Theo phương pháp dựng sườn tôn đáy ngoài sẽ được lắp ráp đầu tiên lên bệ lắp ráp.
Hình 1.100 Hình ảnh kết cấu đáy đôi của tàu
Quá trình chế tạo tôn đáy của tàu theo phương pháp dựng sườn, được thực hiện như sau:
- Công tác chuẩn bị: cần thiết phải chuẩn bị tất cả máy móc, thiết bị, dụng cụ thiết bị phục vụ cho việc chế tạo tàu, hồ sơ bản vẽ, mặt bằng nhà xưởng, nhân công thực hiện,...
- Chế tạo bệ lắp ráp theo biên dạng của tôn đáy, hình 1.101. Bệ lắp ráp được chế tạo phục vụ cho quá trình lắp ráp tàu. Nó là khâu chuẩn bị nhưng lại là khâu rất quan trọng vì nó quyết định trực tiếp đến chất lượng của tàu được chế tạo.
Đầu tiên đặt các đệm ky (1) dưới tại khu vực lắp ráp tàu: Đệm ky thường được đặt tại vị trí kết cấu ngang và kết cấu dọc đáy giao nhau nhằm đảm bảo đủ lực để đỡ tàu trong suốt quá trình lắp ráp.
Đệm ky thường được cấu tạo là khối bê tông, mặt trên khối bê tông có đặt tấm thép, tấm thép này có tác dụng lien kết hàn với các cơ cấu khác trên nó.
Cẩu đặt các cây thép chữ I lên bệ bê tông theo chiều dọc tàu (2).
Hàn cố định mép dưới của các cây thép chữ I này với bệ bê tông.
1
2 3
6
4 7
5
1.Tôn đáy dưới 2. Sống chính 3. Đà ngang đáy 4. Sống phụ 5. Nẹp dọc đáy 6. Tôn hông 7. Tôn đáy đôi
Hình 1.101 Bệ lắp ráp tàu theo phương pháp dựng sườn
Lắp ráp các cây thép chữ I theo chiều ngang của bệ (3) và hàn cố định với các cây thép chữ I dọc. Khoảng cách giữa các cây thép chữ I ngang thương là 2 khoảng sườn thực của tàu, trong trường hợp khoảng cách sườn lớn thì các cây thép chữ I này trùng với khoảng sườn của tàu.
Hàn các cột bệ là các cây thép L (4). Khoảng cách giữa các cột bệ thường là khoảng 500mm. Việc đặt các khoảng cách như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra kích thước sau này. Sau đó tiến hành lấy độ cao mặt bệ theo mặt tôn đáy của tàu
Lắp ráp các cây thép chữ L (5) theo mặt trên của các cột bệ (chính là mặt đáy của tàu).
Kiểm tra bệ lắp ráp của tàu: Kiểm tra bệ lắp được chế tạo phải chính xác và chắc chắn. Kiểm tra bệ khuôn về độ phẳng có đảm bảo hay không, kiểm tra thăng bằng của bệ khuôn. Độ thăng bằng ngang, dọc của bệ cho phộp sai lệch: ±5mm. Độ lồi lừm của mặt bệ sai lệch cho phép ±2mm/1m chiều dài và không vượt quá 8mm/ toàn bộ chiều dài.
- Lắp ráp tôn đáy trên bệ lắp ráp: khi tiến hành lắp ráp tôn đáy lên bệ lắp ráp thường được tiến hành theo trình tự sau:
Hình 1.102 Lắp ráp tôn đáy lên bệ lắp ráp
Lắp ráp dải tôn đáy giữa tàu đầu tiên (1), dải tôn này thường được gọi là tôn ky hay dải tôn K, và trong dải tôn này lắp ráp tấm giữa tàu đầu tiên. Mục đích của việc lắp ráp dải tôn này đầu tiên vì nó sẽ làm chuẩn cho cả tàu, dải tôn này đối xứng qua dọc tâm
của tàu. Dải tôn này được hàn đính cố định xuống bệ lắp ráp.
Tiếp theo lắp ráp theo nguyên tắc từ dọc tâm ra hai bên mạn, từ giữa tàu về hai phía mũi và lái.
Khi lắp ráp các dải tôn với nhau đều cần phải rà khớp, căn mép và hàn đính.
Trong điều kiện có thể khống chế được biến dạng của tôn đáy thì có thể tiến hành cho hàn hoàn thiện tôn đáy
- Vạch dấu lắp ráp và dấu kiểm tra của kết cấu đáy lên tôn đáy: Dấu lắp ráp và dấu kiểm tra cần vạch rừ ràng và chớnh xỏc. Trỡnh tự vạch dấu lắp tụn đỏy thường được tiến hành như sau:
Đầu tiên vạch đường dọc tâm tàu: đường dọc tâm này sẽ là vị trí lắp ráp của sống chính. Quan trọng hơn nó là đường chuẩn cho chiều rộng của tàu. Tất cả các kết cấu khác song song với dọc tâm đều lấy đường này làm chuẩn.
Sau đó tiến hành vạch dấu lắp ráp của các đà ngang đáy, các dấu này vuông góc với đường dọc tâm
Vạch tất cả các dấu lắp ráp còn lại
Vạch dấu kiểm tra tại các vị trí đặc biệt: Vách ngăn, sống chính,...
các dấu kiểm tra này song song với dấu lắp ráp và thường cách dấu lắp ráp khoảng 100mm.
Đánh dấu (ghi chú) tất cả các vị trí lắp ráp và kiểm tra.
- Lắp ráp các kết cấu đáy lên tôn đáy theo dấu lắp ráp
Hình 1.103 Lắp ráp kết cấu lên tôn đáy
- Lắp ráp tôn đáy đôi lên trên kết cấu đáy: việc lắp ráp tôn đáy đôi lên trên kết cấu đáy thường khó khăn hơn lắp ráp tôn đáy ngoài vì lúc đó các thao tác căn mép và hàn đính của tôn đáy đôi với kết cấu đáy được tiến hành với tư thế hàn trần.
- Tiến hành các bước lắp ráp tiếp theo, theo hình 1.74 (phương pháp dựng sườn)