Phương pháp điều tra thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa phượng hoàng, tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 2.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

- Phương pháp phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn là người dân thường xuyên vào rừng, cán bộ khu bảo tồn, thầy lang có am hiểu về tài nguyên cây thuốc, việc thực hiện phỏng vấn, trao đổi được thực hiện ngay trên thực địa trong quá trình đi điều tra thực địa có sự tham gia. Các câu hỏi tập trung trao đổi về thành phần loài, công dụng, bộ phận sử dụng, sử dụng để chữa bệnh gì, cách chế biến, thời điểm thu hái, khu vực phân bố, thang điểm cho các loài cây trong khu vực nghiên cứu,… Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 150 người, trung bình mỗi xã phỏng vấn 30 người.

- Phương pháp điều tra thực địa:

Phương pháp điều tra theo tuyến: Sử dụng bản đồ hiện trạng nhằm sơ thám và xác định các tuyến điều tra cho từng xã chủ yếu dựa vào đường dân sinh, đường mòn làm tuyến điều tra chính. Các tuyến điều tra được xác định theo 2 hướng là song song và vuông góc với đường đồng mức, cự li giữa hai tuyến khoảng 50-100m tùy vào địa hình khu vực điều tra.

Tuyến điều tra thực vật được thiết kế để kiểm tra các thông tin đã được thảo luận với các cán bộ địa phương và người dân am hiểu về cây dược liệu hiện trạng phân bố, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng.

Các tuyến được bố trí điển hình (dựa trên bản đồ phân bố lý thuyết) trên các kiểu sinh cảnh được dự đoán có khả năng xuất hiện nhiều các loài dược liệu, đi qua các đai cao khác nhau, núi đá, núi đất, các kiểu thảm thực vật khác nhau, đại diện cho từng khu vực nghiên cứu. Trên mỗi tuyến quan sát sang hai bên, mỗi bên 5m. Dùng máy định vị GPS để xác định phân bố của các loài nguy, cấp quý hiếm trên các tuyến điều tra vào bản đồ thảm thực vật rừng của KBT thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng.

Để có thể điều tra tổng thể về khu hệ thực vật rừng, nghiên cứu đã tiến hành lập 26 tuyến, chiều dài tuyến phụ thuộc vào địa hình của sinh cảnh. Trên một số tuyến, thiết lập các OTC có diện tích 500m2 ở các vị trí địa hình khác

nhau (chân núi, sườn núi, đỉnh núi) để thu thập nhưng thông tin về thành phần loài cây, mật độ cây, khả năng tái sinh của cây thuốc. Vị trí các tuyến đã lập được trình bày cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Tuyến điều tra thực địa STT

tuyến Địa điểm Vị trí Tọa độ UTM 48N Ghi

chú

X Y

1 Trung Sơn - Thần Sa Điểm đầu 592362 2411605 D1 Điểm cuối 591796 2408830 C1 2 Ngọc Sơn - Thần Sa Điểm đầu 592205 2412102 D2 Điểm cuối 590696 2409422 C2 3 Kim Sơn - Thần Sa Điểm đầu 593113 2410614 D3 Điểm cuối 593373 2408435 C3 4 Ngọc Sơn 2 - Thần Sa Điểm đầu 591746 2412712 D4 Điểm cuối 590920 2410846 C4 5 Cao Sơn - Thần Sa Điểm đầu 592211 2415430 D5 Điểm cuối 590071 2414386 C5 6 Lũng chuối – Thần Sa Điểm đầu 591846 2416322 D6

Điểm cuối 591632 2417121 C6 7 Tân Kim – Thần Sa Điểm đầu 593545 2419659 D7 Điểm cuối 595,518 2,417,450 C7 8 An Thành - Thượng Nung Điểm đầu 599154 2410558 D8 Điểm cuối 596099 2410092 C8 9 Trung Thành - Thượng Nung Điểm đầu 599813 2412910 D9 Điểm cuối 596148 2413212 C9 10 Lân Hoài - Thượng Nung Điểm đầu 601429 2413655 D10

Điểm cuối 595709 2412069 C10 11 Lũng Cà - Thượng Nung Điểm đầu 600298 2416235 D11

STT

tuyến Địa điểm Vị trí Tọa độ UTM 48N Ghi

chú

X Y

Điểm cuối 597470 2412464 C11 12 Tân Thành - Thượng Nung Điểm đầu 599375 2413601 D12 Điểm cuối 596860 2416805 C12 13 Lũng Luông - Thượng Nung Điểm đầu 599409 2412289 D13 Điểm cuối 596984 2414957 C13 14 Phú Cốc - Sảng Mộc Điểm đầu 602330 2418470 D14 Điểm cuối 603095 2416580 C14

15 Nà Ca - Sảng Mộc Điểm đầu 606568 2416118 D15

Điểm cuối 606450 2419570 C15 16 Bản Chấu - Sảng Mộc Điểm đầu 604579 2420211 D16 Điểm cuối 606655 2420966 C16 17 Khuẩy Sà - Sảng Mộc Điểm đầu 603911 2419418 D17

Điểm cuối 605505 2418480 C17 18 Bản Mùn - Nghinh Tường Điểm đầu 609003 2420693 D18 Điểm cuối 607190 2422186 C18 19 Bản Cái - Nghinh Tường Điểm đầu 611151 2422871 D19 Điểm cuối 610254 2425253 C19 20 Thượng Lương - Nghinh Tường Điểm đầu 611494 2423338 D20 Điểm cuối 610436 2426313 C20 21 Nà Lẹng – Nghinh Tường Điểm đầu 608481 2419541 D21

Điểm cuối 607985 2419228 C21 22 Khe Cái - Vũ Chấn Điểm đầu 606997 2415229 D22 Điểm cuối 604394 2416002 C22 23 Khe Cái - Vũ Chấn Điểm đầu 606496 2414414 D23

STT

tuyến Địa điểm Vị trí Tọa độ UTM 48N Ghi

chú

X Y

Điểm cuối 603925 2414902 C23 24 Khe Cái - Vũ Chấn Điểm đầu 605625 2413353 D24 Điểm cuối 602985 2413438 C24

25 Khe Lọi – Vũ Chấn Điểm đầu 605802 2418955 D25 Điểm cuối 604112 2417962 C25

26 Khu vực Cúc Đường

Điểm đầu 601443 2411041 D26 Điểm cuối 600795 2410485. C26

Các OTC được đánh dấu ngoài hiện trường thông qua hệ thống cột mốc gồm 4 cột đặt ở 4 gúc của ụ. Phần trờn mặt đất 0,5m ghi rừ số hiệu OTC và hướng xác định các góc còn lại. Trong ô tiêu chuẩn điều tra, thống kê toàn bộ các loài cây thuốc là cây gỗ, cây bụi, cây thân thảo, dây leo, tình trạng sinh trưởng, khả năng tái sinh, đặc điểm vật hậu… vào phiếu điều tra.

Việc điều tra, xác định các loài cây thuốc dựa vào một số tài liệu chuyên ngành như:

+ Vừ Văn Chi (2012), Từ điển cõy thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội + Nguyễn Tiến Bân (2001, 2003, 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập I, II, II, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội

+ Phạm Hoàng Hộ (1999, 2000), Cây cỏ Việt Nam

+ Đỗ Tất Lợi (2015): Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Nxb Thời đại, Hà Nội.

+ Viện dược liệu (2016): Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Những loài quan trọng cần giám sát để quản lý và bảo vệ được xác định như là các loài nguy cấp, quý hiếm đã được ghi trong Nghị định số

06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, những loài thuộc sách đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục đỏ IUCN năm 2020.

+ Sử dụng GPS, smartphone lưu vị trí các cây thuốc để tiến hành xây dựng bản đồ phân bố một số loài cây thuốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa phượng hoàng, tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)