CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ KỸ THUẬT VÀ GIÁM SÁT NGHIỆM THU TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG KHOAN PH ỤT XI MĂNG XỬ LÝ CHỐNG THẤM
3.4. Giám sát nghi ệm thu khoan phụt vữa xi măng chống thấm
Công tác nghiệm thu chứng tỏ rằng công việc đã được tiến hành và đã làm xong, chất lượng công việc đạt theo các yêu cầu đề ra trong hồ sơ mời thầu, theo đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn được xác định và theo đúng kế hoạch. Công việc đã hoàn thành trong điều kiện Nhà thầu quản lý chất lượng cẩn thận, có sự giám sát của Chủ đầu tư, đúng số lượng và công trình bảo đảm các điều kiện sử dụng an toàn, thuận lợi, không làm suy giảm các yếu tố môi trường.
Nghiệm thu là công tác hết sức quan trọng để xác định chất lượng sản phẩm xõy dựng đó hoàn thành. Lập hồ sơ nghiệm thu là lưu giữ tài liệu theo dừi tỡnh trạng sản xuất, chế tạo sản phẩm xây dựng nhằm chứng minh rằng sản phẩm làm ra có chất lượng phù hợp với yêu cầu của dự án. Chỉ khi có hồ sơ nghiệm thu đầy đủ thì dự án mới quyết toán được. Đây là khâu hết sức quan trọng đối với Chủ đầu tư và các nhà thầu liên quan.
Công tác nghiệm thu khoan phụt được thực hiện theo các quy định hiện hành của nhà nước (Nghị định 15/2013/NĐ-CP về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Tiêu chuẩn TCXDVN 371:2006 “Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng”). Đơn vị thi công khoan phụt xi măng phải lập đầy đủ các tài liệu sau:
- Các bản vẽ hoàn công của công tác khoan phụt;
- Tài liệu nhật ký khoan, nhật ký phụt (các băng ghi tự động các tham số trong quá trình phụt);
- Các tài liệu kỹ thuật như chứng chỉ chất lượng xi măng và các vật liệu khác;
- Các tài liệu kết quả kiểm tra;
- Kết luận của tư vấn thiết kế qua phân tích hồ sơ hoàn công và kết quả kiểm tra về mức độ hoàn thành công việc.
Kết luận chương 3
Công tác thi công màn chống thấm bằng phương pháp khoan phụt vữa xi măng là một quá trình công nghệ phức tạp, đòi hỏi chất lượng cao; sự biến động và khả năng xảy ra sự cố hàng ngày, hàng giờ gây tổn hại đến chất lượng công trình.
Do đó, việc tổ chức công tác kiểm tra chất lượng phải được thực hiện ở tất cả các khâu từ giám sát kỹ thuật, thiết bị, vật liệu, thí nghiệm, trắc địa,… đến lập tài liệu, hồ sơ kỹ thuật, nghiệm thu từng khâu, từng giai đoạn phải được tiến hành chặt chẽ ở hiện trường và các hội đồng nghiệm thu. Trong chương 3, tác giả đã đề nghị quy trình giám sát kiểm tra theo các tiêu chuẩn, quy định hiện hành của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng cho thi công màn chống thấm. Chất lượng màn chống thấm được đánh giá dựa vào các kết quả thí nghiệm, quá trình thi công và nghiệm thu,…
Trong công tác kiểm tra giám sát này, người quản lý kỹ thuật đóng một vai trò quyết định đến chất lượng công trình.
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOAN PHỤT VỮA XỬ LÝ CHỐNG THẤM CHO NỀN CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN LAI CHÂU 4.1. Giới thiệu tóm tắt công trình
Thủy điện Lai Châu là bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà, bậc trên của thủy điện Sơn La và được xây dựng tại xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Đây là công trình thuỷ điện không những có vai trò quan trọng trong việc phát điện, tham gia cấp nước cho đồng bằng sông Hồng về mùa kiệt mà còn tạo cơ hội góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu, Điện Biên (đặc biệt là huyện miền núi biên giới Mường Tè), đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực Tây Bắc.
Mục tiêu đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu là:
- Cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia;
- Góp phần cùng các nhà máy thủy điện trên sông Đà phục vụ chống lũ về mùa mưa, cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ;
- Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu, tỉnh Điện Biên và cả vùng Tây Bắc.
Hình 4.1 – Sơ đồ vị trí Công trình thủy điện Lai Châu
Bảng 4.1 - Bảng thông số chính của công trình thủy điện Lai Châu
TT Nội dung Đơn vị Thông số Ghi chú
1 2 3 4 5
1 0BVị trí xây dựng
- Trên sông Đà
- Tỉnh Lai Châu
2 1BThuỷ văn
- DT lưu vực kmP2 26000
- LLTB nhiều năm mP3P/s 854,0
- Tổng lượng dòng chảy năm 10P9P mP3 26,9 - Lưu lượng lũ
Với P= 0,01% mP3P/s 21.719
P= 0,1% mP3P/s 15.521
P=1% mP3P/s 11.940
P= 5% mP3P/s 9.627
P= 10% mP3P/s 8.591
Lũ lớn nhất có thể xảy ra (PMF) mP3P/s 27.823 3 2BHồ chứa
- Chế độ điều tiết ngày
- Mực nước dâng BT m 295
- Mực nước gia cường(ứng với lũ P=0,01%)
m 297,90
- Mực nước kiểm tra (với lũ PMF) m 302,95
- Mực nước chết m 265
- Dung tích toàn bộ 10P6PmP3 1,215.1 - Dung tích hữu ích 10P6PmP3 710.9 - Dung tích chống lũ 10P6PmP3 - - Diện tích mặt hồ (MNDBT) kmP2 39,63 4 3BCông trình chính
1. Đập dâng
- Loại trọng lực
- Kết cấu Bê tông
2. Công trình xả lũ
1 2 3 4 5 - Năng lực xả
+ Tần suất thiết kế 0,01% mP3P/s 20.730
+ Lũ PMF mP3P/s 27.452
+ Xả cát kết hợp xả sâu
* Số lỗ xả (bxh) Lỗ 1(5x8m)
* ∇ ngưỡng xả m 238
+ Xả mặt
* Số khoang xả (bxh) khoang 5(17.5x20)
* ∇ ngưỡng xả m 275
5 4BNhà máy thuỷ điện 1.Thông số chính
- Lưu lượng max mP3P/s 1671,17
5B-Cột nước max m 95,39
- Cột nước min m 64,71
- Công suất đảm bảo (Nbđ) MW 155,70
- Công suất lắp máy (Nlm) MW 1200
- Năng lượng trung bình nhiều năm
(Eo) 10P9PkWh 4,670.83
và tăng cho bậc dưới
59,9.10P6PkWh
2. Loại nhà máy Sau đập
3. Số tổ máy Tổ 3
6 Công tác chính
1. Đào đất đá 10P3PmP3 14.852
- Đào đất 10P3PmP3 7.386
6B- Đào đá 10P3PmP3 7.466
2. Đắp đất đá 10P3PmP3 2.572,06 3. Bê tông các loại 10P3PmP3 3.604,24 4. Cốt thép các loại Tấn 49.465,74 5. Khoan phụt XM 10P3Pmd 82,41 6. TB công nghệ 10P3P tấn 31,833 7 7BTổng mức đầu tư công trình 10P9Pđ 35.627,617
Theo p/a huy động vốn kiến
nghị
4.2. Điều kiện địa chất công trình vùng tuyến