Khi căn mép ngoài những dụng cụ và thiết bị đã tìm hiểu còn có những dụng cụ tự chế, rất cơ động, góp phần đơn giản hóa thao tác, giảm thời gian và tiết kiệm tiền bạc cho nhà máy. Một trong những dụng cụ căn mép tự chế đơn nhất khi căn mép tại các nhà máy đóng tàu là “Càng Cua”.
“Càng Cua” cho phép căn mép đơn giản, nhanh gọn và còn có thể sử dụng kẹp chặc các chi tiết, làm đòn bẩy, cân chỉnh,…
- “Càng Cua” được chế tạo từ thép tấm hàn nối với thép ống, hình 1.129 - Hàn đính một phía của càng cua với mép thấp hơn
- Kéo càng cua về phía mép cao hơn
- Khi hai mép bằng nhau tiến hành hàn đính mối ghép
- Phá bỏ càng cua theo hướng ngược lại hoặc hướng ngược với mối hàn đính của càng cua.
- Càng cua cho phép thực hiện căn mép mối ghép giáp mối rất nhanh và đơn giản, dễ thao tác.
- Ngoài ra càng cua còn cho phép kẹp chặc hai chi tiết với nhau, làm đòn bẩy khi cần thiết và rất nhiều công dụng khác.
Hình 1.129 Sử dụng “Càng Cua” để căn mép 1.11 Độ hở mối ghép (giáp mối) và các quy định mối hàn đính 1. Quy định về khe hở hàn
Trong chế tạo và lắp ráp kết cấu vỏ tàu, đôi khi lắp ráp không hoàn toàn chính xác như trên bản vẽ thiết kế. Trong những trường hợp như vậy, tùy theo quy định của đăng kiểm, cần có các biện pháp khắc phục.
Liên kết hàn góc
Hình 1.130 Quy định khe hở liên kết góc
Trong trường hợp trên, cho phép khe hở hàn giữa tấm vách và bản cánh của liên kết tối đa 3 mm.
Nếu giá trị khe hở từ trên 3 mm đến 5 mm, cần khắc phục bằng cách tăng chiều rộng chân mối hàn: (trị số theo quy phạm + (a – 2), trong đó a là khe hở thực):
Hình 1.131 Tăng chiều rộng chân mối hàn khi khe hở từ 3 đến 5mm Nếu giá trị khe hở từ trên 5 mm đến 16 mm, có thể thực hiện 1 trong 2 biện pháp:
1. Vát mép đi 30o đến 45o, đặt tấm đệm, hàn sau đó tháo tấm đệm và hàn tiếp ở mặt kia (hình dưới, bên trái).
2. Chèn thêm tấm lót: chiều dày của tấm lót phải vừa khe hở giữa 2 tấm (hình dưới bên phải)
Hình 1.132 Cách khắc phục khe hở từ 5 đến 16mm
Nếu giá trị khe hở lớn hơn 16 mm, phải nối thêm 1 đoạn tấm chèn có chiều rộng tối thiểu là 300 mm, hình dưới:
Hình 1.133 Thay tấm khác 300mm khi khe hở lớn hơn 16mm Liên kết hàn giáp mép:
Hình 1.134 khe hở mối ghép giáp mối
Hình 1.134 cho thấy trường hợp lý tưởng khi 2 tấm tôn hàn giáp mối được lắp ráp đúng vị trí và trường hợp thực tế thường gặp khi giữa chúng có khe hở.
Trong lắp ráp cho phép hàn ngay mà không cần khắc phục khi a có giá trị từ 2 mm trở lên đến 5 mm.
Nếu giá trị của khe hở a lớn hơn 5 mm và tối đa 16 mm, biện pháp áp dụng là đặt tấm đệm lót tạm thời để hàn từ phía rãnh hàn, sau đó tháo tấm lót đó và hàn tiếp phần chân mối hàn từ phía mặt sau, hình 1.135:
Hình 1.135 Cách khắc khục khe hở mối ghép giáp mối từ 5 đến 16mm
Nếu giá trị của a trên 16 mm đến tối đa 25 mm, cần khắc phục bằng cách hàn đắp thêm và gia công mép, sau đó tiến hành hàn bình thường, hoặc khắc phục theo phương án có a > 25mm (dưới đây), hình 1.136:
Hình 1.136 Cách khắc phục khe hở môi ghép giáp mối từ 16 đến 25mm
Nếu a > 25 mm, cần cắt bỏ một đoạn có chiều rộng tối thiểu 300 mm và thay mới một tấm chèn có đúng chiều rộng đó:
Hình 1.137 Cách khắc phục khe hở mối ghép giáp mối lớn hơn 25mm Liên kết hàn chồng:
Hình 1.138 cho thấy một số loại liên kết hàn chồng có khe hở sai lệch so với quy định:
Hình 1.138 Khe hở a mối ghép lien kết chồng
Trong trường hợp khe hở a tối đa đạt 3 mm, có thể hàn ngay mà không cần xử lý khắc phục, hình 1.138.
Hình 1.139 Cách khắc phục khe hở mối ghép liên kết chồng
Nếu giá trị a từ trên 3 mm đến 5 mm, cạnh mối hàn (chân mối hàn) phải có giá trị thực bằng tổng của cạnh mối hàn thiết kế và giá trị a.
Nếu giá trị a > 5mm, phải tháo ra và lắp ghép lại.
2) Quy định về hàn đính
Đối với các mối hàn giáp mép quan trọng khi được hàn tay, cần tránh hàn đính trong rãnh hàn. Trong trường hợp như vậy, cần sử dụng các gông kẹp (mã răng lược) hoặc tương tự để tránh lệch vị trí liên kết. Chú ý không được ghì chặt quá mức mối hàn. Khi
lắp các gông kẹp (mã đỡ, mã răng lược) hoặc hàn đính, cần kiểm tra để tránh tạo ra lệch vị trí liên kết bất lợi theo hướng chiều dày tấm khi hàn giáp mép.
Hình 1.140 dưới đây cho thấy quy định về cách thức đặt các vị trí mối hàn đính trong trường hợp hàn thủ công và hàn tự động liên kết hàn giáp mép.
Hình 1.140 Quy định mối hàn đính trong hàn thủ công và tự động liên kết giáp mối Với các mối hàn đứng, cách bố trí các mối hàn đính là thực hiện ở phía ngược lại với phía rãnh hàn, hình 1.141:
Hình 1.141 Cách bố trí mối hàn đính mối hàn đứng
Với các mối hàn góc, khi hàn đính, cần tránh các đầu mút của liên kết, hình 1.142:
Hình 1.142 Quy định mối hàn đính ở đầu mút lien kết mối hàn góc
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Tầm quan trọng của căn mép mối ghép và hàn đính như thế nào?
- -
2. Có mấy dạng mối hàn giáp mối tôn bao vỏ tàu?
- -
3. Liệt kê một số dụng cụ/ đồ gá sử dụng trong căn mép và hàn đính, kỹ thuật sử dụng chúng?
- - - - -
4. Kích thủy lực là gì và Si lanh thủy lực xách tay là gì?
- -
5. Kỹ thuật sử dụng kích thủy lực như thế nào?
- Đối với si lanh - Đối với kích - Đối với bơm
- Đối với ống mềm và khớp nối
6. Hãy cho biết ba loại biến dạng hàn cơ bản?
- - -
7. Hãy cho biết hệ quả của biến dạng hàn là gì?
- - - - -
8. Hãy cho biết các biện pháp khắc phục biến dạng hàn?
- Các biện pháp trước khi hàn?
- Các biện pháp sau khi hàn?
9. Kể tên một số loại máy dùng để gia công uốn thép tấm thông dụng hiện nay? Và nguyên lý uốn tấm của chúng?
- -