5. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp
1.3.2. Các nhân tố khách quan
1.3.2.1. Môi trường kinh tế
Nhân tố này thể hiện các đặc trưng của hệ thống kinh tế trong đó các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh như : Chu kỳ phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, hệ thống tài chính tiền tệ, tình hình lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, các chính sách tài chính tín dụng của nhà nước.
Nền kinh tế nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế sẽ quyết định đến nhu cầu sản phẩm cũng như khả năng phát triển các hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hệ thống tài chính tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khóa của chính phủ có tác động lớn tới quá trình ra quyết định sản xuất kinh doanh và
kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì hiệu quả sử dụng tài sản thực của doanh nghiệp sẽ khó có thể cao được do sự mất giá của đồng tiền. Ngoài ra, chính sách tài chính – tiền tệ cũng tác động lớn tới hoạt động huy động vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp.
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, doanh nghiệp còn chịu tác động của thị trường quốc tế. Sự thay đổi chính sách thương mại của các nước, sự bất ổn của nền kinh tế các nước tác động trực tiếp đến thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.
Như vậy, những thay đổi của môi trường kinh tế ngày càng có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp những thuận lợi đồng thời cả những khó khăn. Do đó, doanh nghiệp phải luôn đánh giá và dự báo những thay đổi đó đó để có thể đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm tranh thủ những cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực từ sự thay đổi của môi trường kinh tế.
1.3.2.2. Chính trị - pháp luật
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng. Sự can thiệp ở mức độ hợp lý của Nhà nước vào hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết và tập trung ở các nội dung như : duy trì ổn định kinh tế, kích thích phát triển kinh tế thông qua hệ thống pháp luật, chính trị, định hướng phát triển kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
1.3.2.3. Khoa học - công nghệ
Khoa học – công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất lao động và trình độ sản xuất của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng. Sự tiến bộ khoa học – công nghệ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, tiến bộ khoa học – công nghệ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, tiến bộ khoa học công nghệ cũng có thể làm cho tài sản của doanh
nghiệp bị hao mòn vô hình nhanh hơn. Có những máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ… mới chỉ nằm trên các dự án, các dự thảo, phát minh đã trở nên lạc hậu ngay chính thời điểm đó.
Như vậy, việc theo dõi cập nhật sự phát triển của khoa học – công nghệ là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp khi lựa chọn phương án đầu tư để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
1.3.2.4. Thị trường
Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường đầu vào, thị trường đầu ra và thị trường tài chính.
Khi thị trường đầu vào biến động, giá cả nguyên vật liệu tăng lên sẽ làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp và do đó làm tăng giá bán gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Nếu giá bán không tăng lên theo một tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ tăng của giá cả nguyên vật liệu đầu vào cùng với sự giảm sút về số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nếu thị trường đầu ra sôi động, nhu cầu lớn kết hợp với sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao, giá bán hợp lý, khối lượng đáp ứng nhu cầu thị trường thì sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thị trường tài chính là kênh phân phối vốn từ nơi thừa vốn đến nơi có nhu cầu. Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền và thị trường vốn. Thị trường tiền là thị trường tài chính trong đó các công cụ ngắn hạn được mua bán còn thị trường vốn là thị trường cung cấp vốn trung hạn và dài hạn. Thị trường chứng khoán bao gồm cả thị trường tiền là nơi mua bán các chứng khoán ngắn hạn và thị trường vốn, nơi mua bán các chứng khoán có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả sẽ là kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào đầu
tư chứng khoán sẽ dẫn đến tình trạng cơ cấu tài sản mất cân đối làm gián tiếp giảm hiệu quả sử dụng tài sản.
1.3.2.5. Đối thủ cạnh tranh
Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Nhân tố cạnh tranh bao gồm các yếu tố và điều kiện trong nội bộ ngành sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế.. Các yếu tố này sẽ quyết định tính chất, mức độ cạnh tranh của ngành và khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.3.2.6. Đơn vị cấp trên
Đơn vị cấp trên cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp thông qua những định hướng, chính sách phát triển. Nếu các chiến lược, quy hoạch định hướng đầu tư phát triển dài hạn của đơn vị cấp trên được xây dựng một cách nhất quán, đúng hướng sẽ tạo cho doanh nghiệp thành viên những thuận lợi trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh cho mình. Từ đó góp phần thực hiện hoạt động kinh doanh ổn định, hiệu quả
Tài sản là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy sử dụng hiệu quả tài sản là một vấn đề quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Để sử dụng hiệu quả tài sản và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của doanh nghiệp.
Cơ sở lý luận trên cùng là tiền đề, là cơ sở để tiến hành nghiên cứu, phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH chè Hoài Trung.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHÈ HOÀI TRUNG
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH chè Hoài Trung
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH chè Hoài Trung2.1.1.1. Tên, địa chỉ Công ty 2.1.1.1. Tên, địa chỉ Công ty
Tên công ty : Công ty TNHH chè Hoài Trung Tên giao dịch : Hoai Trung Tea Company Limited Tên giao dịch viết tắt : Hoai Trung CO; Ltd.
Địa chỉ : Khu 9, xã chí Tiên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Điện thoại : 0210.3886011 Fax : 0210.3886225
Email : Hoaitrung.company@gmail.com
2.1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty
Công ty TNHH chè Hoài Trung là doanh nghiệp tư nhân, tiền thân là cơ sở sản xuất chè Bùi Thị Mão, khai trương tháng 03 năm 1995, đến tháng 03 năm 2000, thành lập doanh nghiệp với dây chuyền sản xuất chè bán thành phẩm (sơ chế) sao và có bán tại các nhà máy khác với công suất 5tấn/ ngày với 50 công nhân.
Ngày 03 tháng 04 năm 2002, theo Quyết định số: 1802000171 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp. Công ty TNHH chè Hoài Trung được thành lập.
Trước cơ chế diễn biến của thị trường khuyến khích mở mang thông thoáng về luật doanh nhiệp, Công ty được thành lập để khai thác tiềm năng có sẵn của địa phương, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm công nhân, tăng sản phẩm cho xã hội, tiêu thụ sản phẩm cho người trồng chè, góp phần đóng góp vào ngân
sách cho địa phương. Đến nay, Công ty đã có một dây chuyền khép kín với công suất 30 tấn chè búp tươi/ ngày.
Công ty tự chủ về kinh doanh với sự quản lý của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ. Qua hơn 10 năm tồn tại và phát triển công ty đã vượt qua nhiều khó khăn, không ngừng đẩy mạnh và phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, nắm bắt kịp thời và nghiên cứu thị trường nên sản phẩm công ty sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Doanh thu tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Năm mới thành lập Công ty chỉ có 50 công nhân, đến nay đã có 222 lao động thường xuyên và ổn định.
Dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc, Công ty tập trung và lấy chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trung tâm, chấp hành tốt chính sách của pháp luật nhà nước là chủ yếu, cải thiện và nân cao đời sống của nhân dân.
2.1.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản
STT CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Doanh thu 115.092.432.30
0
33.626.781.52 0
44.714.945.730 2 Lợi nhuận sau thuế 1.096.286.761 1.145.492.455 1.163.211.123 3 Nguồn vốn: -Vốn cố định -Vốn lưu động 5.537.348.825 37.938834.587 4.757.639.466 30.988.270.48 7 4.078.978.702 35.351.611.921
4 Số công nhân viên: -Số lượng -Trình độ 200 20 trình độ đại học, 180 cao đẳng và dưới 210 21 trình độ đại học, 189 cao đẳng và dưới 222 22 trình độ đại học, 200 cao đẳng và dưới cao đẳng
cao đẳng cao đẳng
5. Tổng nguồn vốn 43.476.183.412 35.745.909.953 39.430.590.623
(Nguồn : Công ty TNHH chè Hoài Trung)
2.1.2. Các nhiệm vụ, chức năng của Công ty2.1.2.1. Nhiệm vụ cơ bản 2.1.2.1. Nhiệm vụ cơ bản
Công ty TNHH chè Hoài Trung là một doanh nghiệp tư nhân với nhiệm vụ chính là:
- Tổ chức thực hiện việc sản xuất kinh doanh sản phẩm chè, cung cấp các loại chè đen, chè xanh, chè hương cho thị trường tiêu dùng trong nước.
- Tư vấn chuyển giao công nghệ chế biến chè. - Kinh doanh máy móc thiết bị.
- Tổ chức trồng mới, chăm sóc, thu hoạch chè búp tươi tại các đơn vị thành viên. Chè búp tươi sẽ được sơ chế thành chè búp khô rồi chuyển về Công ty để tinh chế thành chè thành phẩm.
- Xuất khẩu sản phẩm chè đen, chè xanh ra thị trường quốc tế.
2.1.2.2. Nhiệm vụ khác:
Ngoài ra, Công ty còn thực hiện một số nghĩa vụ khác như góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nghiên cứu thị trường và khả năng phát triển của ngành chè, thực hiện các khoản đóng góp đối với nhà nước như thuế, trách nhiệm bảo hiểm đối với người lao động.
Sản phẩm của Công ty có 32 loại, trong đó có 7 loại chè đen xuất khẩu (OP, FBOP, P, BPS, F, D), 25 loại chè xanh và chè hương như: Sen, Nhài túi lọc Chanh hoà tan, Hồng đào, Chè xanh đặc biệt…
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Công ty luôn nỗ lực hết mình bằng nguồn nội lực, ý chí chiến đấu. Trong những năm gần đây Công ty luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối phát triển chính sách của Đảng và Nhà nước. Công ty không ngừng nâng cao chất lương sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa các mặt hàng, mở rộng thị trường đem lại hiệu quả kinh tế
ngày càng cao, sản phẩm của Công ty được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
2.1.3. Cơ cấu bộ máy và hoạt động của Công ty.
Công ty TNHH chè Hoài Trung là một đơn vị có độc lập có tư cách pháp nhân, công ty đã thành lập tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Theo cơ cấu này, giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo sự kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ của ban lãnh đạo Công ty xuống các phòng ban. Cơ cấu này có các ưu điểm là các hiệm vụ quản lý giao cho những đơn vị chức năng riêng biệt làm tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp.
2.1.3.1. Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH chè Hoài Trung
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật Quản đốc Tổ KCS Phòng tài chính Kế tóan
(Nguồn: Công ty TNHH chè Hoài Trung)
2.1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ máy Công ty
Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo toàn công ty, là người đại diện cao nhất cho pháp nhân, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ, là người chịu trách nhiệm chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của cán bộ công nhân viên. Ngoài việc ủy quyền cho phó giám đốc, giám đốc còn chỉ huy thông qua các trưởng phòng ban, quản đốc.
Phó Giám đốc: Là người trực tiếp giúp việc cho giám đốc, được ủy quyền quyết định trong phạm vi giám đốc ủy quyền, căn cứ theo quy chế làm việc của ban giám đốc.
Phòng Tài chính Kế toán: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác tài chính kế toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhà nước về thu chi tài chính, kiểm tra, giám sát thường xuyên diễn biến tài chính của công ty để giúp cho giám đốc trong việc ra quyết định. Lập báo cáo kế toán theo quy định, hướng dẫn việc mở sổ sách. Đảm bảo phản ánh trung thực, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Phòng Tổ chức hành chính: Là bộ phận giúp cho giám đốc trong lĩnh vực quản lý, tuyển chọn và sử dụng cán bộ, công nhân viên, nghiên cứu năng lực các thành viên trong công ty, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động và các công việc như: thi đua khen thưởng, giao dịch, tiếp khách, hội họp, tổ chức nhân sự các phân xưởng sản xuất.
Phòng Kỹ thuật: Là bộ phận tham mưu cho giám đốc về công tác nghiên cứu, quản lý khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chỉ đạo xây dựng định mức kỹ thuật, đồng thời kiểm tra, giám sát chất lượng an Phân xưởng bán
thành phẩm
Phân xưởng hoàn
thành phẩm Bộ phận đóng gói Tổ điện
toàn cho cơ khí điện năng, sửa chữa vật tư thiết bị, kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị.
Quản đốc: Lập kế hoạch sản xuất và tổ chức công việc theo quy trình công nghệ, đơn đặt hàng, kế hoạch được giao. Tổ chức phân công công việc, đôn đốc, hướng dẫn công nhân trong ca sản xuất đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu chất lượng. Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm, kho bãi, hàng hóa.
Tổ KCS: Là tổ có chức năng giám sát chất lượng sản phẩm, đảm bảo yêu cầu chất lượng sản phẩm theo hợp tiêu chuẩn quốc gia, từ khâu héo – vò – lên men – sấy và sang máy phân loại từng sản phẩm. Tổ có nhiệm vụ phân tích hóa nguyên liệu chế biến chè và phân tích thành phần các chỉ tiêu hóa học sản phẩm theo tiêu chuẩn đã quy định.
Các phân xưởng bao gồm: Phân xưởng bán thành phẩm, phân xưởng hoàn thành phẩm.
Phân xưởng bán thành phẩm: Đây là một bộ phận chế biến chè búp tươi chuyển sang bán thành phẩm qua các khâu: héo – vò – lên men – sấy khô.
Phân xưởng hoàn thành phẩm: Là một bộ phận chế biến từ chè khô sơ chế bán thành phẩm đưa vào qua máy cắt, máy sàng, máy phân cấp để chế biến thành 7 mặt hàng chính: Chè đen OP, P, FBOB, BPS, F và D.
Bộ phận đóng gói: Nhiệm vụ chính là đấu trộn, đóng gói hoàn thành sản