Tình hình lũ và giải pháp phòng chống

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá nguyên nhân mất ổn định và giải pháp sửa chữa đê hữu cẩu - bắc ninh (Trang 20 - 23)

1.2. Tổng quan về công trình đê điều ở Việt Nam

1.2.1. Tình hình lũ và giải pháp phòng chống

1.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Việt Nam và đồng bằng Bắc Bộ:

Nước Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam á, chịu ảnh hưỏng trực tiếp của khí hậu lục địa Trung ấn từ phía Bắc và phía Tây với 2 hệ thống sông lớn liên quốc gia theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là sông Hồng và sông Cửu Long, lại vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp khí hậu biển Đông từ phía đông vàphía nam, nơi giao giữa hai biển lớn: Thái bình dương và ấn độ dương, đồng thời nằm giữa ổ

bão biển Đông là một trong 5 ổ bão lớn nhất thế giới - Mùa bão trùng với mùa mưa, địa hình phức tạp, đồng bằng thường hẹp và thấp trũng, núi cao sườn dốc, cây rừng lại bị tàn phá ngày càng nghiêm trọng, do đó lũ bão xảy ra luôn có chiều hướng gia tăng trong 3 thập kỷ nay ngày càng ác liệt, lụt bão luôn là mối đe doạ thường xuyên đối với đời sống và sản xuất của nhân dân Việt Nam[7].

Việt Nam có lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.800 mm đến 2.500mm, lượng mưa phân bổ không đều, 70-80% lượng mưa tập trung vào các tháng 7,8,9 (ở Bắc bộ và Nam bộ) và các tháng 8,9,10 ở Trung bộ. Ngay trong các tháng mùa mưa, lượng mưa cũng phân bổ không đều, thường tập trung vào một số đợt mưa lớn. Lượng mưa ngày lớn nhất trung bình nhiều năm là 130-200 mm. Lượng mưa một ngày lớn nất là 731 mm, lượng mưa một đêm lớn nhất (9/11/1984) là 702 mm, lượng mưa 2 ngày lớn nhất (10/1983) ở Huế là 1217 mm. Lượng mưa phân bổ không đều như trên là nguồn gốc sinh ra các con lũ ở các triền sông[7].

Hệ thống sông suối ở Việt Nam có tổng chiều dài khoảng 25.000 km, tập trung thành 3 hệ thống sụng khỏ rừ rệt: hệ thống sụng Hồng và sụng Thỏi bỡnh ở Bắc bộ, hệ thống các sông ở miền Trung và hệ thống sông Cửu long, Đồng nai ở Nam bộ.

Do địa hình ở các miền khác nhau, các sông ở Nam bộ hiền hòa, các sôngở Bắc bộ có độ dốc vừa phải, các sông ở miền Trung vừa ngắn vừa cố dộ dốc lớn. Một số con sông lớn bắt nguồn từ các nước láng giềng chảy qua Việt Nam rồi ra biển như hệ thống sông Hồng ở Bắc bộ, sông Cửu long ở Nam bộ[7].

Tất các các con sông đến mùa mưa đều có lũ, mức độ ác liệt hàng năm có khác nhau.

1.2.1.2. Tình hình lũ lụt.

Chỉ tính từ đầu thế kỷ 20, trên hệ thống sông Hồng và sông Thái bình (ở Bắc bộ) đã có 26 trận lũ lớn: lớn nhất là trận lũ lịch sử năm 1971, trước đó đã có trận lũ năm 1945 từng được coi là trận lũ lịch sử (thấp hơn 1971 sau này). Mực nước lũ 1971 đã vượt quá khả năng chịu đựng của đê (mực nước ngoài sông lúc này cao hơn mặt đất đồng ruộng ven đê từ 5-10 m). trong vòng 45 năm (từ 1900 - 1945) đã có 18 năm vỡ đê ở đồng bằng Bắc bộ, trung bình cứ 2 năm lại có một năm vỡđê, mất mùa.

Đặc biệt trận lũ năm 1945 làm vỡ 79 quãng đê gây ngập 11 tỉnh 312.000 ha đất canh tác và khoảng 4 triệu người bị ảnh hưởng. Trận lũ năm 1971 làm vỡ 3 đoạn đê lớn, gây ngập 250.000 ha và 2,7 triệu người bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trận lũ năm 1986 tuy độ lớn mức lũ chỉ đứng vào hàng thứ 5 trong liệt số liệu quan trắc từ đầu thế kỷ đến nay song cũng gây vỡ một đoạn đê sông Hồng (Trung Chõu - Đan Phượng) và sập 1 cống dưới đờ sụng Cầu - Quế Vừ Hà Bắc. Năm 1906 ở Bình Định, năm 1983 ở Huế, năm 1952 ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và năm 1964 ở hầu hết các tỉnh khu 5 cũ (Trung bộ) đều có lụt lớn, gây nhiều thảm cảnh tang tóc. Lũ trên sông Cửu Long (kể cả các nhánh) xảy ra vào các năm 1961, 1966, 1978, 1984, 1991 cũng đã làm ngập hàng chục vạn ha lúa của dồng bằng sông Cửu long (Nam bộ) [7].

Tình hình lũ dường như cũng xảy ra nghiêm trọng trong những năm gần đây ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây nguyên như: Lạng sơn, Cao bằng (1986); Lai châu, Đak Lak, Bắc Thái (1980); Sơn la, Lai châu (1991) một số vùng dân cư tập trung và phần lớn các hạ tầng cơ sở của 2 thị xã Lai châu, Sơn la đã bị dòng lũ quét cuốn trôi tàn phá trong 2 năm 1990, 1991[7].

1.2.1.3. Biện pháp phòng chống.

Với tầm quan trọng đặc biệt của hệ thống sông Hồng, ngay từ những năm 1960, Đảng và Nhà nước ta đã thiết lập Uỷ ban trị thủy và khai thác sông Hồng do Phó Thủ tướng làm chủ tịch, Bộ Thủy lợi là Văn phòng thường trực.

Sau trận lũ lịch sử năm 1971, Đảng và Nhà nước ta quyết định về biện pháp phòng chống lũ cho hệ thống sông Hồng là:

1) Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn để hạn chế khả năng tập trung lũ về hạ du.

2) Xây dựng các hồ chứa nước loại lớn và loại vừa ở thượng nguồn sông.

3) Củng cố hệ thống đê.

4) Chuẩn bị chu đáo để làm tốt việc phân lũ, chậm lũ khi cần thiết.

5) Giải phóng lòng sông, khai thông dòng chảy để thoát lũ.

6) Tăng cường công tác hộ đê phòng lụt.

Đến nay những biện pháp đó đã được triển khai tích cực và vẫn còn nguyên giá trị của nó, song có những mặt chúng ta thiếu biện pháp kiên trì tổ chức thực hiện như trồng rừng, giải phóng lòng sông[7].

Với mục tiêu chống được con lũ tương đương năm 1971 (tần suất 0,4%), cần vận hành điều tiết hồ Hòa Bình và Thác Bà khi gặp lũ thường xuyên để giữ cho mức nước Hà Nội không vượt qua báo động III (11,50 m). Nếu gặp lũ có tần suất lớn hơn như lũ năm 1986 mức nước Hà Nội lên đến 12,35 m, lũ năm 1996 lên đến 12,48 m nếu xảy ra lũ nhưnăm 1971 thì mức nước tại Hà Nội 13,3 m. Nhưng nếu gặp lũ như năm 1971 với dạng lũ năm 1964, 1969 thì khó có thể giữ được mức nước tại Hà Nội là 13,30 m, khi đó phải tính đến biện pháp phân lũ qua sông Đáy[7]. Tháng 8 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ ra Thông báo 164 TB/TW ngày 3/9/1998 đã nêu:

- Xây dựng các chỉ tiêu ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

- Xây dựng các phương án xử lý lũ đặc biệt lớn và quyết định phân lũ.

- Và "phải xây dựng phương án lâu dài, bền vững về củng cố đê, xây dựng hệ thống đê điều trong cả nước, đặc biệt hệ thống sông Hồng để đủ sức bảo vệ sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội an ninh quốc phòng cho đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội"[7].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá nguyên nhân mất ổn định và giải pháp sửa chữa đê hữu cẩu - bắc ninh (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)