1.2. Cơ sở lí luận của đề tài
1.2.6. Đặc điểm chương trình - Sinh học 11, THPT
Chương trình Sinh học 11, THPT tiếp tục chương trình sinh học 10, THPT (Sinh học Tế bào) về phần Sinh học cơ thể là cấp độ tổ chức của hệ thống sống cao hơn cấp độ tế bào, thể hiện sự liên tục trong chương trình THPT.
Phần Sinh học cơ thể thực vật trong chương trình Sinh học 11, trong phần này HS sẽ được nghiên cứu về những quá trình sinh học cơ bản chủ yếu của cơ thể thực vật và động vật: chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng phát triển và sinh sản, cụ thể qua 4 chương trong chương trình sinh học 11. Nội dung kiến thức được tóm tắt thông qua bảng 1.1
Bảng 1.1. Bảng tóm tắt nội dung kiến thức cơ bản phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 nâng cao
Chương Nội dung kiến thức
CHƯƠNG 1.
CHUYỂN HểA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Phần A: Trao đổi nước và muối khoáng, quang hợp và hô hấp ở thực vật
- Trao đổi nước diễn ra trong suốt quá trình sống của thực TV bao gồm 3 quá trình: hấp thu nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Cùng với quá trình hấp thu nước thì TV còn hấp thụ các nguyên tố khoáng đại lượng và vi lượng tham gia cấu trúc nên tế bào, mô, cơ quan, hoạt hóa enzim trong quá trình trao đổi chất.
- Quang hợp có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với TV mà còn có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với tất cả sinh vật sống. Ở các nhóm thực vật khác nhau thì quá trình quang hợp diễn ra khác nhau.
Và dựa vào những hiểu biết về quá trình quang hợp để điều chỉnh phù hợp nhằm tăng năng suất cây trồng.
- Hô hấp ở TV bao gồm nhiều giai đoạn: đường phân và quá trình hô hấp (hô hấp kị khí hoặc hiếu khí). Hô hấp sáng giúp TV thích nghi trong một số điều kiện khắc nghiệt. Hiểu biết về hô hấp để có những biện pháp trong việc bảo quản nông sản.
Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật
- Quá trình tiêu hóa là quá trình biến đổi hóa học được thực hiện nhờ enzim. Ở ĐV chưa có cơ quan tiêu hóa, tiêu hóa chủ yếu là tiêu hóa nội bào, ở ĐV có túi tiêu hóa, tiêu hóa bao gồm tiêu hóa nội bào và ngoại bào. Ở ĐV có thành ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa, tiêu hóa ngoại bào là chủ yếu, bao gồm biến đổi cơ học và hóa học.
- Sự trao đổi khí với môi trường ở các cấp độ tổ chức cơ thể ĐV có thể thực hiện trực tiếp qua màng tế bào hoặc mang, qua da ẩm, qua ống khí hoặc phế nang bằng chế khuếch tán.
- Quá trình trao đổi chất ở các cấp độ tổ chức ĐV tiến hóa dần. Ở ĐV đơn bào và đa bào có kích thước nhỏ, các chất được trao đổi trực tiếp với tế bào. Ở ĐV có kích thước lớn, các tế bào có thể tiếp
nhận và chuyển các chất thải tới cơ quan bài tiết nhờ hoạt động của tim và hệ mạch.
- Các tế bào trong cơ thể chỉ tồn tại, phát triển và thực hiện các chức năng của chúng khi đảm bảo cân bằng nội môi. Tham gia cân bằng nội môi có hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ nội tiết, gan và hệ đệm.
CHƯƠNG 2.
CẢM ỨNG
Phần A. Cảm ứng ở thực vật
- Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với kích thích của môi trường. Đối với thực vật có 2 hình thức cảm ứng là hướng động và ứng động
- Hướng động là hình thức phản ứng của một số bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định. Một số kiểu hướng động: hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hóa, hướng tiếp xúc.
- Ứng động là hình thức vận động của cây dưới ảnh hưởng của tác nhân môi trường từ mọi phía lên cơ thể. Có 2 kiểu ứng động: ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.
Phần B. Cảm ứng ở động vật
- Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Cảm ứng ở động vật chia theo tổ chức thần kinh: chưa có tổ chức thần kinh, có tổ chức thần kinh, có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, có hệ thần kinh dạng ống.
- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tế bào điện tích âm so với phía ngoài màng tế bào điện tích dương.
- Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
- Sự truyền tin qua xinap, quá trình truyền tin qua xinap gồm 3 giai đoạn: xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap và làm cho Ca2+ đi vào trong chùy xinap, Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra và chất trung gian hóa học đi
qua khe xinap đến màng sau, chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau.
- Tập tính động vật là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. Chia thành 2 loại tập tính đó là: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
CHƯƠNG 3.
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Phần A. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
- Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào làm cây lớn lên trong từng giai đoạn. Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một cá thể thực vật.
Đây là hai quá trình liên tiếp, xen kẽ nhau trong quá trình sống của TV.
- Quá trình sinh trưởng và phát triển của TV chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong (hoocmôn TV) và bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ, phân bón …).
- Sự ra hoa của cây cũng phụ thuộc vào nhiều nhân tố: tuổi cây, vai trò ngoại cảnh, hoocmôn ra hoa, quang chu kì. Biết được các nhân tố chi phối sự ra hoa để có những biện pháp nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
Phần B. Sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
-Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật có thể trải qua biến thái hoặc không biến thái. Đa số động vật có xương sống và rất nhiều loài động vật không xương sống phát triển không qua biến thái. Sinh trưởng và phát triển của mỗi loài, mỗi cá thể động vật trước tiên do nhân tố di truyền quyết định.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có thể chia thành các nhân tố bên trong (hoocmon) và các nhân tố bên ngoài (thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng). Từ kinh nghiệm, hiểu biết
về các nhân tố ảnh hưởng, về quy luật sinh trưởng và phát triển của động vật, con người đã tìm ra rất nhiều biện pháp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của động vật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi.
CHƯƠNG 4.
SINH SẢN
Phần A. Sinh sản thực vật
Ở thực vật, sinh sản là quá trình hình thành cơ thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. Có 2 hình thức sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra giống nhau và giống với cây mẹ. Có 2 hình thức sinh sản vô tính ở thực vật: Sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng.
- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng) thông qua sự thụ tinh tạo nên hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Phần B. Sinh sản ở động vật
Ở động vật, sinh sản là quá trình hình thành cơ thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. Có 2 hình thức sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
- Sinh sản hữu tính ở động vật là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới.
- Điều hòa sinh sản chủ yếu là điều hòa sinh tinh và sinh trứng. Trong điều hòa sinh tinh và sinh trứng, hệ nội tiết đóng vai trò chủ yếu. Thần kinh và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. Từ đó, bằng cách sử dụng hoocmon (tự nhiên hoặc tổng hợp), thay đổi các yếu tố môi trường, xử lí giao tử, thụ tinh nhân tạo, nuôi cấy phôi… để điều khiển quá trình sinh sản ở động vật nói chung và sinh đẻ có kế hoạch ở người nói riêng.
1.2.7. Quy trình xây dựng bộ tư liệu hình ảnh hỗ trợ dạy - học