- Cao độ đỉnh kè.
Mực nước thi công tại các trạm thuỷ văn như sau:
Mực nước thiết kế tại các trạm thuỷ văn
Bảng 3.2: Cao trình mực nước kiệt tại trạm thủy văn.
TT Tên trạm Tuyến sông Vị trí ( km ) MNTK (m) 1 Ba Xà ( Phúc Lộc
Phương ) Hữu Cầu K28+800 - Hữu Cầu +1,22
2 Đáp Cầu Hữu Cầu K59+350 - Hữu Cầu + 0,91 Độ dốc thuỷ lực ứng với lưu lượng tạo lòng J=0,55x10-4, mực nước thi công ( mực nước kiệt ) tại vị trí kè được nội suy: 1,10
Cao trình đỉnh chân kè theo quy phạm được lấy cao hơn mực nước kiệt ứng với tần suất lũ 95% với độ gia tăng là 0.5m. Tuy nhiên tuỳ trường hợp cụ thể ( Phụ thuộc mực nước kiệt trong giai đoạn thi công công trình mà có thể chọn cho phù hợp).
∇ đỉnh kè = ∇ mực nước min+a = 1,10 + 0,5 = 1,60 m (3–5) 3.2.2. Các giải pháp kết cấu công trình.
Vị trí công trình, gần đê, mái kè là mái đê, phía sau kè là khu dân cư, , cho nên giải pháp chúng tôi đưa ra là dạng kè lát mái hộ chân. Do tình trạng hố xói diễn biến khó lường, và trên tổng thể chiều dài kè lòng sông xuất hiện những hố xói sâu, nên việc lựa chọn kết cấu sao cho đảm bảo ổn định lòng sông, và kinh tế là vấn đề cần đặt ra. Chính vì vậy, chúng tôi đưa ra ba dạng kết cấu kè, để lựa chọn và so sánh:
a. Dạng 1: Kè có kết cấu lát mái hộ chân bằng rồng đá lưới thép (Dạng này hay áp dụng cho địa bàn tỉnh), có mặt cắt như Hình 3.4:
Hình 3.4: Kết cấu kè lát mái hộ chân rồng đá lưới thép
Ta có kết cấu cho kè theo phương án chọn gồm ba phần như sau: Chân kè, thân kè và đỉnh kè.
* Chân kè:
Trước khi thả rồng trải vải lọc dưới nước từ chân mái thả rồng đến cơ kè và mới tiến hành thả rồng. Tạo một cơ kè tiếp nối giữa chân kè và thân kè có kết cấu đá hộc lát khan lèn chặt đá 4x6 rộng 4m dày 50 cm dưới là lớp dăm lót (1x2) dày 10 cm để tăng ổn định mái kè, đồng thời kết hợp đường quản lý trong mùa khô. Tại một số vị trí cục bộ, để tuyến kè cong trơn thuận, chiều rộng đỉnh cơ kè có thể thay đổi.
* Thân kè (mái kè): là phần nối tiếp giữa đỉnh kè và chân kè.
Thân kè chịu tác động của dòng chảy, sóng áp lực nước và áp lực dòng thấm nên được cấu tạo là lớp chuyển tiếp giữa đất với nền đá lát ở trên có tác dụng chống lại gradiên nước ngầm. Đặc biệt là lúc lũ lên xuống và nước mưa chảy theo mái xuống. Lớp lọc đuợc cấu tạo từ dưới lên trên với hệ số mái m =2,0 -:-3,0 ( tuỳ theo mặt cắt địa hình), bao gồm:
+ Vải lọc được trải từ cơ lên đỉnh kè, các mép vải lọc chồng lên nhau 0,5m.
+ Dăm lót (1x2)cm, chiều dày lớp dăm lót 0,10m có tác dụng giảm lưu tốc dòng chảy và làm phân bố đều lực tác dụng của khối đá lát mặt lên vải lọc.
- Lớp áo bảo vệ kè: Chống lại tác động của các lực thuỷ động gây ra do dòng chảy, gió, sóng. Lớp áo bảo vệ bằng đá lát khan dày 0,3m được ghép trong khung dầm BTCT M20, Đá lát đứng lèn đá 4x6.
- Trên mái kè cứ bố trí một bậc lên xuống quản lý kết hợp rãnh tiêu nước ngang, chiều rộng bậc 1,2m, bước bậc 0,15x0,3 bằng đá xây vữa xi măng M10. Vị trí các bậc đảm bảo tập trung, và tiêu thoát nước một cách triệt để
* Phần đỉnh kè:
Đỉnh kè ở cao trình ngang bãi (tương đương với mực nước tạo lòng), chiều rộng đỉnh kè B=1,8m kết hợp làm đường quản lý bằng bê tông M20 dày 12 cm, phía dưới có lớp lót cát vàng dày 10cm. Phía ngoài được xây tường bo bằng đá xây vữa măng M7,5. Dọc theo đỉnh kè cứ 15,8 m bố trí một khe lún, phía trong khe lún có giấy dầu nhựa đường.
b. Dạng 2: Kè có kết cấu lát mái hộ chân bằng rồng đá lưới thép kết hợp lăng thể đá hộc (Dạng này đã áp dụng cho một số kè trong tỉnh) có mặt cắt Hình 3.5:
Hình 3.5: Kết cấu kè lát mái hộ chân rồng đá lưới thép kết hợp lăng thể đá hộc
* Chân kè:
Khối đá lăng thể thả rời, tạo mái hộ chân; đá thả tạo mái m=2,0, tạo thành khối tựa giữ ổn định cho chân, mái kè. Phần dưới nước có tác dụng chống xói do vậy vận tốc dòng chảy gây ra theo hướng song song và vuông góc với bờ lôi đất, cát từ đáy và bờ sông ra ngoài, vì vậy phần kết cấu này bao gồm:
+ Trước khi tiến hành gia cố chân kè, trải một lớp vải lọc dưới nước từ chân khối lăng thể đá thả rời đến cơ kè. Trước khi thả rồng thả đá hộc tạo mái m=2, sau đó mới tiến hành thả rồng. Để giữ ổn định cho rồng và mái kè dưới nước thả lăng thể đá hộc có chiều rộng B=5m, chiều cao khối đổ từ 4-:-6m
+ Tạo một cơ kè tiếp nối giữa chân kè và thân kè có kết cấu đá hộc lát khan lèn chặt đá 4x6 rộng 4m dày 50 cm dưới là lớp dăm lót (1x2) dày 10 cm để tăng ổn định mái kè, đồng thời kết hợp đường quản lý trong mùa khô. Tại một số vị trí cục bộ, để tuyến kè cong trơn thuận, chiều rộng đỉnh cơ kè có thể thay đổi.
* Thân kè (mái kè): là phần nối tiếp giữa đỉnh kè và chân kè.
Thân kè chịu tác động của dòng chảy, sóng áp lực nước và áp lực dòng thấm nên được cấu tạo là lớp chuyển tiếp giữa đất với nền đá lát ở trên có tác dụng chống lại gradiên nước ngầm. Đặc biệt là lúc lũ lên xuống và nước mưa chảy theo mái xuống. Lớp lọc đuợc cấu tạo từ dưới lên trên với hệ số mái m =2,0 -:-3,0 (tuỳ theo mặt cắt địa hình), bao gồm:
+ Vải lọc được trải từ cơ lên đỉnh kè, các mép vải lọc chồng lên nhau 0,5m.
+ Dăm lót (1x2) cm, chiều dày lớp dăm lót 0,10 m có tác dụng giảm lưu tốc dòng chảy và làm phân bố đều lực tác dụng của khối đá lát mặt lên vải lọc.
- Lớp áo bảo vệ kè: Chống lại tác động của các lực thuỷ động gây ra do dòng chảy, gió, sóng. Lớp áo bảo vệ bằng đá lát khan dày 0,3m được ghép trong khung dầm BTCT M20, Đá lát đứng lèn đá 4x6.
- Trên mái kè cứ bố trí một bậc lên xuống quản lý kết hợp rãnh tiêu nước ngang, chiều rộng bậc 1,2m, bước bậc 0,15x0,3 bằng đá xây vữa xi măng M10. Vị trí các bậc đảm bảo tập trung, và tiêu thoát nước một cách triệt để
* Phần đỉnh kè:
Đỉnh kè ở cao trình ngang bãi (tương đương với mực nước tạo lòng), chiều rộng đỉnh kè B=1,8m kết hợp làm đường quản lý bằng bê tông M20 dày 12 cm, phía dưới có lớp lót cát vàng dày 10cm. Phía ngoài được xây tường bo bằng đá xây vữa măng M7,5. Dọc theo đỉnh kè cứ 15,8 m bố trí một khe lún, phía trong khe lún có giấy dầu nhựa đường.
c. Dạng 3: Kè có kết cấu lát mái hộ chân bằng lăng thể đá hộc (Dạng này mới áp dụng trên địa bàn tỉnh) có mặt cắt Hình 3.6:
Hình 3.6: Kết cấu kè lát mái hộ chân lăng thể đá hộc
* Chân kè:
Khối đá thả rời, tạo mái hộ chân; đá thả tạo mái m=2,0, tạo thành khối tựa giữ ổn định cho mái kè. Phần dưới nước có tác dụng chống xói do vậy vận tốc dòng chảy gây ra theo hướng song song và vuông góc với bờ lôi đất, cát từ đáy và bờ sông ra ngoài, vì vậy phần kết cấu này bao gồm:
+ Trước khi tiến hành gia cố chân kè, trải một lớp vải lọc dưới nước từ chân khối đá thả rời đến cơ kè. Tại những mặt cắt bị xói sâu, tạo một cơ đá thả rời chiều rộng 5m.
+ Tạo một cơ kè tiếp nối giữa chân kè và thân kè có kết cấu đá hộc lát khan lèn chặt đá 4x6 rộng 4m dày 50 cm dưới là lớp dăm lót (1x2) dày 10 cm để tăng ổn
định mái kè, đồng thời kết hợp đường quản lý trong mùa khô. Tại một số vị trí cục bộ, để tuyến kè cong trơn thuận, chiều rộng đỉnh cơ kè có thể thay đổi.
* Thân kè (mái kè): là phần nối tiếp giữa đỉnh kè và chân kè.
Thân kè chịu tác động của dòng chảy, sóng áp lực nước và áp lực dòng thấm nên được cấu tạo là lớp chuyển tiếp giữa đất với nền đá lát ở trên có tác dụng chống lại gradiên nước ngầm. Đặc biệt là lúc lũ lên xuống và nước mưa chảy theo mái xuống. Lớp lọc đuợc cấu tạo từ dưới lên trên với hệ số mái m =2,0 -:-3,0 ( tuỳ theo mặt cắt địa hình), bao gồm:
+ Vải lọc được trải từ cơ lên đỉnh kè, các mép vải lọc chồng lên nhau 0,5m.
+ Dăm lót (1x2)cm, chiều dày lớp dăm lót 0,10m có tác dụng giảm lưu tốc dòng chảy và làm phân bố đều lực tác dụng của khối đá lát mặt lên vải lọc.
- Lớp áo bảo vệ kè: Chống lại tác động của các lực thuỷ động gây ra do dòng chảy, gió, sóng. Lớp áo bảo vệ bằng đá lát khan dày 0,3m được ghép trong khung dầm BTCT M20, đá lát đứng lèn đá 4x6.
- Trên mái kè cứ bố trí một bậc lên xuống quản lý kết hợp rãnh tiêu nước ngang, chiều rộng bậc 1,2m, bước bậc 0,15x0,3 bằng đá xây vữa xi măng M100#.
Vị trí các bậc đảm bảo tập trung, và tiêu thoát nước một cách triệt để
* Phần đỉnh kè:
Đỉnh kè ở cao trình ngang bãi (tương đương với mực nước tạo lòng), chiều rộng đỉnh kè B=1,8m kết hợp làm đường quản lý bằng bê tông M20 dày 12 cm, phía dưới có lớp lót cát vàng dày 10cm. Phía ngoài được xây tường bo bằng đá xây vữa măng M7,5. Dọc theo đỉnh kè cứ 15,8 m bố trí một khe lún, phía trong khe lún có giấy dầu nhựa đường.