Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa phượng hoàng, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

1.2.1.1. Vị trí địa lý

Vị trí địa lý: Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc địa giới hành chớnh huyện Vừ Nhai, cỏch thành phố Thỏi Nguyờn khoảng 40km về phớa Bắc, có tọa độ địa lý: 105051’05’’ đến 106008’38’’ kinh độ Đông 21045’12’’ đến 21056’30’’ vĩ độ Bắc.

-Phía Bắc giáp huyện Na Rì, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

-Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

-Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

-Phớa Nam giỏp với huyện Vừ Nhai, tỉnh Thỏi Nguyờn.

Khu bảo tồn nằm trong địa giới hành chính của 7 xã và một thị trấn thuộc huyện Vừ Nhai gồm: Thị trấn Đỡnh Cả, xó Phỳ Thượng, xó Sảng Mộc, xã Thần Sa, xã Thượng Nung, xã Nghinh Tường, xã Vũ Chấn, xã Cúc Đường.

Với tổng diện tích đất quy hoạch khu rừng đặc dụng là 19.913,54 ha.

1.2.1.2. Địa hình địa thế

Địa hình: Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng có địa hình bị chia cắt khá mạnh, do lịch sử kiến tạo địa chất và tạo sơn hình thành. Chúng có đặc điểm chung là: núi đá có dốc lớn, bị chia cắt sâu. Có 3 kiểu địa hình chính như: địa hình đồi núi thấp; địa hình núi đá vôi và kiểu địa hình trũng nằm xen kẽ giữa núi đá vôi và núi đồi đất.

1.2.1.3. Khí hậu - thuỷ văn

Khí hậu: Khí hậu nóng ẩm, mưa mùa, lạnh về mùa đông, mặt khác do ảnh hưởng bởi hoàn cảnh địa lý, địa hình của dãy núi Bắc Sơn (bắt nguồn từ Bắc Sơn đến Vừ Nhai, Đồng Hỷ) tạo ra kiểu khớ hậu đặc sắc, khắc nghiệt hơn so với các vùng khác trong tỉnh, nóng nhiều về mùa hè, lạnh hơn và thường có sương muối vào mùa đông.

Một năm cú hai mựa rừ rệt: Mựa mưa từ thỏng 5 đến thỏng 9; mựa khụ từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ không khí trung bình năm 22,30C; nhiệt độ không khí tối thấp trung bình năm 19,30C, nhiệt độ không khí tối cao trung bình năm 26,90C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.400 mm đến 1.600 mm.

Thuỷ văn: Mật độ dòng chảy bề mặt thấp do điều kiện địa hình núi đá vôi, nhiều hang động Các-xtơ và suối ngầm. Dòng chảy tương đối hẹp, độ dốc dòng chảy lớn. Có suối ngầm, có sự xuất hiện đột ngột dòng chảy trên bề mặt tạo nên cảnh quan đẹp trong Khu BTTN. Điều kiện khí hậu cùng với đặc điểm địa hình địa mạo tạo nên những vùng có tài nguyên động, thực vật rừng phong phú, đặc hữu và quý hiếm.

1.2.1.4. Địa chất - thổ nhưỡng

Khu bảo tồn gồm 2 loại đất chính: Nhóm đất màu nâu đỏ trên núi đá vôi và những nơi dốc tụ chân núi đá; đất có độ phì cao nên thường bị đồng bào

phát nương làm rẫy. Đất có thành phần cơ giới nặng, hơi chua, tầng B phát triển mạnh và có mầu đỏ tươi rất dễ nhận biết. Loại đất đỏ vàng hoặc vàng xám trên phiến thạch sét và đá biến chất: Đây là loại đất chiếm diện tích khá lớn, tầng đất từ mỏng đến trung bình và dày. Phân bố chủ yếu ở các vùng đồi núi đất có độ cao dưới 300 - 600m, loại đất này có thành phần cơ giới biến động khá mạnh nằm trong giới hạn từ cát pha đến thịt nặng, trên các loại đá biến chất có thành phần cơ giới nhẹ hơn so với trên đá phiến thạch sét, đất thuộc loại chua, kết cấu kém hơn loại đất trên.

1.2.1.5. Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng: Theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể và hệ thống phân loại thảm thực vật Việt Nam của Thái Văn Trừng, thảm thực vật trong khu bảo tồn do có độ cao thấp nên hầu hết các kiểu rừng đều thuộc rừng mưa nhiệt đới ẩm núi thấp. Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng là nơi giao thoa của nhiều luồng thực vật khác nhau, kết hợp điều kiện khí hậu và địa hình của khu vực đã tạo nên tính đa dạng, phong phú về thành phần loài thực vật ở đây. Hệ động vật trong Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc khu hệ động vật vùng Đông Bắc Việt Nam. Đây là hệ động vật đặc trưng cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi. Đa số các loài động vật ở đây có ưu thế là thích nghi với điều kiện địa hình hiểm trở, có khả năng vận động kiếm ăn tốt nơi địa hình phức tạp.

1.2.2. Điu kin kinh tế - xã hi

Trong khu vực có 6 dân tộc sinh sống là Tày, Dao, Nùng, Kinh, H’Mông, Cao Lan. Dân tộc Tày có số dân đông nhất (với 8.717 người, chiếm 41,72 %), sau đó đến dân tộc Dao (4.414 người, chiếm 21,12%).

Dõn số nằm trong vựng đệm và vựng lừi KBT cú 4.929 hộ với 20.592 nhân khẩu. Mật độ đông nhất là thị trấn Đình Cả (358 người/km2), thấp nhất là xã Thần Sa (23 người/km2). Số lượng nhân khẩu tập trung đông nhất ở 5 khu vực là Phú Thượng, thị trấn Đình Cả, Nghinh Tường, Vũ Chấn, Sảng Mộc chiếm 77,68% tổng số dân. Xã có số dân ít nhất là Thượng Nung với 2.193

khẩu chiếm 10,65%. Trình độ dân trí không cao, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế. Đa số các hộ gia đình vẫn canh tác theo lối truyền thống, khai thác quá mức tài nguyên đất, tài nguyên rừng.

Thu nhập bình quân đạt 3,5 triệu đồng/người/năm. Số hộ nghèo trong khu vực là 1.921 hộ, chiếm 39% tổng số hộ. Do cuộc sống khó khăn, người dân thường xuyên vào rừng kiếm củi, khai thác gỗ, LSNG,... người dân sống tại các xã thuộc khu bảo tồn chiếm trên 95% là sản xuất nông nghiệp. Vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của Khu bảo tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa phượng hoàng, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)