Một số giải pháp bảo tồn và phát triển cây thuốc tại Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa phượng hoàng, tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 64)

Với mục tiêu là quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng – giá trị đa dạng sinh học của Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng nói chung và nguồn cây dược liệu nói riêng, từ kết quả điều tra bước đầu đề

xuất một số giải pháp, bổ sung góp phần hoàn thiện các giải pháp, kế hoạch liên quan hiện có như:

3.6.1. Tăng cường công tác tuyên truyn nâng cao nhn thc cho cán b nhân dân v bo tn đa dng sinh hc và tài nguyên dược liu

- Việc khai thác bừa bãi tài nguyên cây thuốc vẫn xảy ra thường xuyên, vì vậy cầntổ chức tuyên truyền và phổ biến sâu rộng chủ trương, chính sách về phát triển dược liệu đến tất cả cán bộ và tầng lớp nhân dân về giá trị nguồn tài nguyên cây thuốc, bài thuốc,… để tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong tổ chức quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây dược liệu.

- Tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn cho người dân địa phương về các phương pháp khai thác, sử dụng, mở rộng gieo trồng, thu hái bền vững những loài cây thuốc quý.

3.6.2. Nâng cao hiu lc, hiu qu qun lý v dược liu

- Tăng cường, bố trí cán bộ kiểm lâm địa phối hợp chặt chẽ các đơn vị, địa phương trong công tác quản lý nhà nước đối với dược liệu, trong đó phân công đầu mối quản lý và trách nhiệm phối hợp.

- Rà soát, xây dựng và tham mưu ban hành các văn bản để đảm bảo công tác quản lý nhà nước về quản lý, khai thác bền vững nguồn dược liệu tự nhiên. Tăng cường thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu, đặc biệt là nguồn dược liệu dưới tán rừng.

- Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong phát triển dược liệu. Tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học ứng dụng và tiếp nhận chuyển giao các công nghệ tiên tiến, đào tạo nhân lực, công tác bảo tồn, khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu và bảo tồn đa dạng sinh học trong lĩnh vực dược liệu để tạo đột phá trong phát triển dược liệu và tạo ra các sản phẩm có giá trị chữa bệnh và kinh tế cao.

3.6.3. Gii pháp chế biến, tiêu th sn phm dược liu

Triển khai xây dựng các chuỗi liên kết từ khâu trồng, thu hoạch, chế biến và phân phối dược liệu theo hướng liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản). Có giải pháp hỗ trợ giống một số loài dược liệu có thế mạnh cho nhóm hộ để liên kết trồng, tiêu thụ dược liệu theo chuỗi giá trị; tổ chức tập huấn, hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch dược liệu theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái cây thuốc” của Tổ chức Y tế thế giới (WHO-GACP), gắn với chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo phát triển bền vững.

3.6.4. Gii pháp v k thut

- Tiến hành khoanh vùng tại khu rừng tự nhiên thuộc khu bảo tồn; lựa chọn nơi gần ven suối, dưới tán rừng nơi có cây che bóng để trồng các các loại cây như: Tế tân nam, Râu hùm, Thiên niên kiện, Giảo cổ lam, Bình vôi,….

Còn các cây Hoàng đằng, Bách bộ, Dây đau xương, Hà thủ ô đỏ,… ở thung lũng nơi có ánh sáng.

- Thực hiện trong khu vực vườn rừng của một số hộ gia đình tại xã thuộc vùng đệm của Khu bảo tồn, các loài ưu tiên có thị trường tiêu thụ.

- Xây dựng các vườn cây thuốc tại mỗi xã trong khu Bảo tồn nhằm bảo tồn các loài cây thuốc quý hiếm, có giá trị và phát triển chúng thành nguồn giống phục vụ cho chương trình phát triển cây dược liệu của địa phương.

Quan tâm và đầu tư trong nghiên cứu bảo tồn và phát triển tài nguyên cây dược liệu. Xây dựng và thành lập hợp tác xã trồng thuốc Nam ngay tại các xã sẽ đem lại hiệu quả trong việc bảo tồn và phát triển cây thuốc, đồng thời sẽ nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho người dân, làm tiền đề cho chỉ đạo trong quá trình thực hiện và duy trì, phát triển mô hình bền vững tại địa phương.

- Đối với các loài cây thuốc quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam, 2007, Nghị định 06/2019/NĐ-CP, hiện đang có nguy cơ bị đe dọa cần được bảo tồn nguyên vị (in - situ) trong các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Và bảo tồn

chuyển vị (ex - situ): Xây dựng vườn cây thuốc trong khu Bảo tồn nhằm bảo tồn các loài cây thuốc quý hiếm, có giá trị và phát triển chúng thành nguồn giống phục vụ cho chương trình phát triển cây dược liệu của địa phương.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa phượng hoàng, tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)