Phân tích, thiết kế hệ thống

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm hổ trợ tìm hiểu rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác đoàn. (Trang 21 - 25)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, THIÊT KẾ HỆ THỐNG

2.2. Phân tích, thiết kế hệ thống

2.2.1. Phân tích hệ thống về chức năng.

Từ các phân tích về chức năng của phần mềm ở trên, ta có thể mô hình hóa các chức năng của hệ thống thành sơ đồ sau:

Hình 2.1: Sơ đồ phân rả chức năng mức đỉnh.

Từ sơ đồ trên, ta có thể thấy đƣợc hệ thống phải cung cấp đƣợc các chức năng sau:

2.2.1.1. Chức năng cung cấp tài liệu cho người sữ dụng.

Chức năng cung cấp công cụ hổ trợ luyện tập kỹ năng có thể mô hình hóa bằng sơ đồ sau:

Hình 2.2: Sơ đồ phân rả chức năng mức dưới đỉnh – chức năng cung cấp tài liệu

Hệ thống phải có khả năng cung cấp tài liệu cho người sữ dụng đọc, tìm hiểu. Tài liệu đƣợc cung cấp phải đƣợc phân loại để tạo sự dể dàng trong lúc tìm kiếm, lựa chọn khi muốn tham khảo.

Hệ thống có khả năng hiển thị danh sách các tài liệu đang có trong cơ sở dữ liệu.

Cho phép người sữ dụng tìm kiếm tài liệu theo các điều kiện: hiển thị tất cả tài liệu, hiển thị tài liệu theo loại, hiển thị tài liệu theo tên, theo mô tả.

Khi người sữ dụng tham khảo một tài liệu nào đó, hệ thống có khả năng cho phép người sữ dụng chỉnh sửa, in ấn tài liệu đó.

Hệ thống phải cho phép người sữ dụng thêm các tài liệu khác khi người sữ dụng có nhu cầu. Khi thêm tài liệu mới, người sữ dụng nhập thông tin về tài liệu đó bao gồm tên tài liệu, mô tả tài liệu, phân loại tài liệu. Sau khi chọn thông tin xong, người dùng có thể chọn đến file tài liệu có sẳn để sao chép file tài liệu đó vào cơ sở dữ liệu.

Khi người sữ dụng thêm tài liệu mới, hệ thống cho phép người người sử dụng tạo loại tài liệu mới để giúp việc phân loại tài liệu đƣợc dể dàng hơn. Khi tạo loại tài liệu mới, người dùng chỉ cần nhập tên loại tài liệu và mô tả để tạo mới loại tài liệu.

2.2.1.2. Chức năng cung cấp công cụ luyện tập kỹ năng đoàn.

Chức năng cung cấp công cụ hổ trợ luyện tập kỹ năng có thể mô hình hóa bằng sơ đồ sau:

Hình 2.3: Sơ đồ phân rả chức năng mức dưới đỉnh – chức năng cung cấp công cụ rèn luyện kỹ năng

Đối với công cụ luyện tập Morse:

Hệ thống cho phép người sữ dụng luyện tập khả năng nhận Morse thông qua nghe âm thanh tương ứng với xâu kí tự ngẫu nhiên hoặc được nhập vào. Người sử dụng có thể chọn chế độ phát bản văn, nghe mã Morse của bản văn, nhập bản văn nghe đƣợc và nộp để xem kết quả nhận tin của mình.

Hệ thống cho phép người sử dụng lựa chọn chế độ phát bản tin. Các chế độ phát bản tin gồm có:

- Phát bản văn ngẫu nhiên gồm chữ cái và chữ số. Khi chọn chế độ này, hệ thống sẻ tạo một bản văn ngẫu nhiên gồm cả chữ cái và số.

Ví dụ: “hkas yd18 712n 9187”.

- Phát ngẫu nhiên bản văn gồm chữ cái. Khi chọn chế độ này, hệ thống sẻ tạo ta một băn văn ngẫu nhiên chỉ gồm các chữ cái.

Ví dụ: “asdjh aksjd akshd ua sdjh kakj”.

- Phát bản văn ngẫu nhiên gồm một số kí tự xác định. Khi chọn chế độ này, người sữ dụng sẻ nhập vào một số kí tự mà họ muốn hệ thống phát. Khi đó, hệ thống sẻ tạo một bản văn ngẫu nhiên từ các kí tự đƣợc nhập vào.

Ví dụ: nhập vào các kí tự: abchy

Bản văn đƣợc tạo ngẫu nhiên có thể là: “acby acchb aybh ahhbc”.

- Phát bản văn đƣợc lấy từ file nguồn. Khi chọn chế độ này, hệ thống sẻ lấy một dòng kí tự trong file text nguon.txt để làm bản văn.

Hệ thống cho phép người sữ dụng lựa chọn cấp độ phát bản văn. Cấp độ phát bản văn chính là tốc độ phát. Tốc độ phát chia làm 4 bật: chậm, vừa, hơi nhanh, nhanh.

Sau khi chọn chế độ phát và cấp độ phát, người sữ dụng có thể yêu cầu hệ thống phát bản văn.

Hệ thống còn cho phép người sữ dụng nhập một bản văn vào và phát bản văn vừa được nhập đó. Chức năng này giúp người sữ dụng có thể chủ động hơn với bản văn đƣợc chọn.

Sau khi chọn chế độ và cấp độ phát, hệ thống cho phép người sữ dụng bật, tắt việc phát bản văn qua các nút chọn: phát, phát lại, dừng phát. Khi bấm nút phát, hệ thống sẻ tạo file âm thanh và phát bản văn. Khi bấm nút phát lại, hệ thống sẻ phát lại bản văn vừa đƣợc phát, hoặc đang phát giữa chừng. Khi bấm nút dừng phát, hệ thống sẻ ngắt việc phát.

Hệ thống còn cho phép người sử dụng nộp bản văn nghe được bằng cách nhập bản văn nghe được vào ô text và nhấn nộp. Sau khi nhận bản văn của người sữ dụng, hệ thống sẻ kiểm tra bản văn đó và thông báo kết quả cho người sữ dụng.

Đối với công cụ luyện Semaphore.

Hệ thống cho phép người sữ dụng luyện tập khả năng nhận Semaphore thông qua xem các hình ảnh tương ứng với xâu kí tự ngẫu nhiên hoặc được nhập vào. Người sử dụng có thể chọn chế độ phát bản văn, xem mã Semaphore của bản văn, nhập bản văn nghe đƣợc và nộp để xem kết quả nhận tin của mình.

Hệ thống cho phép người sử dụng lựa chọn chế độ phát bản tin. Các chế độ phát bản tin gồm có:

- Phát bản văn ngẫu nhiên gồm chữ cái và chữ số. Khi chọn chế độ này, hệ thống sẻ tạo một bản văn ngẫu nhiên gồm cả chữ cái và số.

Ví dụ: “hkas yd18 712n 9187”.

- Phát ngẫu nhiên bản văn gồm chữ cái. Khi chọn chế độ này, hệ thống sẻ tạo ta một băn văn ngẫu nhiên chỉ gồm các chữ cái.

Ví dụ: “asdjh aksjd akshd ua sdjh kakj”.

- Phát bản văn ngẫu nhiên gồm một số kí tự xác định. Khi chọn chế độ này, người sữ dụng sẻ nhập vào một số kí tự mà họ muốn hệ thống phát. Khi đó, hệ thống sẻ tạo một bản văn ngẫu nhiên từ các kí tự đƣợc nhập vào.

Ví dụ: nhập vào các kí tự: abchy

Bản văn đƣợc tạo ngẫu nhiên có thể là: “acby acchb aybh ahhbc”.

- Phát bản văn đƣợc lấy từ file nguồn. Khi chọn chế độ này, hệ thống sẻ lấy một dòng kí tự trong file text nguon.txt để làm bản văn.

Hệ thống cho phép người sữ dụng lựa chọn cấp độ phát bản văn. Cấp độ phát bản văn chính là tốc độ phát. Tốc độ phát chia làm 3 bật: chậm, vừa, nhanh. Sau khi chọn chế độ phát và cấp độ phát, người sữ dụng có thể yêu cầu hệ thống phát bản văn.

Hệ thống còn cho phép người sữ dụng nhập một bản văn vào và phát bản văn vừa được nhập đó. Chức năng này giúp người sữ dụng có thể chủ động hơn với bản văn đƣợc chọn.

Sau khi chọn chế độ và cấp độ phát, hệ thống cho phép người sữ dụng bật, tắt việc phát bản văn qua các nút chọn: phát, phát lại, dừng phát. Khi bấm nút phát, hệ thống sẻ lựa chọn hỡnh ảnh và hiển thị hỡnh ảnh cho người sữ dụng theo dừi. Khi bấm nút phát lại, hệ thống sẻ phát lại bản văn vừa đƣợc phát, hoặc đang phát giữa chừng.

Khi bấm nút dừng phát, hệ thống sẻ ngắt việc phát.

Hệ thống còn cho phép người sử dụng nộp bản văn nhận được bằng cách nhập bản văn nghe được vào ô text và nhấn nộp. Sau khi nhận bản văn của người sữ dụng, hệ thống sẻ kiểm tra bản văn đó và thông báo kết quả cho người sữ dụng.

2.2.2. Phân tích hệ thống về dữ liệu.

Dữ liệu phục vụ chức năng cung cấp tài liệu cho người sữ dụng.

Ta thấy, đối với chức năng cung cấp tài liệu cho người sữ dụng, dữ liệu chính là tài liệu đƣợc cung cấp và các thông tin chung về tài liệu nhƣ tên tài liệu, mô tả. Bên cạnh đó, tài liệu cung cấp cho người sữ dụng có số lượng lớn và số lượng có thể thay đỗi do người sữ dụng có thể thêm hoặc xóa tài liệu. Do đó, các tài liệu này phải được lưu trữ trong thư mục hoặc CSDL để thuận tiện cho các thao tác tạo tài liệu, xem tài liệu cũng nhƣ in ấn tài liệu.

Để tạo sự ràng buộc khi lưu trữ tài liệu và thông tin về tài liệu đó ở cơ sở dữ liệu, ta phải dùng một thuộc tính làm khóa cho các trường dữ liệu. Dữ liệu quan trọng nhất của chúng ta là các file văn bản gồm cả kí tự và hình ảnh, do đó không thể sữ dụng các kiểu dữ liệu cơ bản của cơ sở dữ liệu nhƣ text hoặc number làm kiểu dữ liệu khi lưu trử. Cách thức lưu trữ các file tài liệu này cần đảm bảo cho khả năng truy cập được thuận tiện, nhanh chóng nhất giúp người dùng có thể sử dụng chức năng này một cách thoải mái nhất có thể.

Lưu trữ file tài liệu có nhiều cách: lưu trực tiếp vào cơ sở dữ liệu, hoặc lưu ở thư mục chỉ định. Lưu trực tiếp vào cơ sở dữ liệu đảm bảo sự bảo mật cho dữ liệu song quá trình thao tác với file tài liệu sẻ không nhanh chóng, hiệu quả bằng các thao tác trực tiếp với file trên thư mục. Lưu file vào thư mục giúp các thao tác với file được nhanh chóng, hiệu quả hơn, song tính bảo mật không cao do người sữ dụng có thể thao tác trực tiếp với thư mục lưu trữ file tài liệu. Để đảm bảo sự bảo mật cho file tài liệu ở thư mục, ta có thể nâng cao các thuộc tính bảo mật của thư mục, chặn người dùng thao tác trực tiếp với thƣ mục đó. Kiểu file tài liệu cũng cần thống nhất để việc xử lý trở nên đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả.

Dữ liệu phục vụ công cụ hỗ trợ rèn luyện.

Đối với chức năng cung cấp công cụ hỗ trợ rèn luyện kỹ năng, thông tin đƣợc xữ lý ở đây là âm thanh và hình ảnh. Những âm thanh và hình ảnh này không có sự thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình, do đó ta không cần sữ dụng đến cơ sở dữ liệu để lưu các thông tin này.

Khi sữ dụng các công cụ hỗ trợ rèn luyện kỹ năng này, người dùng chỉ cần nhập vào đoạn bản văn, khi đó hệ thống sẻ dựa vào bản văn đƣợc nhập vào mà tạo ra đoạn âm thanh đối với mã Morse hoặc chọn các hình ảnh theo thứ tự các kí tự trong bản văn đối với mã Semaphore và xuất ra âm thanh hoặc hình ảnh cho người sử dụng.

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm hổ trợ tìm hiểu rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác đoàn. (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)