5. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp
2.1.2. Các nhiệm vụ, chức năng của Công ty
2.1.2.1. Nhiệm vụ cơ bản
Công ty TNHH chè Hoài Trung là một doanh nghiệp tư nhân với nhiệm vụ chính là:
- Tổ chức thực hiện việc sản xuất kinh doanh sản phẩm chè, cung cấp các loại chè đen, chè xanh, chè hương cho thị trường tiêu dùng trong nước.
- Tư vấn chuyển giao công nghệ chế biến chè. - Kinh doanh máy móc thiết bị.
- Tổ chức trồng mới, chăm sóc, thu hoạch chè búp tươi tại các đơn vị thành viên. Chè búp tươi sẽ được sơ chế thành chè búp khô rồi chuyển về Công ty để tinh chế thành chè thành phẩm.
- Xuất khẩu sản phẩm chè đen, chè xanh ra thị trường quốc tế.
2.1.2.2. Nhiệm vụ khác:
Ngoài ra, Công ty còn thực hiện một số nghĩa vụ khác như góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nghiên cứu thị trường và khả năng phát triển của ngành chè, thực hiện các khoản đóng góp đối với nhà nước như thuế, trách nhiệm bảo hiểm đối với người lao động.
Sản phẩm của Công ty có 32 loại, trong đó có 7 loại chè đen xuất khẩu (OP, FBOP, P, BPS, F, D), 25 loại chè xanh và chè hương như: Sen, Nhài túi lọc Chanh hoà tan, Hồng đào, Chè xanh đặc biệt…
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Công ty luôn nỗ lực hết mình bằng nguồn nội lực, ý chí chiến đấu. Trong những năm gần đây Công ty luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối phát triển chính sách của Đảng và Nhà nước. Công ty không ngừng nâng cao chất lương sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa các mặt hàng, mở rộng thị trường đem lại hiệu quả kinh tế
ngày càng cao, sản phẩm của Công ty được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
2.1.3. Cơ cấu bộ máy và hoạt động của Công ty.
Công ty TNHH chè Hoài Trung là một đơn vị có độc lập có tư cách pháp nhân, công ty đã thành lập tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Theo cơ cấu này, giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo sự kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ của ban lãnh đạo Công ty xuống các phòng ban. Cơ cấu này có các ưu điểm là các hiệm vụ quản lý giao cho những đơn vị chức năng riêng biệt làm tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp.
2.1.3.1. Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH chè Hoài Trung
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật Quản đốc Tổ KCS Phòng tài chính Kế tóan
(Nguồn: Công ty TNHH chè Hoài Trung)
2.1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ máy Công ty
Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo toàn công ty, là người đại diện cao nhất cho pháp nhân, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ, là người chịu trách nhiệm chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của cán bộ công nhân viên. Ngoài việc ủy quyền cho phó giám đốc, giám đốc còn chỉ huy thông qua các trưởng phòng ban, quản đốc.
Phó Giám đốc: Là người trực tiếp giúp việc cho giám đốc, được ủy quyền quyết định trong phạm vi giám đốc ủy quyền, căn cứ theo quy chế làm việc của ban giám đốc.
Phòng Tài chính Kế toán: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác tài chính kế toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhà nước về thu chi tài chính, kiểm tra, giám sát thường xuyên diễn biến tài chính của công ty để giúp cho giám đốc trong việc ra quyết định. Lập báo cáo kế toán theo quy định, hướng dẫn việc mở sổ sách. Đảm bảo phản ánh trung thực, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Phòng Tổ chức hành chính: Là bộ phận giúp cho giám đốc trong lĩnh vực quản lý, tuyển chọn và sử dụng cán bộ, công nhân viên, nghiên cứu năng lực các thành viên trong công ty, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động và các công việc như: thi đua khen thưởng, giao dịch, tiếp khách, hội họp, tổ chức nhân sự các phân xưởng sản xuất.
Phòng Kỹ thuật: Là bộ phận tham mưu cho giám đốc về công tác nghiên cứu, quản lý khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chỉ đạo xây dựng định mức kỹ thuật, đồng thời kiểm tra, giám sát chất lượng an Phân xưởng bán
thành phẩm
Phân xưởng hoàn
thành phẩm Bộ phận đóng gói Tổ điện
toàn cho cơ khí điện năng, sửa chữa vật tư thiết bị, kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị.
Quản đốc: Lập kế hoạch sản xuất và tổ chức công việc theo quy trình công nghệ, đơn đặt hàng, kế hoạch được giao. Tổ chức phân công công việc, đôn đốc, hướng dẫn công nhân trong ca sản xuất đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu chất lượng. Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm, kho bãi, hàng hóa.
Tổ KCS: Là tổ có chức năng giám sát chất lượng sản phẩm, đảm bảo yêu cầu chất lượng sản phẩm theo hợp tiêu chuẩn quốc gia, từ khâu héo – vò – lên men – sấy và sang máy phân loại từng sản phẩm. Tổ có nhiệm vụ phân tích hóa nguyên liệu chế biến chè và phân tích thành phần các chỉ tiêu hóa học sản phẩm theo tiêu chuẩn đã quy định.
Các phân xưởng bao gồm: Phân xưởng bán thành phẩm, phân xưởng hoàn thành phẩm.
Phân xưởng bán thành phẩm: Đây là một bộ phận chế biến chè búp tươi chuyển sang bán thành phẩm qua các khâu: héo – vò – lên men – sấy khô.
Phân xưởng hoàn thành phẩm: Là một bộ phận chế biến từ chè khô sơ chế bán thành phẩm đưa vào qua máy cắt, máy sàng, máy phân cấp để chế biến thành 7 mặt hàng chính: Chè đen OP, P, FBOB, BPS, F và D.
Bộ phận đóng gói: Nhiệm vụ chính là đấu trộn, đóng gói hoàn thành sản phẩm.
Tổ điện cơ khí: Có nhiệm vụ kiểm tra sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, hệ thống điện của công ty.
2.1.4. Tổ chức và hạch toán kế toán tại Công ty
Công ty TNHH chè Hoài Trung là một công ty với quy mô vừa nhưng làm ăn có hiệu quả, các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên. Công tác tổ chức kế toán của công ty được tổ chức một phòng kế toán tập trung.
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung là hình thức tổ chức mà toàn bộ công tác kế toán trong Công ty được tiến hành tập trung tại phòng kế toán Công ty. Ở các bộ phận khác không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các
nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của từng bộ phận đó, lập báo cáo nghiệp vụ và chuyển chứng từ cùng báo cáo về phòng kế toán doanh nghiệp để xử lý và tiến hành công tác kế toán.
Ưu điểm: Là tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại, bộ máy kế toán ít nhân viên nhưng đảm bảo được việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho việc quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phương thức tổ chức bộ máy kế toán của Công ty là mọi nhân viên kế toán được điều hành trực tiếp từ kế toán trưởng hay nói cách khác phương pháp điều hành kế toán trong Công ty là phương pháp trực tiếp, trực tuyến nhờ đó mà mối quan hệ giữa các nhân viên kế toán trở nên đơn giản, rõ ràng. Bộ máy kế toán của Công ty gồm: kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán vốn, doanh thu, thuế, kế toán vật tư thủ quỹ, kế toán theo dõi, kế toán thanh toán và ngân hàng.
2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH chè Hoài Trung
2.2.1. Thống kê số lượng máy móc thiết bị của Công ty TNHH chè Hoài Trung Trung
Bảng 2.1. Cấu thành số lượng máy móc – thiết bị hiện có của doanh nghiệp.
Số máy móc- thiết bị hiện có
Máy móc thiết bị ( MM-TB) đã lắp MMTB
chưa lắp
Tên máy móc thiết bị Số MMTB thực tế làm việc Số MM- TB sửa chữa theo kế hoạch Số MM- TB dự phòng Số MM thiết bị bảo dưỡng Số MM- TB ngừng việc Cối vò 4 1 2 3 1 1 Hệ thống đấu trộn -băng tải đai 1 Hộc héo 2 Hộc sấy 3 1 Hệ thống phun ẩm Máy cắt chè 2 1
Máy hút râu sơ 3
Máy phát điện lớn 3
Máy quấn đai thùng 2 2
Máy sàng 766 2 2
Máy sàng bằng 1
Máy sàng phân cấp 2 Máy sàng phân loạ 1
Máy sàng rung 1 Máy sàng tơi 2 2 Máy sàng vòi 3 2 1 Máy sấy 7 1 5 1 Máy tách cẫng 5 Máy tách cẫng SENVECC8000W 2 Máy tách chè di động 3 1 1
Máy vò Trung Quốc 2
Máy vò cơ khí 1 1
Máy vò cơ khí 220 2
Máy xoa sàng chè 2 2 1 1
Quạt héo 2 2
Quạt hút 2 1
Quạt phân cấp 2 2
Quạt phân cấp kiểu Liên Xô
2 1 1 1
Tổng 63 5 6 23 4 5
Nhận xét: Ta thấy số máy móc thiết bị đang hoạt động ở Công ty là . Những máy móc thiết bị hiện đại sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu, giảm giá thành sản phẩm. Công ty liên tục tiến hành sửa chữa các máy móc thiết bị hỏng hóc và bảo dưỡng . Đồng thời Công ty có kế hoạch lắp thêm các máy móc thiết bị hiện đại hơn để công tác sản xuất đạt hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng.
2.2.2. Thực trạng tài sản của công ty
Để đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty, trước hết ta tìm hiểu thực trạng tài sản của Công ty trong những năm qua. Trong quá trình kinh doanh, công ty đã có những thay đổi về quy mô và tỷ trọng của tài sản và được thể hiện bằng số liệu như sau :
Bảng 2.2. Cơ cấu tài sản của công ty TNHH chè Hoài Trung
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
GT % GT % GT %
I. TÀI SẢN NGẮN HẠN 44.020.686.529 88,19 34.463.552.537 87,00% 33.169.941.204 88,25%
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 712.981.983 1,43 610.812.690 1,54% 111.218.397 0,30% 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 23.932.895.529 47,94 14.101.841.470 35,60% 6.335.733.237 16,85%
3. Hàng tồn kho 15.650.484.447 31,35 16.299.562.927 41,15% 23.258.854.321 61,88%
4. Tài sản ngắn hạn khác 3.724.324.571 7,47 3.451.335.451 8,71% 3.464.135.249 9,22%
II. Tài sản dài hạn 5.896.421.121 11,81 5.147.494.146 13,00% 4.418.309.084 11,75%
1. Tài sản cố định 5.893.421.121 11,80 5.094.746.632 12,86% 4.244.676.101 11,29%
- Tài sản cố định hữu hình 5.888.921.121 5.029.442.512 12,70% 4.180.871.981 11,11%
- Chi phí xây dựng cơ bản 0 63.804.120 0,12% 63.804.120 0,17%
2. Tài sản dài hạn khác 6.000.000 0,01 52.747.514 0,14% 173.632.983 0,46%
Công ty không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, bất động sản đầu tư, các khoản phải thu dài hạn và các khoản đầu tư tài chính dìa hạn.
Qua bảng trên, cho thấy tổng tài sản có sự thay đổi qua ba năm. Năm 2011, tổng tài sản ở mức 49.917.107.650 đồng. Sang năm 2012, tổng tài sản giảm 20,65% tương ứng với 10.306.060.970. Tiếp tục, năm 2013, tổng tài sản tiếp tục giảm so với năm 2011 giảm 5,11% tương ứng với 2.022.796.400 đồng.
Cùng với sự thay đổi về quy mô tài sản, cơ cấu tài sản cũng có sự thay đổi theo. Năm 2011, tỷ trọng tài sản ngắn hạn gấp hơn 7,5 lần tỷ trọng tài sản dài hạn và tiếp đến năm 2012 tỷ trọng tài sản ngắn hạn gấp 6,7 lần tỷ trọng tài sản dài hạn do quy mô tài sản bị thu hẹp. Bước sang năm 2013, tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao gấp 7,5 lần tỷ trọng tài sản dài hạn, khi quy mô tài sản giảm, tài sản dài hạn giảm từ 13% xuống còn 11,75%, tài sản ngắn hạn tăng 1,25%. Điều này cho thấy, Công ty có sự thu hẹp quy mô tài sản dài hạn, tập trung vào mở rộng quy mô tài sản ngắn hạn.
Trong năm 2011, hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng tài sản, chiếm tới 79,29%, tiếp xếp thứ ba là tỉ trọng của TSCĐ với 11,8%. Còn tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỉ trọng thấp 1,43%.
Trong năm 2012, hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn có sự giảm nhẹ, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản của Công ty, chiếm tới 76,75%. Tài sản cố định chiếm vị trí thứ ba với tỉ trọng cao hơn năm 2011 1,06%. Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 1,54%.
Năm 2013, tỷ trọng hàng tồn kho tăng cao chiếm tới 61,88%, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 16,85%. Tài sản cố định đứng thứ ba với tỉ trọng 11,29%. Tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu tài sản của Công ty.
Qua ba năm ta thấy về cơ bản cơ cấu tài sản không có sự thay đổi lớn : Hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất sau đó tới tài sản cố định.
Để có thể đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hiệu quả sử dụng tài sản, chúng ta cần đi sâu phân tích cơ cấu của tài sản ngắn hạn cũng như tài sản dài hạn. Qua việc phân tích này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn tác động từng yếu tố đến hiệu quả chung, đồng thời sẽ là sở để đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thông qua việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư.
Trong những năm qua, nhằm đạt được mục đích kinh doanh, Công ty TNHH chè Hoài Trung luôn quan tâm đến vấn đề sử dụng tài sản và cố gắng tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.
Việc phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH chè Hoài Trung sẽ cho thấy tình hình sử dụng tài sản tại Công ty, những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở đó, những giải pháp thích hợp sẽ được đưa ra để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty TNHH chè Hoài Trung
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần Đồng 114.826.251.24 1
33.583.835.31 8
44.195.315.839
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Đồng 1.650.376.791 2.192.478.838 2.166.624.134 Lợi nhuận sau
thuế Đồng 1.096.286.761 1.145.492.455 1.163.211.123 Tổng tài sản bình quân Đồng 49.917.107.650 39.611.046.68 3 37.588.250.288 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 2,30 0,85 1,18 Hệ số sinh lợi tổng tài sản 0,033 0,055 0,058
Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần
0,43 1,18 0,85
Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế
45,53 34,58 32,31
(Nguồn : Công ty TNHH chè Hoài Trung) Qua bảng trên ta thấy, cùng với một đồng tài sản nhưng năm 2011 tạo ra 2,30 đồng doanh thu. Nhưng tới năm 2012 đã giảm khá lớn còn 0,85 đồng doanh thu. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do năm 2011 tổng tài sản bình quân giảm trong khi doanh thu thuần cũng giảm 70,75%. Tới năm 2013 đã có sự phục hồi, một đồng tài sản tạo ra 1,18 đồng doanh thu tăng 0,33 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do năm 2013, doanh thu thuần tăng
lên 31,59% so với năm 2012, tổng tài sản bình quân giảm, nhưng tốc độ giảm ít hơn tốc độ tăng doanh thu thuần làm cho hiệu suất sử dụng tài sản tăng.
Trong khi đó hệ số sinh lợi tài sản của Công ty trong ba năm có tăng, nhưng không cao, không có sự biến đổi nhiều, cao nhất là năm 2013 là 0,058. Trong năm 2013 lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm 25.854.704 đồng so với