăng chung dân số tự nhiên toàn huyện giai đoạn 2012 - 2016 là 2,55%. Tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần từ 18,31‰ (2005) xuống còn 13,60‰ (2016). Tuy nhiên, số hộ sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn nhiều, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác thông tin giáo dục truyền thông chưa thật sự đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của các nhóm đối tượng. Việc đưa các dịch vụ KHHGĐ đến vùng sâu,

vùng xa còn hạn chế. Các biện pháp, chính sách đối với công tác DS-KHHGĐ tuy đã được triển khai nhưng đối tượng thực hiện chưa đều, rộng khắp, nhận thức của một số đối tượng về công tác DS-KHHGĐ chậm được chuyển biến.

Bảng 3.2. Các chỉ tiêu chủ yếu về dân số

STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1 Dân số đầu năm 21.403 22.180 22.793 23.548 24.064

2 Số người sinh 501 495 509 520 530

3 Số người chết 102 99 129 193 199

4 Tăng dân số tự nhiên 399 396 380 327 331

5 Tăng dân số cơ học 378 230 375 189 214

6 Dân số cuối năm 22.180 22.793 23.548 24.064 24.609 7 Dân số trung bình 21.791 22.486 23.171 23.809 24.337 Nữ 10.861 11.198 11.549 11.866 12.087 8 Tỷ lệ sinh (‰) 22,99 22,01 21,97 21,84 21,78

9 Tỷ lệ chết (‰) 4,68 4,40 5,57 8,11 8,18

10 Tỷ lệ tăng tự nhiên (‰) 18,31 17,61 16,40 13,73 13,60 11 Tỷ lệ tăng cơ học (‰) 17,34 10,22 16,18 7,93 8,79

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Nam Trà My

b. Phân bố dâncư

Dân cư phân bố không đồng đều. Cao nhất là xã Trà Vân (48 người/km2. Thấp nhất là xã Trà Leng (16 người/km2). Dân số nông thôn là người, chiếm tỷ lệ 95,2%. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 29 người/km2, thấp hơn nhiều so với toàn tỉnh Quảng Nam 145 người/km2.

Đa số dân cư sống tập trung tại các trung tâm xã, cụm xã và dọc theo các ĐT 616 đi qua địa bàn huyện. Đa số các xã trong huyện, dân cư phân bố thưa thớt, sống theo cộng đồng thôn, nóc nhỏ gắn với ruộng, nương gây khó khăn trong quy hoạch, đầu tư phát triển KT-XH, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng.

3.1.2.2. Ngun nhân lc

Tình hình sử dụng lao động

Số người trong độ tuổi lao động năm 2016 là 11.850 người, chiếm 48,7% dân số, được phân bổ theo các khu vực kinh tế như sau:

Bảng 3.3. Tình hình sử dụng laođộng

STT Phân theo lĩnh vực ĐVT 2015 2016 Tăng/Giảm

Tổng cộng Người 10.914 11.850 936

1 Nông - Lâm nghiệp Người 10.492 10.940 448

Chiếm tỷ lệ % 96,13 92,32 -4

2 Công nghiệp - Xây dựng Người 263 727 464

Chiếm tỷ lệ % 2,41 6,14 4

3 Thương mại - dịch vụ Người 159 183 24

Chiếm tỷ lệ % 1,46 1,54 0,08

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Nam Trà My.

* Đánh giá

Nam Trà My là huyện miền núi có dân số ít và thưa thớt, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số sống ở các thôn, làng, nóc, cách xa trung tâm huyện lỵ, mặt bằng dân trí chưa cao, tập quán sản xuất còn lạc hậu, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, thu nhập còn rất thấp. Đây là khó khăn rất lớn cho phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.

Do có nhiều thành phần dân tộc nên Nam Trà My có bản sắc văn hóa khá phong phú, đa dạng và mang nhiều nét đặc trưng của nền văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Đây cũng là lợi thế trong xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc trên địa bàn huyện vừa để phát triển văn hóa-xã hội, vừa để phát triển kinh tế, nhất là du lịch.

Tỷ lệ lực lượng lao động trong dân số khá cao, trong đó có nhiều lao động trẻ (khoảng 82,1%), đây là lợi thế rất quan trọng trong phát triển KT- XH. Tuy nhiên, chất lượng lao động thấp, phần lớn chưa qua đào tạo ngành nghề, số lao động có tay nghề, kỹ thuật chuyên môn cao còn ít, số người chưa có việc làm vẫn còn nhiều. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề không đáng kể, đào tạo chậm, khả năng thu hút chất xám từ nơi khác đến không cao.

Về cơ cấu theo trình độ chuyên môn, tỷ lệ giữa lao động có trình độ đại học trở lên, trình độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề so với tổng số lao động nói chung còn rất thấp. Số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao (khoảng 88%). Để nâng cao số lao động được đào tạo nghề, đòi hỏi côngtác đào tạo và dạy nghề phải có những thay đổi căn bản cả về nhận thức, tổ chức và phương pháp thực hiện. Đa số người dân sống bằng nghề nông nghiệp, chưa qua đào tạo nghề nên thu nhập còn thấp.

Về cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 86%) và hầu như chưa có sự chuyển dịch lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp.

Tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm qua các chương trình mục tiêu của Chính phủ trong những năm qua có tăng nhưng chưa được nhiều. Tình trạng thiếu việc làm, thời gian nông nhàn trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất thấp, thu nhập hạn chế vẫn còn phổ biến.

Nhìn chung, nguồn nhân lực còn hạn chế về số lượng và chất lượng, trên địa bàn như hiện nay chưa đảm bảo điều kiện tốt cho các mục tiêu phát triển KT-XH trong thời gian đến. Vì thế, để đảm bảo phát triển KT-XH nhanh và bền vững, Nam Trà My cần phải nâng cao cả chất và lượng nguồn nhân lực tại địa phương và thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng từ bên ngoài.

3.1.2.3. Thc trng phát trin kinh tế

Thực trạng phát triển nông - lâm nghiệp

Là huyện thuần nông, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, tập quán sản xuất còn lạc hậu, sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, giao thông khó khăn… Từ sau ngày thành lập huyện (01/8/2003) đến nay kinh tế của huyện có bước phát triển mới, diện tích sản xuất lúa nước hàng năm tăng nhanh nhờ có sự chỉ đạo của huyện, đầu tư của các chương trình mục tiêu của chính phủ (Quyết định 135, Quyết định 134).

Giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp (giá cố định) năm 2009 là: 10.610 triệu đồng, chiếm 75% cơ cấu kinh tế toàn huyện. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005- 2009 là 6,8%. Tổng số lao động nông nghiệp trên dịa bàn huyện trong năm 2009 là 10.940 người.

Những kết quả đạt được Nông nghiệp

Trong những năm qua, ngành sản xuất nông nghiệp huyện Nam Trà My có chuyển biến tích cực, các lĩnh vực chủ yếu trong ngành nông nghiệp đều có phát triển nhưng còn chậm. Sản lượng lương thực ổn định và có chiều hướng tăng, từng bước ứng dụng có kết quả những tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt chú trọng về khâu giống. Diện tích cây trồng cạn đã có bước chuyển dịch trong cơ cấu cây trồng trên toàn huyện. Diện tích trồng ngô lai, lúa lai chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt diện tích trồng rau, đậu và

các loại cây nguyên liệu có bước phát triển. Kết cấu hạ tầng được ưu tiên đầu tư xây dựng, góp phần tạo nền tảng cho nông nghiệp, nông thôn có sự chuyển biến rõ nét, đời sống nông dân được cải thiệnhơn.

Chăn nuôi đã có bước phát triển, nhưng nhìn chung qui mô đàn vật nuôi còn nhỏ. Tuy nhiên, việc quy hoạch đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ, sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự phát, chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm, chưa có hạch toán trong đầu tư sản xuất. Đa số người dân ở các xã sản xuất còn quảng canh, việc bố trí đất sản xuất cho lĩnh vực chăn nuôi chưa được chú trọng.

Những năm qua, trồng trọt tập trung vào hai loại cây chính: cây lương thực (lúa, ngô) và các cây trồng hẳng năm khác (sắn, đậu). Giá trị sản xuất (giá cố định) năm 2016 là 28.438,28 triệu đồng chiếm 79,4% tổng giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp.

Diện tích gieo trồng cây lương thực ổn định và có xu hướng tăng dần từ 1.548 ha năm 2005 lên 2.023,5 ha năm 2016.

Sản lượng lương thực có hạt tuy có tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng còn chậm, bình quân lương thực đầu người còn thấp so với các huyện trong tỉnh Quảng Nam, chưa đạt mức an toàn lương thực. Vì vậy, trong những năm tới cần phải đặc biệt quan tâm đến xây dựng hệ thống thủy lợi để tăng diện tích tưới cho những chân ruộng bấp bênh nước, ổn định diện tích trồng lúa nước hiện có, nâng diện tích lúa nước hai vụ kết hợp với khai hoang, phục hóa ruộng bậc thang ở những khu vực có khả năng sản xuất lúa nước. Chú trọng công tác khuyến nông, từng bước nâng cao trình độ thâm canh cây lúa cho nông dân, góp phần tăng năng suất và sản lượng lương thực.

Cây chất bột lấy củ cũng có bước phát triển, trong đó diện tích trồng sắn tăng từ 200 ha (2005) lên 275 ha (2009), chủ yếu là giống sắn địa phương dùng làm lương thực và cho chăn nuôi gia súc.

Cùng với cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm cũng được người dân quan tâm sản xuất, góp phần quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân.

Cây ăn quả chiếm tỷ trọng thấp, chủ yếu được trồng trong vườn nhà, vườn rừng quy mô nhỏ, rải rác, chưa được các hộ gia đình quan tâm đầu tư nhân rộng.

Cây công nghiệp lâu năm phát triển chủ yếu là cây quế. Đến năm 2009 đã trồng hơn 300 ha, trồng chủ yếu ở các vườn đồi, vườn rừng, trong đó một số diện tích đã đến kỳ khai thác.

Công tác khai hoang, cải tạo đồng ruộng được chú trọng, diện tích lúa nước hằng năm tăng lên, năm 2005 có 1.348 ha, năm 2009 có 1.508 ha, bình quân mỗi năm khai hoang 17,5 ha. Nhờ làm tốt công tác chuyển đổi mùa vụ nên đã có 9/10 xã sản xuất được 2 vụ lúa nước trong năm.

Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp, vừa cung cấp thực phẩm tươi sống cho thị trường tiêu thụ tại chỗ, vừa là sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, đem lại nguồn thu nhập bằng tiền mặt cho các hộ gia đình.

Giá trị sản xuất (giá cố định) năm 2009 là 1,801 tỷ đồng, chiếm 6,86% tổng giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp.

Thông qua các chương trình mục tiêu, các hộ nông dân được khuyến khích đầu tư, tăng số lượng đàn gia súc. Tuy nhiên, hiện nay quy mô đàn vật nuôi vẫn còn nhỏ. Năm 2009, tổng đàn gia súc có 50.000 con, trong đó: 1.302 con trâu, 2.360 con bò, 11.010 con lợn; Đàn dê 3.528 con, tổng đàn gia cầm có 31.800 con, trong đó đàn gà có 30.622 con.

Trong chăn nuôi đã có nhiều giải pháp quan trọng để đẩy mạnh phát triển tăng đàn gia súc gia cầm, tạo chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá. Bằng các chính sách hỗ trợ trồng cỏ, hỗ trợ bò giống cho những hộ nghèo, hỗ trợ lãi vay cho hộ chăn nuôi bò theo Quyết định số 66/2004/QĐ- UB ngày 20/8/2004, Quyết định số 3794 của UBND tỉnh về hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2004- 2007 và Nghị quyết 30A/2008/NQ-CP. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm được cải thiện, đặc biệt tỷ lệ bò lai nhóm máu zê-bu ngày càng tănglên đáng kể.

Công tác thú y thường xuyên được chú trọng, huyện có 01 trạm thú y và mỗi xã đều có cán bộ thú y phụ trách địa bàn. Nhưng do địa bàn miền núi đi lại khó khăn, trình độ cán bộ thú y cơ sở còn yếu, kinh phí đầu tư còn hạn chế, cách tiếp cận và tiếp thu của người dân còn chậm, nên hiệu quả phòng chống dịch bệnh và phát triển chăn nuôi đem lại chưa cao.

Nhìn chung, chăn nuôi bước đầu đã đem lại hiệu quả, tạo nguồn dinh dưỡng trong nhân dân, cung cấp nguồn thực phẩm tươi sống cho thị trường tiêu thụ tại chỗ, đem lại nguồn thu nhập cho hộ gia đình. Tuy nhiên, chăn nuôi ở huyện vẫn chưa phát triển mạnh, chủ yếu do các nguyên nhân dưới đây:

-Chưa quy hoạch được các vùng chăn nuôi tập trung, phương thức chăn thả rông còn phổ biến;

-Việc tận dụng sản phẩm phụ của chăn nuôi chưa cao;

-Công tác phòng ngừa dịch bệnh gia súc, gia cầm còn yếu;

-Các hộ nông dân còn thiếu vốn, kiến thức và kinh nghiệm trong chăn nuôi; chưa quen chăn nuôi theo phương thức công nghiệp;

Về nuôi trồng thủy sản

Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện chủ yếu là nuôi cá nước ngọt trên diện tích ao, hồ nhỏ, không tập trung. Ngành nghề này chưa được người dân

quan tâm đầu tư sản xuất, chủ yếu được nuôi phân tán trong các hộ gia đình, sản phẩm chủ yếu chỉ mang tính chất tự cung tự cấp, phục vụ cho bữa ăn hằng ngày. Người dân chưa có kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản và thiếu vốn đầu tư xây dựng ao, lồng để nuôi con giống.

Về kinh tế vườn, kinh tế trang trại kinh tế vườn, kinh tế trang trại có bước phát triển tốt, đặc biệt sau khi có Nghị quyết 03-NQ/HU của Huyện ủy về “phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại” và Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, đến nay địa bàn huyện có 12 trang trại, với diện tích 160 ha, tăng 03 trang trại (34 ha) so với năm 2005.

Kinh tế vườn đồi, vườn rừng đang ngày càng được người dân quan tâm đầu tư sản xuất. Địa bàn huyện hiện có 1.560 hộ dân xây dựng và phát triển thành công mô hình vườn đồi, vườn rừng, vườn nhà. Năm 2009, ngành nông nghiệp huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn và cung cấp cây giống cho nhân dân trồng gần 1,8 triệu cây quế gốc bản địa, trên 150.000 cây sâm Ngọc Linh, và một số loại cây khác như: sao đen, mây và các loại cây ăn quả.

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế trang trại nông-lâm nghiệp và chăn nuôi kết hợp, đã có vài mô hình trang trại cho thu nhập 20-30 triệu đồng/năm.

Nhìn chung, kinh tế trang trại tuy có phát triển nhưng còn chậm và chưa mở rộng được quy mô sản xuất vì thiếu vốn đầu tư, mặt khác do giá cả thị trường luôn biếnđộng nên người dân chưa mạnh dạnđầutư phát triển sản xuất.

Lâm nghiệp

Theo số liệu thống kê mới nhất của ngành lâm nghiệp huyện Nam Trà My (Ban hành kèm Công văn số: 254/BNN-LN ngày 25/01/2010), diện tích rừng tự nhiên hiện có là 40.948,5 ha; trong đó: rừng tự nhiên sản xuất 3.722,2 ha, rừng tự nhiên phòng hộ 23.313,7 ha, rừng đặc dụng 13.912 ha và rừng trồng là 243 ha.

Rừng Nam Trà My còn nhiều khu vực rừng nguyên sinh với nhiều chủng loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao. Hàng năm khai thác từ rừng ngoài gỗ tròn cho các hộ dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, kĩ thuật trồng rừng loài bời lời đỏ ở huyện nam trà my, tỉnh quảng nam (Trang 42 - 50)