2.1. Giới thiệu về đê Hữu Cầu
2.1.2. Hiện trạng tuyến đê hữu cầu
Đê Hữu Cầu có tổng chiều dài 53,49 km được hình thành từ lâu đời, đi qua nhiều vùng trũng sình lầy, lòng sông cổ có địa chất nền mềm yếu, đất đắp đê không đồng chất, nên khi nước sông lên cao trên báo động II thường xuất hiện các sự cố sủi đùn, thẩm lậu, sạt lở mái đê...
Cao trình đỉnh đê hiện tại còn thiếu so với cao trình MNTK thiết kế trung bình từ 0,30 ÷ 0,50m.
Mặt cắt đê nhìn chung chưa đảm bảo bề rộng mặt thiết kế, cơ đê phía đồng một số đoạn chưa có, các đoạn đã có cơ thì chiều rộng còn nhỏ, cao trình đỉnh cơ còn thấp và chưa đều. Mái đê phía đồng qua nhiều năm không được tu sửa, nhiều vị trí cũn lồi lừm cục bộ, mỏi đờ phớa sụng nhiều đoạn bị súng vỗ sạt lở nghiờm trọng, không đủ điều kiện an toàn chống lũ. Mặt đê do tác động của thời tiết và sự gia tăng
cỏc phương tiện giao thụng đi lại bị xuống cấp nghiờm trọng, nhiều ổ gà lồi lừm, gây khó khăn cho công tác chống lụt bão khi mùa mưa lũ đến[4].
Tình trạng nhân dân tự do mở các dốc lên xuống đê để khai thác đất, cát và xây dựng các khu lò gạch ở bãi sông tràn lan, làm cho mặt cắt đê bị đào phá nghiêm trọng gây mất ổn định cho đê[4].
Đoạn đê Hữu Cầu từ Km28+860 ÷ Km82+350 cũng nằm trong tình trạng chung và còn nhiều tồn tại lớn như sau:
n Về chiều cao đê:
Theo báo cáo đánh giá chất lượng đê hàng năm của Chi cục Thuỷ Lợi tỉnh Bắc Ninh, kết hợp với tài liệu khảo sát địa hình cho thấy cao trình đỉnh đê tuyến Hữu Cầu còn thấp so với yêu cầu thiết kế từ 0,2 ÷ 0,8m cụ thể như sau:
Các đoạn cao trình đỉnh đê thiếu từ 0,6 ÷ 0,8m bao gồm:
- Km34+000÷ Km 38+500.
- Km45+300 ÷ Km47+800 - Km48+200 ÷ Km 48+800.
- Km50+300 ÷ Km 51+000.
- Km 51+500 ÷ Km52+000.
- Km 55+500 ÷ Km 56+500.
- Km57+500 ÷ Km58+750 - Km 63+400 ÷ Km67+300.
- Km71+000 ÷ Km72+700.
Các đoạn cao trình đỉnh đê thiếu từ 0,5 ÷ 0,6m bao gồm:
- Km30+500 ÷ Km31+500 - Km33+000 ÷ Km34+000.
- Km38+500 ÷ Km39+ 400 - Km43+500 ÷ Km45+300 - Km48+800 ÷ Km50+500 - Km52+400 ÷ Km55+500
- Km58+600 ÷ Km58+900.
- Km61+000 ÷ Km63+400.
- Km67+300 ÷ Km71+000 - Km72+700 ÷ Km75+100 - Km77+000 ÷ Km78+100
Các đoạn cao trình đỉnh đê thiếu từ 0,2 ÷ 0,3m bao gồm:
- K38+500 ÷ K43+ 800.
- K52+500 ÷ K57+400.
- K72+100 ÷ K77+000 - K78+100 ÷ K79+000 o Về mặt cắt đê:
Mặt cắt đê hiện tại có bề rộng mặt bình quân từ 4,0 ÷ 5,50m, cục bộ có đoạn có đoạn chỉ đạt 3,60 ÷ 4,0m như đoạn từ Km29+600 ÷ Km30; Km42+400 ÷ Km43;
Km54+600 ÷ Km53+400; Km75+600 ÷ Km77+400.
- Mỏi đờ phớa sụng chỉ đạt m = 1.7 ữ 2.0, nhiều đoạn bị sạt lở lồi lừm, cỏc đoạn dòng chủ lưu tiến sát gần bờ, kè bảo vệ bờ nằm trên mái đê, cục bộ có đoạn từ Km35+600 ÷ Km36+200; Km37+800 ÷ Km39+000; mái đê m < 2.0.
- Mỏi đờ phớa đồng đạt m = 2.5 ữ 3.0, nhiều đoạn lồi lừm khụng đều.
 Nhìn chung mặt cắt đê còn nhỏ, mái đê còn dốc, chưa ổn định, cao trình mặt đê còn thấp chưa đảm bảo yêu cầu chống lũ ở tần suất thiết kế.
p Về cơ đê:
Cơ đê phía đồng, được đắp từ những năm 1971, qua nhiều năm tu bổ cơ đê phía đồng không được tôn tạo nên cao trình mặt cơ còn thấp, không đều, bề rộng mặt cơ còn nhỏ, còn nhiều vị trí đê cao chưa có cơ như Km31+000 ÷ Km32+550, Km48+800 ÷ Km50+200, Km61+200 ÷ Km64.000, Km67.000÷ Km67+500 ,Km70÷000 ÷ Km74.000 , Km77.500 ÷ Km78.000.
q Đầm ao, hồ chân đê:
Trong những năm gần đây, từ nguồn vốn tu bổ thường xuyên một số vị trí thường xuất hiện sủi đùn thuộc khu vực hữu Cầu trên một số vị trí chưa được san lấp như:
Đầm ao phía đồng: Từ Km45 ÷ Km45+750; Km49+500 ÷ Km50+000;
Km54+350 ÷ Km55+050; Km58+300 ÷ Km58+800; Km67+800 ÷ Km69+200;
Km69+850÷ Km70+100; Km72+000 ÷ Km73+450; K73+700 ÷ Km76+300;
Km77+100 ÷ Km77+700; Km78+400 ÷ Km82.
r Cây chống sóng cho đê:
Tuyến Hữu Cầu do đất bãi sông là đất thịt nghèo phù xa nên trồng tre ở tuyến này rất khó sống, mặt khác khả năng sạt mái đê phía sông do sóng ít xảy ra nên hiện tại tuyến này chưa vị trí nào có hàng tre chống sóng.
s Các kè trên bờ hữu sông Cầu.
Bờ hữu sông Cầu đoạn trên địa phận tỉnh Bắc Ninh có 9 kè: Như Nguyệt, Lạc Trung, Phù Yên, Phù Cầm, Kim Chân, Việt Thống, Yên Ngô, Đông Viên, Hiền Lương. Điểm đáng chú ý là các kè trên đều ở những vị trí xung yếu, vì vậy các kè luôn trong tình trạng diễn biến không ổn định, hiện tượng xói lở vẫn thường xảy ra.
Đặc biệt các kè này đều là kè hộ bờ, mái kè là mái đê, dòng chảy tiến sát chân kè tạo ra các hố xoáy sâu, có các kè như: kè Như Nguyệt, Phù yên, Lạc Trung, Việt Thống, Yên ngô, Đông Viên cao độ chỗ sâu nhất là từ (- 8.00) đến (- 12.00)m. Về mùa lũ năm 2006 cần chú ý các kè trên tuyến hữu Cầu là: Kè Phù yên, Lạc Trung, Việt Thống, Yên ngô, Đông Viên[4].
Hầu hết các kè có mái kè là mái đê, trực tiếp đe dọa đến an toàn của đê, hàng năm tỉnh Bắc Ninh đã quan tâm đầu tư đến việc tu bổ kè nhưng nguồn kinh phí còn hạn chế nên việc tu sửa mang tính chắp vá, không đồng bộ sự ổn định về lâu dài của các kè chưa cao. Từ tình hình trên ta thấy việc gia cố kè bên bờ sông Cầu là rất cần thiết[4].
t Về các cống dưới đê:
Dưới đê Hữu Cầu Km28+860 ÷ Km82+350 có 37 cống lớn nhỏ, trong đó có 12 cống tiêu nước, trong đó có 5 cống : Cống Vọng Nguyệt, Vạn Phúc, Cổ Mễ, Mễ
Sơn, Hiền Lương là các cống mới được đầu tư xây dựng mới, chất lượng còn tốt, đảm bảo yêu cầu chống lũ. Riêng cống Đặng Xá ( tại Km 50.540 – Hữu Cầu ), cống được xây dựng từ năm 1923, có 5 cửa, kích thước (2,80x3,50) x 27m, cao trình đáy cống ở (-1.50), so với yêu cầu hiện tại cống cần nối dài từ 10 – 15m. Phần thuỷ công tuy chưa có diễn biến nứt song qua kiểm tra cho thấy chất lượng đã kém, bộ phận đóng mở han gỉ, thường xuyên ngập nước lại ở sâu về mùa lũ dễ bị kênh kẹp cánh. Cống đã được triển khai lập dự án xây dựng mới, đề nghị Bộ, Cục sớm phê duyệt để triển khai thi công vào sau lũ năm 2006 để đảm bảo yêu cầu chống lũ lâu dài cho cống và đê[4].
u Các trạm bơm tiêu.
Trên tuyến đê Hữu Cầu có 19 trạm bơm lớn như: TB Lương Tân, Vọng Nguyệt, Phù Cầm, Thọ Đức 1, Thọ Đức 2, TB Phấn Động, TB Đại Lâm, TB Vạn An, TB Đặng Xá, Xuân Viên, Bến Dình, Hữu Chấp, Cổ Mễ, Kim Đôi 1, Kim Đôi 2, TB Việt Thống, TB Nhân Hoà, TB Xuân Thuỷ, Quế Tân, Hiền Lương và các trạm bơm nhỏ tiêu cục bộ hoặc lấy nước tưới từ ngoài sông[4].
v Các công trình phục vụ quản lý:
Các cọc mốc 100m, Km, các biển ranh giới Xã, Huyện, Tỉnh, trên tuyến đê đã có nhưng nhỏ và làm từ lâu, nay cần làm lại mới theo mẫu thống nhất. Riêng về các mốc cốt và cao độ quốc gia hiện nay đã được xây dựng lại theo VN72.
Các biển báo kè, cống, biển báo cấm neo đậu tàu thuyền ven sông, hệ thống cột đo mực nước hầu hết chưa có cần xây dựng mới.
Các điếm canh đê, đội quản lý đê còn nhỏ, một số cái bị hư hỏng, đang được bổ sung nâng cấp.