Nội dung tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH lê tám​ (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

2.4 Nội dung tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành cần phải xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành phải dựa vào căn cứ sau:

 Căn cứ vào đặt điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp

 Căn cư vào đặt điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

 Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý.

2.4.2 Kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành sản phẩm

Kỳ tính giá thành: Là thời kỳ bộ phận giá thành cần thiết tiến hành công việc tính giá thành cho đối tượng tính giá thành, thông thường các doanh nghiệp sản xuất với khối lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ liên tục thì kì tính giá thành thích hợp vào thời điểm cuối mỗi tháng. Nhiều doanh nghiệp tổ chức đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hoặc loạt sản phẩm đó chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất của sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm đó, thì chu lỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm mà sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm đó đã hoàn thành.

Đơn vị tính giá thành: Là đơn vị tính được thừa nhận phổ biến trong nền kinh tế quốc dân, phù hợp với tính chất lý, hóa của sản phẩm. Đơn vị tính giá thành thực tế phải thống nhất với đơn vị tính giá thành kế hoạch của doanh nghiệp.

2.4.3 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp hay hệ thống các phương pháp được vận dụng để xác định tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Theo quy định, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất phải được tính theo khoản mục sau:

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 Chi phí nhân công trực tiếp

 Chi phí sản xuất chung

Tùy vào yêu cầu quản trị của doanh nghiệp mà các khoản mục quy định trên có thể chi tiết hơn để phục vụ thiết thực cho doanh nghiệp trong việc phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, các khoản chi phí chi tiết hơn tới giá thành sản phẩm.

Theo quan điểm truyền thống, các doanh nghiệp thường sử dụng các phương pháp tính giá thành sau:

 Phương pháp tính giá thành giản đơn

 Phương pháp tính giá thành phân bước

 Phương pháp tính giá thành định mức

 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Ngoài ra còn sử dụng phương pháp kế toán để tính ra hệ số hay tỷ lệ nhằm tính được giá thành của những sản phẩm cùng loại

Các doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ, cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý sản xuất và tính giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành.

Phương pháp tính giá thành giản đơn thường được sử dụng trong doanh nghiệp

Phương pháp này còn gọi là phương pháp trực tiếp: căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp cho đối tượng tính giá thành , kế toán chia cho giá thành hoàn thành.

Phương pháp này áp dụng thích hợp cho những sản phẩm, công việc có quy trình đơn giản. khép kín, tổ chức sản phẩm nhiều chu kỳ ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

Trường hợp cuối tháng có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định thì cần tổ chức đánh giá thành sản phẩm làm dở dang cuối kỳ phương pháp hợp lý.

Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí sản xuất của sản phẩm làm dở dang đã xác định giá thành sản phẩm hoàn thành tính cho cùng khoản mục chi phí theo công thức:

Giá thành đơn vị được tính theo công thức:

Z = Dđk + C – Dck Zđv =

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH lê tám​ (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)