Công tác ph ụt vữa

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp tổ chức quản lý bảo đảm chất lượng khoan phụt vữa xử lý chống thấm nền công trình thủy lợi, thủy điện (Trang 101 - 105)

CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ KỸ THUẬT VÀ GIÁM SÁT NGHIỆM THU TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG KHOAN PH ỤT XI MĂNG XỬ LÝ CHỐNG THẤM

4.8. Quy trình khoan ph ụt vữa nền đập công trình thủy điện Lai Châu

4.8.3. Công tác ph ụt vữa

Công tác trộn được thực hiện tại các máy trộn có tốc độ cao bán keo. Vữa sẽ được chảy xuống thùng vữa bố trí giữa máy trộn và máy bơm dùng để phụt vữa.

Chất nạp quay trở lại từ máy bơm và /hoặc van quay lại tại miệng hố cũng sẽ được nạp trở lại vào thùng chứa này. Việc sử dụng thùng chứa sẽ cho phép sử dụng nhiều máy bơm vữa được nạp từ một máy trộn vữa đơn, làm tăng lên hiệu suất của công tác phụt vữa. Phải có một trạm trộn trung tâm cấp vữa cho các hoạt động phụt vữa, mọi sự thay đổi phải có sự thỏa thuận của Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.

4.8.3.2. Quy trình phụt vữa

Công tác phụt vữa màn chống thấm thủy điện Lai Châu được thực hiện theo quy trình sau:

- Khoan phụt vữa gia cố nền trước rồi mới phụt vữa tạo màn chống thấm.

- Trong mỗi giai đoạn khoan phụt tạo màn chống thấm tiến hành khoan phụt vữa xi măng theo thứ tự: Hàng hạ lưu (hàng khoan phụt sâu) trước, sau đó đến hàng thượng lưu (hàng khoan phụt nông).

- Trong mỗi hàng, trình tự khoan phụt tuân thủ theo thứ tự các đợt đánh dấu trên bản vẽ thiết kế.

- Để đảm bảo thời gian cố kết của vữa ở các hố mới phụt, sau thời gian ≥ 4 giờ từ khi kết thúc phụt vữa mới được tiến hành khoan ở các hố khoan gần hơn 6m so với hố khoan vừa phụt xong.

- Các hố khoan phụt tạo màn chống thấm được thực hiện theo từng đoạn phụt bằng các nút chặn. Bộ nút chặn vữa phải là loại hơi và có khả năng chịu được các cấp áp lực tác dụng. Ở bước trên cùng, nút chặn vữa được đặt trong đá dưới đường

hố móng thiết kế là 0,3m. Chỉ được rút nút chặn ra khỏi hố sau khi kết thúc thời gian ngưng kết cuối cùng của vữa xi măng là 1 giờ.

- Phần hố khoan còn lại từ sau hiệp phụt cuối cùng đến mặt bê tông bản đế sẽ được lấp bằng vữa xi măng có cùng cấp phối và ổn định như vữa phụt vào trong đá, áp lực phụt là 1atm.

- Trong các điều kiện thông thường, các hố khoan là ổn định, không có hang, hốc hay bị sụt thì phải khoan các hố khoan hết chiều sâu quy định, sau đó phụt vữa từ dưới lên theo các hiệp là 5m và nhỏ hơn 5m cho 2 hiệp trên đỉnh hố khoan hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.

- Không được tăng áp lực phụt hoặc cường độ bơm một cách đột ngột vì như vậy có thể dẫn tới việc dừng lại sớm quá trình thực hiện khoan phụt.

- Phải có một máy đo dòng chảy được ghi chép tự động cho đường cấp vữa đến mỗi hố, máy sẽ ghi chép và trình bày với độ chính xác là 1% cho các thông số sau:

+ Tổng dung tích vữa phụt bằng đơn vị lít;

+ Tốc độ dòng chảy vữa phụt bằng đơn vị l/phút.

- Lắp một máy đo áp suất Bourdon tại miệng mỗi hố.

- Tại mỗi hố khoan, sau khi kết thúc khoan phụt chống thấm, tiến hành khoan phụt tiếp xúc. Nút chặn vữa được đặt trong bê tông bản đế, cách đường hố móng thiết kế từ 0,3÷0,5m, áp lực phụt từ 1÷2atm.

- Trong vòng 30m quanh khu vực đã phụt xong hoặc đang phụt không được tiến hành nổ phá.

Trong quá trình phụt vữa, nếu có xảy ra rò rỉ vữa bề mặt ở bất kỳ bước nào thì phải được lập tức trám lại theo hướng dẫn hoặc thỏa thuận của tư vấn. Bất kỳ vị trí nào như vậy phải được ghi chép lại và thể hiện trong các bản vẽ kỹ thuật sau đó.

Nếu xảy ra hiện tượng liên thông với các hố khác, cần phải xem xét phương pháp đã khoan phụt hoặc phải nút tạm thời các hố này lại bằng các van cho phép quan sát liên tục các liên thông này. Những hố đó có thể làm sạch bằng cách khoan, phụt vữa và sau đó nút cứng lại.

Lưu ý: Tại các vị trí chỉ định đổ bê tông san phẳng, công tác khoan phun chống thấm chỉ được thực hiện sau khi đã đổ bê tông san phẳng tại các vị trí đã được chỉ định. Bê tông san phẳng không được thiết kế với tác dụng như một nút vữa mà bên dưới có thể áp dụng các cấp áp lực lớn. Việc sử dụng những áp lực lớn ở giao diện giữa bê tông san phẳng và đá sẽ làm vỡ liên kết của bê tông và đá và làm bong lớp bê tông san phẳng.

Hình 4.10 - Thi công khoan phụt màn chống thấm nền đập Lai Châu 4.8.3.3. Áp lực phụt

Áp lực làm việc ở miệng hố khoan phụt phải được tăng lên theo các bước 1atm trên mỗi mét dài đo được từ cao trình đáy đến đoạn giữa của bước khoan phụt, bắt đầu ở cấp 1atm cho bước khoan trên bề mặt đến cấp áp lực lớn nhất giới hạn.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu về các dịch chuyển gần bề mặt nào hoặc về sự nứt nẻ của khối đá thì phải điều chỉnh áp lực và có thể giảm cấp 1atm mỗi mét dài ban đầu xuống còn 0,5atm trên một mét dài hoặc thấp hơn nữa nếu được tư vấn thỏa thuận.

Cấp áp lực lớn nhất giới hạn cuối cùng không bao giờ được vượt quá 40atm, trừ khi được tư vấn thỏa thuận.

Trong mọi trường hợp, không được phép gia tăng áp lực khoan phụt hoặc cường độ bơm một cách đột ngột vì như vậy có thể dẫn đến việc làm ngừng sớm quá trình khoan phụt.

4.8.3.4. Tiêu chí đóng kín (tiêu chí dừng phụt)

Theo hệ thống GIN, công tác khoan phụt ở bất kỳ giai đoạn nào sẽ được coi là hoàn thành nếu:

(1) Đã đạt đến giới hạn ăn vữa là 250lit/m (hoặc 1250 lit/5m) hoặc;

(2) Đã đạt đến giới hạn áp lực max là 40atm mà không ăn vữa nữa hoặc;

(3) Đã đạt đến một đường cong đại diện cho một giá trị GIN hằng số 2000;

(4) Tiêu chuẩn ngừng – Lưu tốc dòng chảy nhỏ hơn 0,5lit/m/phút (hoặc 2,5lit/phút cho một bước 5m).

Hố đã khoan phụt phải được duy trì ở trạng thái đóng cho đến khi áp lực tiêu đi và không xuất hiện dòng chảy ngược.

Vì các lý do ứng dụng theo đúng hệ thống GIN, các chỉ tiêu trên phải được áp dụng như sau:

(1) Nếu vữa phụt đạt giá trị 250lit/m thì công tác phụt tại hố đó phải dừng và sẽ phải khoan thêm các hố bổ sung tại tâm 3m xung quanh hố đang quan tâm như theo chỉ dẫn.

(2) Nếu đạt được áp lực max 40atm ở bất kỳ hố nào mà không phụt thêm vữa thì công tác khoan phụt ở hố đó sẽ dừng.

(3) Nếu sản phẩm của lượng vữa phụt vào bất kỳ hố nào và áp lực áp dụng để phụt vữa đó đạt đến đường trong đồ thị GIN đính kèm thì công tác khoan phụt tại hố đó sẽ dừng.

(4) Nếu tốc độ dòng chảy ở bất cứ hố nào nhỏ hơn 0,5lit/m/phút thì công tác phụt ở hố đó phải dừng lại.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0 50 100 150 200 250 300 350

Áp lực phụt vap (atm)

Khối lượng vữa đã phụt V (l/m)

ĐƯỜNG CONG GIỚI HẠN PHỤT VỮA

2000

Hình 4.11 – Đường cong giới hạn phụt vữa GIN của màn chống thấm đập thủy điện Lai Châu

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp tổ chức quản lý bảo đảm chất lượng khoan phụt vữa xử lý chống thấm nền công trình thủy lợi, thủy điện (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)