CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ KỸ THUẬT VÀ GIÁM SÁT NGHIỆM THU TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG KHOAN PH ỤT XI MĂNG XỬ LÝ CHỐNG THẤM
3.1.1. Nhi ệm vụ và nội dung quản lý kỹ thuật trong thi công khoan phụt
Quản lý kỹ thuật là danh từ gọi chung việc tiến hành của một số hoạt động có hệ thống như tổ chức, chỉ huy, điều tiết và khống chế đối với kỹ thuật thi công.
Quản lý kỹ thuật có nhiệm vụ chủ yếu là:
- Quán triệt đầy đủ và chính xác khoa học kỹ thuật là phương châm chính sách số một của sức sản xuất, tổ chức một cách khoa học các loại công tác kỹ thuật;
- Tạo lập trật tự kỹ thuật thi công thường xuyên;
- Phát huy đầy đủ lực lượng kỹ thuật và tác dụng trang bị kỹ thuật, không ngừng cải tiến kỹ thuật hiện có và tận dụng kỹ thuật mới;
- Nâng cao trình độ thi công cơ giới hóa, bảo đảm chất lượng công trình, nâng cao hiệu suất lao động, hạ giá thành công trình, hoàn thành nhiệm vụ theo đúng chất, đúng lượng, đúng kỳ hạn.
3.1.1.2. Nội dung quản lỹ kỹ thuật trong công tác khoan phụt
Nội dung chủ yếu của công tác quản lý kỹ thuật khoan phụt bao gồm: Biên soạn thiết kế tổ chức thi công theo từng giai đoạn, soạn thảo biện pháp kỹ thuật thi công và quy trình thao tác khoan phụt, tiến hành hội thẩm các bản vẽ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, bàn giao kỹ thuật, đổi mới thiết kế, bồi dưỡng kỹ thuật, kiểm tra chất lượng, nghiệm thu vật liệu chế tạo vữa phụt, cải tiến kỹ thuật, tổng kết kỹ thuật, bảo quản tư liệu công trình, xây dựng và kiện toàn chế độ trách nhiệm kỹ thuật. Nội dung trọng tâm của quản lý kỹ thuật công tác khoan phụt là bảo đảm chất lượng công trình, cải tiến kỹ thuật thi công và phương pháp thao tác hoặc công nghệ thi công.
Thực hiện các hạng mục công tác quản lý kỹ thuật nói trên, mấu chốt là xây dựng chế độ chấp hành các loại quản lý kỹ thuật trong công tác khoan phụt một cách nghiêm chỉnh. Có chế độ quản lý kỹ thuật và bộ máy được kiện toàn, lại có thể chấp hành một cách thận trọng, mới có thể phát huy tốt tác dụng quản lý kỹ thuật, hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ.
3.1.1.3. Quản lý kỹ thuật cơ sở
3.1.1.3.1. Soạn thảo và quán triệt tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình kỹ thuật
- Quán triệt và chấp hành chu đáo các tiêu chuẩn kỹ thuật về khoan phụt màn chống thấm của Nhà nước và các bộ phận hữu quan đã ban hành và quy trình kỹ thuật đã có;
- Nghiêm chỉnh chấp hành các loại yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, thi công màn chống thấm đã ghi trong văn kiện giao thầu và văn bản hợp đồng;
- Quán triệt và chấp hành phương pháp thi công khoan phụt mà đơn vị thiết kế đã vạch, phương pháp thao tác và quy trình về yêu cầu chất lượng đã được đơn vị giao.
3.1.1.3.2. Biên soạn các loại chế độ quản lỹ kỹ thuật
Đối với việc tiến hành công tác quản lý kỹ thuật, cần biên soạn các loại chế độ quản lý sát thực tế. Điều đó rất cần kiện toàn, hoàn thiện và đòi hỏi cao đối với công tác quản lý thi công khoan phụt ở nước ta hiện nay.
3.1.1.3.3. Triển khai công tác nghiên cứu khoa học của kỹ thuật thi công
Đơn vị thi công cần lợi dụng điều kiện có lợi của bản thân trong thi công thực tế thông qua quan sát kỹ, đo đạc thí nghiệm, thống kê, phân tích và phương thức khác, tìm ra quy luật các loại phương pháp thi công và quy luật của thao tác, tổng kết rút ra kinh nghiệm, cải tiến và nâng cao trình độ kỹ thuật thi công khoan phụt, tăng thêm hiệu ích kinh tế. Đồng thời, triển khai công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật thi công khoan phụt cũng là để cung cấp các căn cứ cho biên soạn quy phạm, quy trình thao tác, quy trình an toàn, tiêu chuẩn chất lượng, định mức sản xuất và tổ chức lao động cho thi công. Đặc biệt là cần có kế hoạch khai triển nghiên
cứu và ứng dụng kỹ thuật mới, công nghệ mới, vật liệu mới, máy móc mới một cách có kế hoạch.
3.1.1.3.4. Tích lũy tư liệu kỹ thuật và công tác quản lý kỹ thuật trong công tác khoan phụt
Tư liệu thông tin kỹ thuật thi công là nguồn gốc trọng yếu của việc học tập và nâng cao kỹ thuật. Trong công tác hàng ngày, cần làm tốt công tác thu thập và chỉnh lý thông tin kỹ thuật thi công khoan phụt. Bản thân đơn vị thi công cần coi trọng công tác nghiên cứu tư liệu, thí nghiệm và tổng kết kỹ thuật thi công cũng cần phân loại chỉnh lý và bảo quản, có thể cung cấp làm tài liệu cho công tác thi công về sau.
Các thành quả nghiên cứu hoặc phát minh sáng tạo có giá trị phù hợp với quy định quyền sở hứu trí tuệ, có thể yêu cầu cơ quan quản lý quyền sở hữu trí tuệ công nhận nhằm phổ biến rộng rãi và cống hiến vào việc nâng cao trình độ kỹ thuật thi công của toàn xã hội.
3.1.2. Chế độ quản lý kỹ thuật trước thi công khoan phụt 3.1.2.1. Chế độ trách nhiệm kỹ thuật
Xây dựng và kiện toàn chế độ trách nhiệm kỹ thuật là mấu chốt để bảo đảm triển khai công tác quản lý kỹ thuật trong công tác khoan phụt một cách thường xuyờn. Trong chế độ trỏch nhiệm kỹ thuật cần quy định rừ ràng chức trỏch cho cỏc nhân viên kỹ thuật công trình các cấp và công nhân viên thi công đối với các hạng mục mà mình phụ trách như trắc địa, khoan, trộn vữa, phụt vữa, thí nghiệm v.v….
Cần quỏn triệt rừ ràng cỏc nguyờn tắc phõn cụng và nguyờn tắc phụ trỏch theo cấp.
3.1.2.2. Chế độ học tập và thẩm tra bản vẽ thi công
Chế độ học tập và thẩm tra bản vẽ thi công màn chống thấm là một phương thức hữu hiệu để thống nhất giữa hai khâu thiết kế và thi công. Mục đích của việc thực hiện chế độ học tập và thẩm tra bản vẽ thi công là làm cho toàn thể nhân viên kỹ thuật và các bộ phận chức năng có liên quan của đơn vị tìm hiểu và nắm vững nội dung và yêu cầu bản vẽ thi công, nhằm để thi công chính xác, không sai sót,
tránh được sai lầm phát sinh về mặt kỹ thuật, bảo đảm cho thi công khoan phụt được tiến hành thuận lợi và chất lượng màn chống thấm được tốt.
Nội dung chủ yếu của việc thẩm tra bản vẽ có:
- Bố trí mặt bằng, thiết kế màn chống thấm đã hợp lý chưa, có phù hợp với tình hình địa chất công trình, địa chất thủy văn hay không. Ví dụ: bố trí mặt bằng các hàng khoan cần căn cứ vào tuyến đập và phù hợp với điều kiện địa chình, địa chất;
- Thiết kế màn chống thấm có bảo đảm giảm lượng thấm yêu cầu, đảm bảo ổn định đầy đủ hay không, có bảo đảm được thi công an toàn hay không;
- Công nghệ thi công, kỹ thuật thi công cho đến điều kiện thiết bị có bảo đảm được yêu cầu chất lượng quy định trong thiết kế hay không;
- Có vật liệu và thiết bị đặc biệt gì không, phẩm loại, quy cách, số lượng của chúng có thể giải quyết được không;
- Kích thước, vị trí, đường trục độ cao của bản vẽ chuyên dụng có có sai sót hay mõu thuẫn gỡ khụng, bản vẽ và thuyết minh cú đầy đủ khụng, quy định cú rừ ràng không v.v…
- Ngoài ra, phải dựa vào thực tế tình hình để tiến hành thiết kế thi công cần thiết.
Các nội dung trên trước khi tiến hành khoan phụt cần được kiểm tra đánh giá một cách khách quan theo tiêu chuẩn TCVN 8645:2011.
3.1.2.3. Chế độ bàn giao kỹ thuật
Để cho toàn thể nhân viên kỹ thuật và công nhân viên thi công công trình tìm hiểu thiết kế, ý đồ thi công và tiêu chuẩn chất lượng quy định cho màn chống thấm, cần thực hiện chế độ bàn giao kỹ thuật.
Đơn vị thiết kế cần thuyết minh ý đồ thiết kế, đặc điểm kết cấu màn chống thấm cho đơn vị thi công và cả những yêu cầu mà đơn vị thiết kế cần đề xuất với đơn vị thi công. Sau khi đơn vị thi công đã tổ chức nghiên cứu và thẩm định hồ sơ thiết kế xong, cần tiến hành bàn giao cho từng cấp.
Nội dung bàn giao kỹ thuật có: bản vẽ thi công, yêu cầu chất lượng, phương án thi công, trình tự thi công và phương pháp thi công khoan phụt; quy trình thao tác, biện pháp kỹ thuật an toàn, định mức thi công và tiến độ thi công v.v… Mấu chốt bàn giao kỹ thuật là bàn giao phương pháp, bàn giao điều kiện, bàn giao trọng điểm. Đồng thời cần phát động cán bộ công nhân viên đề xuất kiến nghị hợp lý hóa.
3.1.2.4. Chế độ kiểm nghiệm vật liệu và thiết bị trước khi thi công
Xây dựng và kiện toàn cơ cấu thí nghiệm vật liệu, bổ sung đầy đủ nhân viên thí nghiệm và kiểm nghiệm, làm chu đáo việc kiểm nghiệm nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thiết bị. Cơ cấu kiểm nghiệm phải được đào tạo, có văn bằng và chứng chỉ, đủ tư cách hành nghề. Nếu vật liệu và thiết bị không có chứng minh đủ quy cỏch hoặc nguồn gốc khụng rừ thỡ phải qua kiểm nghiệm quy cỏch theo quy định. Thiết bị, vật liệu chưa qua kiểm nghiệm đủ quy cách thì tuyệt đối không được sử dụng.
3.1.2.5. Kiểm tra chất lượng và chế độ nghiệm thu công trình
Kiểm tra chất lượng và công tác nghiệm thu công trình màn chống thấm được tiến hành như sau: Đơn vị thi công một mặt cần thực hiện hợp đồng quy định, tiếp thu nhận xét của người phụ trách về kiểm tra và nghiệm thu chất lượng, mặt khác phải xây dựng chế độ tự kiểm tra và nghiệm thu trong nội bộ đơn vị.
Chế độ kiểm tra và nghiệm thu nội bộ của đơn vị thi công cần quán triệt phương pháp kết hợp giữa kiểm tra chuyên nghiệp và kiểm tra của quần chúng. Cần bố trí cán bộ giám sát kiểm tra chất lượng chuyên trách. Công việc của người này bao gồm: giám sát chất lượng, đo đạc thí nghiệm và ghi chép ban đầu. Kiểm tra của quần chúng phải xây dựng chế độ tự kiểm trong tổ, trong kíp và kiểm tra khi bàn giao nhiệm vụ.
Cán bộ giám sát phụ trách công trình nói chung dựa vào hợp đồng từng thời kỳ để kiểm tra và nghiệm thu công trình đã hoàn thành, nhằm để quyết toán kịp thời giá trị công trình. Sau khi hoàn thành toàn bộ công trình xong, cần tiến hành nghiệm thu hoàn công tức là nghiệm thu và bàn giao.
Kiểm tra chất lượng công trình trọng yếu nhất là kiểm tra trong quá trình thi công, bất luận là kiểm tra chuyên nghiệp hay kiểm tra của quần chúng, hay là sự giám sát của cán bộ giám sát phụ trách công trình đều phải nắm chặt khâu đó, cần phải loại trừ sự cố về chất lượng ngay trong thời kỳ mới phát sinh.
3.1.2.6. Chế độ quản lý hồ sơ thi công
Tất cả các tài liệu kỹ thuật trong quá trình thi công khoan phụt như các ghi chép ban đầu, các loại tổng kết kỹ thuật và các tài liệu kỹ thuật khác có liên quan đều là những tư liệu quan trọng để tìm hiểu tình hình thi công công trình bị che khuất, chất lượng công trình, các vấn đề gặp phải trong thi công cho đến tình hình giải quyết chúng cũng như tình hình hoàn thành các loại định mức. Đây cũng là những căn cứ tất yếu cho việc duy tu dưỡng hộ, tu sửa và khi cần thiết phải gia cố, sửa đổi về sau này. Những tư liệu ấy phải được chỉnh lý, phân loại, đưa vào hồ sơ lưu và bảo quản cẩn thận.
Tư liệu kỹ thuật chia mục làm hai loại:
- Tư liệu kỹ thuật giao cho chủ đầu tư chủ yếu có: bản vẽ thi công và bản vẽ hoàn công, bảng ghi tóm tắt các khu vực khoan phụt tổng kết hoàn công, ghi chép hội thẩm các bản vẽ, văn kiện phê chuẩn biến đổi thiết kế, bản nghiệm thu công trình bị che khuất, chứng minh đúng quy cách của các cấu kiện và thành phẩm gia công hoặc bản ghi chép thí nghiệm, bản ghi chép phát sinh, xử lý các sự cố công trình và cả các kiến nghị cùng các sự việc cần chú ý trong quá trình vận hành công trình đề xuất với đơn vị khai thác.
- Hồ sơ tư liệu kỹ thuật bao lưu tại đơn vị thi công chủ yếu có: bản vẽ thi công và bản vẽ hoàn công, thiết kế tổ chức thi công và kế hoạch thi công, tổng kết kinh nghiệm thi công khoan phụt, tư liệu nghiên cứu thực nghiệm của kỹ thuật mới, vật liệu mới và tổng kết kinh nghiệm, các loại ghi chép thi công ban đầu và tư liệu thống kê, tư liệu đo đạc định mức thi công, kết quả phân tích sự cố chất lượng lớn, ghi chép phân tích tình hình và biện pháp xử lý các sự cố, tình hình chấp hành và tổng kết kinh nghiệm các chế độ quản lý thi công cho đến băng hình, các ảnh đã chụp trong quá trình thi công.