Đa dạng tài nguyên cây thuốc tại Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa phượng hoàng, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 47)

3.1.1. Đa dng v bc ngành

Kết quả nghiên cứu tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng đã xác định được 608 loài thực vật được ghi nhận sử dụng làm dược liệu, thuộc 454 chi, 153 họ, 5 ngành Thực vật bậc cao có mạch. Tính đa dạng của các loài thực vật có giá trị làm dược liệu tại khu vực nghiên cứu không chỉ thể hiện ở số lượng lớn các taxon bậc ngành mà còn thể hiện ở sự phân bố của các bậc taxon trong mỗi ngành. Số lượng các taxon cụ thể trong từng ngành thực vật:

Bảng 3.1. Sự phân bố cây dược liệu theo từng ngành thực vật tại Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng

Ngành Họ Chi Loài

Tên khoa học Tên Việt Nam

Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng %

Lycopodiophyta Thông đất 2 1,10 3 0,66 9 1,48

Equisetophyta Mộc tặc 1 0,55 1 0,22 2 0,33

Polypodiophyta Dương xỉ 15 8,29 30 6,61 61 10,03

Pinophyta Thông 3 1,66 4 0,88 6 0,99

Magnoliophyta Ngọc lan 132 88,40 416 91,63 530 87,17

Tổng 153 100 454 100 608 100

Kết quả trình bày ở bảng trên cho thấy: thành phần loài thực vật có giá trị làm dược liệu ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng các taxon phân bố ở các ngành là không đều nhau; trong đó Ngọc lan (Magnoliophyta)

là ngành đa dạng nhất với 530 loài (chiếm 87,17%) thuộc 416 chi (chiếm 91,63%) và 132 họ (chiếm 88,40%).

Hình 3.1. Trương quân (Ancistrocladus scandens (Lour.)

Merr. apud L. K. Ke & al)

Hình 3.3. Dạ cẩm

(Hedyotis capitellata Wall. ex G. Don)

Hình 3.2. Lưỡi cọp sọc

(Sansevieria trifasciata Hort. ex Prain)

Hình 3.4. Dây gắm (Gnetum montanum)

Hình 3.5. Mía dò

(Costus speciosus (Koenig) Smith)

Hình 3.6. Núc nác (Oroxylum indicum (L.) Kurz)

3.1.2. Đa dng bc h

Kết quả tổng hợp về tính đa dạng tài nguyên cây thuốc ở bậc họ được thể hiện ở bảng 3.2:

Bảng 3.2. Các họ đa dạng nhất của tài nguyên cây thuốc Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng

TT Tên họ Tên Việt Nam Số loài %

1 Asteraceae Họ Cúc 32 5,26

2 Rubiaceae Họ Cà phê 28 4,61

3 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 26 4,28

4 Moraceae Họ Dâu tằm 23 3,78

5 Cucurbitaceae Bầu bí 18 2,96

6 Verbenaceae Cỏ roi ngựa 18 2,96

7 Araceae Ráy 17 2,80

8 Zingiberaceae Gừng 16 2,63

9 Urticaceae Gai 15 2,47

10 Poaceae Lúa 12 1,97

10 họ đa dạng nhất (6,54% số họ) 205 33,72

Kết quả bảng 3.2 cho thấy, trong nguồn tài nguyên cây dược liệu của khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng thì 10 họ đa dạng nhất chỉ chiếm 6,54% số họ, nhưng lại chiếm tới 33,72% số loài. Họ có số loài nhiều nhất là Cúc (Asteraceae) với 32 loài, chiếm 5,26% tổng số loài cây thuốc ghi nhận được; tiếp theo là các họ: họ Cà phê (Rubiaceae) với 28 loài, chiếm 4,61%; Thầu dầu (Euphorbiaceae) 26 loài, chiếm 4,28%; Dâu tằm (Moraceae) 23 loài, chiếm 3,78%; Bầu bí (Cucurbitaceae); Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) đều có số loài là 18, chiếm 2,96% tổng số loài; tiếp đến là họ Ráy (Araceae) có 17 loài chiếm 2,8%; họ Gừng (Zingiberaceae) với 16 loài, chiếm 2,63%; Gai (Urticaceae) có 15 loài chiếm 2,47% và cuối cùng là họ

Lúa (Poaceae) có số loài là 12, chiếm 1,97% trên tổng số loài. Tại Khu bảo tồn Thần Sa – Phượng Hoàng, 10 họ cây thuốc giàu loài nhất cũng đều nằm trong nhóm các họ đa dạng và phong phú của hệ thực vật Việt Nam.

3.1.3. Đa dng bc chi

Kết quả thống kê đa dạng về bậc chi của tài nguyên cây thuốc được thể hiện tại bảng 3.3:

Bảng 3.3. Các chi đa dạng nhất của tài nguyên cây thuốc tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng

TT Tên chi Họ Số loài %

1 Ficus Moraceae 16 3,52

2 Blumea Asteraceae 12 2,64

3 Fimbristylis Cyperaceae 10 2,20

4 Cyperus Cyperaceae 10 2,20

5 Lithocarpus Fagaceae 10 2,20

6 Elaeocarpus Elaeocarpaceae 10 2,20

7 Syzygium Myrtaceae 8 1,76

8 Ardisia Myrsinaceae 8 1,76

9 Callicarpa Verbenaceae 8 1,76

9 chi đa dạng nhất (1,98% tổng số chi) 92 20,26 Kết quả bảng 3.3. cho thấy, sự phân bố các loài cây thuốc trong các chi là không đều nhau. Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật phải kể đến là chi Ficus (Họ Dâu tằm – Moraceae) có 16 loài chiếm 3,52%, Chi Blumea (Họ Cúc - Asteraceae có 12 loài chiếm 2,64 %, chi Fimbristylis và Cyperus (họ Cói - Cyperaceae); chi Lithocarpus (họ Dẻ - Fagaceae) và chi Elaeocarpus (họ Côm - Elaeocarpaceae) đều có 10 loài chiếm 2,2%; chi Syzygium (họ Sim - Myrtaceae); chi Ardisia (họ Đơn nem - Myrsinaceae); chi Callicarpa (họ Tếch

- Verbenaceae) đều có 8 loài chiếm 1,76%. Chi ít nhất chỉ có 1 loài (Lycopodium, Duabanga, Manglietia, Costus,…).

3.1.4. Đa dng v giá tr bo tn ngun gen cây thuc

Tài nguyên cây thuốc ở Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng không những đa dạng về thành phần loài, mà còn có giá trị bảo tồn cao. Dựa vào một số tài liệu đánh giá tình trạng bảo tồn loài chúng tôi đã tổng hợp số lượng loài ở từng cấp bảo tồn được thể hiện ở bảng 3.4:

Bảng 3.4: Tình trạng bảo tồn các loài quý hiếm theo mức độ phân hạng TT

Loài Tên Khoa học Tên Việt Nam

Tình trạng bảo tồn NĐ 06/

2019

SĐVN, 2007

1 Drynaria bonii Christ Tắc kè đá IIA VU

2 Drynaria fortunei J.Smith Cốt toái bổ IIA EN

3 Goniothalamus vietnamensis Ban Bổ béo đen VU

4 Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. Ba gạc vòng VU

5 Ilex kaushue S.Y.Hu. Chè đắng EN

6 Aristolochia kaempferia Willd. Phòng kỷ lá

tròn VU

7 Mahonia nepalensis (Thunb.) DC. Hoàng liên ô rô IIA EN

8 Podophyllum tonkinense Gagnep. Bát giác liên EN

9 Canarium tramdenum Dai & Yakovl Trám đen VU

10 Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. Đảng sâm IIA VU 11 Gynostemma pentaphyllum (Thunb.)

Makino Giảo cổ lam EN

12 Callerya speciosa (Champ. ex Benth.) Schot Cát sâm, Sâm

nam VU

13 Lithocarpus balansae (Drake) A.Camus Sồi đá lá mác VU 14 Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn. Re hương IIA CR 15 Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr Vàng đắng IIA VU

16 Fibraurea tinctoria Lour. Hoàng đằng IIA VU

17 Stephania dielsiana C.Y.Wu Dòm VU

18 Stephania rotunda Lour. Bình vôi IIA

TT

Loài Tên Khoa học Tên Việt Nam

Tình trạng bảo tồn NĐ 06/

2019

SĐVN, 2007

19 Ardisia silvestris Pitard Khôi VU

20 Melientha suavis Pierre Sắng VU

21 Fagraea fragrans Roxb. Trai lý IIA EN

22 Murraya glabra (Guillaum.) Guillaum. Vương tùng VU 23 Madhuca pasquieri (Dubard ) H. J . Lam Sến mật EN 24 Disporopsis longifolia Craib Hoàng tinh cách IIA VU 25 Anoectochilus setaceus Blume Kim tuyến lông IA EN 26 Nervilia fordii (Hance) Schlechter Thanh thiên quỳ EN 27 Tacca subflabellata P.P.Ling et C.T.Ting Râu hùm VU

28 Paris polyphylla Sm. Bảy lá một hoa IIA VU

Kết quả bảng 3.4 cho thấy: có 28 loài cây thuốc quý hiếm, trong đó, các loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007) là 28 loài bị đe dọa ở các mức độ khác nhau: bậc rất nguy cấp (CR) có 1 loài; bậc đang nguy cấp (EN) có 9 loài; bậc sẽ nguy cấp (VU) có 18 loài.

Số loài có tên trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP là 12 loài, trong đó 1 loài thuộc nhóm IA (nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại: Kim tuyến lông: Anoectochilus setaceus Blume), có 11 loài thuộc nhóm IIA (hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại). Không có loài nào trong Danh lục đỏ của IUCN, 2020. Các loài cây thuốc này cần có giải pháp bảo tồn và phát triển theo 2 phương thức bảo tồn in-situ và ex-situ để tránh nguy cơ bị tuyệt chủng.

3.2. Hiện trạng khai thác, phát triển cây thuốc tại Khu BTTN Thần Sa -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa phượng hoàng, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)