CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2. THUYẾT MINH SƠ ĐỒ
3.2.3. Xác định một số thông số về chỉ tiêu của nguyên liệu khô
Mục đích: Để xác định độ ẩm của hạt điều nhuộm. Để xác định độ ẩm ta dùng tủ sấy và tiến hành sấy ở nhiệt độ 800C
Cách tiến hành
Chuẩn bị sẵn 5 chén sứ đã được rửa sạch, đánh số thứ tự và sấy trong tủ sấy trong 3 giờ. Sau khi sấy xong lấy ra cho vào bình hút ẩm cho đến khi đạt nhiệt độ phòng thì đem cân các chén sứ trên cân phân tích. Ghi kí hiệu mẫu
Lấy vào mỗi chén sứ 5 gam hạt điều nhuộm theo kí hiệu của mẫu đã ghi trên chén sứ. Tiến hành sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 800C. Sau khi sấy khoảng 8 giờ, lấy mẫu ra cho vào bình hút ẩm cho đến khi nguội hẳn thì tiến hành cân khối lượng.
Sau đó cứ 8 giờ ta lại tiến hành quá trình trên một lần cho đến khi khối lượng của mẫu (hạt điều và chén sứ) giữa hai lần cân gần như không đổi.
Tiến hành như vậy 6 lần thì xác định được độ ẩm của 5 chén sứ.
Độ ẩm của mỗi mẫu là hiệu số giữa khối lượng mẫu trước và sau khi cân.
Độ ẩm chung là độ ẩm trung bình của 5 mẫu.
Cách tính độ ẩm - Độ ẩm của mỗi mẫu
% ) 100
(%) (
2 3 2
1
m
m m W m
- Độ ẩm trung bình
SVTH: Phan Thục Uyên Trang 32 5
(%) (%)
5
1
W Wtb
Trong đó:
m1: khối lượng chén sứ (g) m2: Khối lượng hạt điều nhuộm (g) m3: Khối lượng chén sứ và mẫu sau khi sấy (g)
W(%): Độ ẩm của mẫu W(%): Độ ẩm trung bình
Kết quả
Bảng 3.1: Độ ẩm của nguyên liệu
STT m1 m2 m3 W(%) Wtb(%)
1 29,454 5,009 33,879 11,659
12,216
2 30,195 5,008 34,617 11,701
3 30,687 5,011 35,015 13,630
4 33,381 5,010 37,802 11,756
5 30,142 5,011 34,535 12,333
Vậy độ ẩm trung bình của hạt điều nhuộm là 12,216%
Nhận xét
Độ ẩm của hạt điều nhuộm chính là hàm lượng nước có trong cơm của hạt.
Như vậy trong thành phần cơm của hạt có 12,216% là nước. Độ ẩm càng lớn thì gây nhiều khó khăn trong việc bảo quản, vì đó là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, kích thích sự nảy mầm, đồng thời trong điều kiện đó dễ xảy ra các phản ứng oxy hóa giữa các chất trong hạt, có thể làm cho hạt mất đi những tính ban đầu và khả năng tạo màu.
3.2.3.2. Hàm lượng tro
Mục đích: Để xác định tổng hàm lượng chất vô cơ có trong hạt điều nhuộm.
Cách tiến hành
Lấy 5 mẫu đã được xác định độ ẩm ở trên đem đi tro hóa ở 7000C. Sau khi tro hóa trong 10 giờ ta lấy mẫu ra, cho vào bình hút ẩm đến khi nguội hẳn thì đem cân mẫu trên cân phân tích. Tiếp tục tro hóa thêm 10 phút, thực hiện tương tự đến khi khối lượng giữa 2 lần cân gần như không đổi thì dừng lại.
SVTH: Phan Thục Uyên Trang 33 Hàm lượng tro là hiệu số khối lượng mẫu sau khi đem tro hóa với khối lượng chén sứ ban đầu
Cách tính hàm lượng tro - Hàm lượng tro
% 100
%
0 1
2
m m Tro m
- Hàm lượng tro trung bình
5
%
%
5
1 ) (
tro Trotrungbình
Trong đó:
m0: Khối lượng hạt điều nhuộm (g) m1: Khối lượng chén sứ (g) m2: Khối lượng chén sứ và hạt điều nhuộm sau khi tro hóa (g)
Kết quả
Bảng 3.2. Hàm lượng tro của nguyên liệu
STT m0 m1 m2 Tro (%) Trung bình(%)
1 5,009 29,454 29,701 4,931
4,695
2 5,008 30,195 30,426 4,613
3 5,011 30,687 30,919 4,630
4 5,010 33,381 33,656 5,490
5 5,011 30,142 30,333 3,812
Vậy tổng hàm lượng các chất vô cơ có trong hạt điều nhuộm là 4,695%
3.2.3.3. Xác định hàm lượng kim loại
Mục đích: xác định hàm lượng của một số kim loại có trong hạt điều nhuộm.
Cách tiến hành
Mẫu sau khi tro hóa được hòa tan bằng dung dịch HNO3 đặc rồi định mức trong bình định mức 50 ml.
Lấy dung dịch đã định mức đó đem đi xác định hàm lượng một số kim loại bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS.
Kết quả
SVTH: Phan Thục Uyên Trang 34 Bảng 3.3: Hàm lượng một số kim loại trong nguyên liệu
Kim loại Cu Pb Zn Cd Ni Hg
Hàm lượng (mg/kg hạt
điều)
11,2153 0,3264 12,2558 0,0709 0,8862 0,0114
TCVN 30 2,0 20 1,0 - 0,05
Qua bảng 3.3 và tiêu chuẩn Việt Nam về hàm lượng các kim loại nặng cho phép trong thực phẩm ta thấy nguyên liệu hạt điều nhuộm đạt những quy định về hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd, Hg) theo quy định của Bộ Y Tế Việt Nam
3.2.4. Khảo sát các thông số tối ưu chiết tách phẩm màu annatto E ở quy mô