Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương khánh hòa (Trang 69 - 76)

Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHCT KHÁNH HềA

2.3. Đánh giá hoạt động tín dụng

2.3.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

2.3.1.3 Tình hình nợ quá hạn

Mặc dù thị trường tài chính có nhiều khó khăn, hàng loạt vụ vỡ nợ liên tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua nhưng chi nhánh vẫn đạt được thành tích liên tục nhiều năm liền không có nợ xấu theo tiêu chuẩn phân loại nợ của quốc tế và ngân hàng nhà nước. Đó là nhờ làm tốt công tác ngay từ lúc lập hợp đồng tín dụng cho tới việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản vay. Chi nhánh đã xử lý thu hồi 100%

nợ ngoại bảng, nợ đã được xử lý rủi ro, góp phần tăng trưởng lợi nhuận của mình.

Sau năm 2005, khi mà ngân hàng nhà nước đưa ra quyết định cơ cấu lại các khoản nợ quá hạn thành 5 nhóm nợ theo chuẩn quốc tế. Ngân hàng Công Thương đã thực hiện nghiêm ngặc các quy định này. Trong suốt 3 năm hoạt động sau quyết định 2006, 2007 và 2008, ngân hàng chỉ có nợ nhóm 1 và nhóm 2.

Với nợ nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẩn, đó là các khoản nợ ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

Và Nợ nhóm 2 là nợ cần chú ý, là các khoản nợ được ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi những có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

+ Nợ quá hạn dưới 90 ngày

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại.

Chỉ có nợ nhóm 1 và 2, thể hiện ngân hàng không hề có nợ xấu. Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng giảm từ 5,74% năm 2006, 2,80% năm 2007 và còn 2,47% năm 2008 nhưng lại cao hơn tỷ lệ của toàn ngành là 2%. Mặc dù nợ quá hạn chỉ rơi vào nhóm 2 nhưng nó cũng phần nào chứng tỏ việc quản lý và kiểm soát tín dụng của ngân hàng chưa thực sự tốt.

Với đặc điểm nợ nhóm 2 chỉ là cần chú ý và điều kiện để xếp món nợ vào nhóm 2 thì ngân hàng chỉ cần cơ cấu lại thời hạn nợ là được. Vì vậy rất khó xác định bờ ranh giữa nợ quá hạn (nhóm 2) và nợ xấu (nhóm 3), từ đó sẽ xuất hiện những rủi ro tìm ẩn cho ngân hàng. Nên ngân hàng cần thực hiện đúng, chính xác việc xếp loại nhóm nợ hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, độ an toàn và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

2.3.2 Những điểm mạnh và điểm yếu của chi nhánh NHCT Khánh Hòa 2.3.2.1 Điểm mạnh

- Là một trong những Ngân hàng đứng đầu tỉnh Khánh Hòa, chi nhánh Ngân Hàng Công Thương đã vừa bảo đảm phát triển kinh doanh hiệu quả, vừa thực hiện tốt vai trò tham gia bình ổn thị trường tài chính – tiền tệ dưới sự quản ý chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước. Với sự lãnh đạo sâu sát của Ban lãnh đạo, sự phối hợp tích cực của BCH Công đoàn cùng toàn thể CBCNV đã đồng tâm nhất trí bám sát vào mục tiêu của các kỳ Đại hội CNVC vào các năm, Chi nhánh đã gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế Tỉnh nhà, hoàn thành nhiệm vụ Ngân hàng Công Thương Việt Nam giao.

- Cải thiện chất lượng tín dụng, đầu tư, lành mạnh tài chính, phát triển sản phẩm dịch vụ, củng cố và mở rộng hệ thống mạng lưới, đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại hóa hoạt động nghiệp vụ, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao, lợi nhuận kinh doanh tăng cao, đảm bảo đời sống CBCNV ngày càng ổn định, đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, xây dựng hệ thống NHCT ngày càng lớn mạnh.

- Có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp, am hiểu về thị trường và khai thác được lượng khách hàng đông đ ảo. Hoạt động huy động vốn luôn ổn định và tăng trưởng trong thời gian dài, chiếm tỷ trọng sấp xỉ 16% trên tổng nguồn vốn huy động của các Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho các nhu cầu đầu tư và thanh toán của khách hàng.

- Chi nhánh đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cá nhân trên địa bàn tỉnh, qua đó đã góp phần rất lớn trong việc giúp các đơn vị kinh tế, cá nhân thực hiện tốt việc SXKD, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phát triển tạo thêm nhiều công ăn việc làm và nhiều sản phẩm, hàng hóa cần thiết cho tiêu dùng và xuất khẩu, đóng góp ngân sách nhà nước như: công ty cổ phần Nha Trang seafoods F17 đã chế biến xuất khẩu đạt 6.500 tấn hải sản các loại, đạt kim ngạch xuất khẩu 37 triệu USD góp phần giúp ngành thủy sản Khánh Hòa đạt mức xuất khẩu 260 triệu USD hoàn thành vượt mức kế hoạch trong năm 2006, Tổng công ty Khánh Việt đạt doanh thu trên 3.000 tỷ, nộp ngân sách 1.500 tỷ …

- Bên cạnh đó chi nhánh đã thực hiện việc phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro nghiêm túc theo chỉ định của trung ương, nâng cao chất lượng tín dụng, thu nợ và trả nợ đúng hạn. Vì vậy mà điểm nổi bật trong đầu tư tín dụng của chi nhánh trong nhiều năm liền là không có nợ xấu theo tiêu chuẩn phân loại nợ của quốc tế và Ngân hàng Nhà nước. Qua nhiều năm liền chi nhánh luôn được NHCT Việt Nam công nhận là đơn vị xuất sắc trong toàn hệ thống. Năm 2006, UBND Tỉnh khen thưởng thành tích 11 năm liên tục hoàn thành chỉ tiêu giao nộp ngân sách 1996 –

2006. Năm 2008, đạt danh hiệu xuất sắc toàn diện, lá cờ đàu khối Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa.

2.3.2.2 Điểm yếu

- Năng lực quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của NHTM hiện đại, bộ phận quản lý cồng kềnh, không hiệu quả. Môi trường kinh doanh ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro, thông tin khách hàng còn thiếu tính minh bạch, yêu cầu cấp thiết là phải tăng cường công tác quản trị rủi ro nhất là trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Tuy nhiên, công tác quản lý rủi ro tại NHCT nói chung, chi nhánh nói riêng còn rất nhiều hạn chế, chưa có phương pháp, giải pháp và công cụ kỹ thuật hỗ trợ việc xác định, giám sát phân tích và báo cáo rủi ro nên thực tế không thể thực hiện được việc đo lường, lượng hóa cụ thể các loại rủi ro.

- Chất lượng nguồn nhân lực kém, chính sách tiền lương chưa thỏa đáng, dễ dẫn đến chảy máu chất xám. Nhất là trong công tác huy động vốn chưa được giao khoán cho từng cán bộ làm cơ sở xếp lương, chưa phát huy được tinh thần trách nhiệm của từng bộ phận, từng cán bộ trong công tác phát triển nguồn vốn. Đội ngũ cán bộ huy động vốn chưa thực sự phát huy hết chức năng của mình, chưa quan tâm đúng mức đến công tác tăng trưởng nguồn vốn huy động, còn thụ động trong việc tìm kiếm, tiếp thị khách hàng.

- Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng và chưa đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng. Các hoạt động dịch vụ gắn liền với hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng có tốc độ tăng trưởng chậm do chưa được quan tâm phát triển, sản phẩm chưa phong phú, hấp dẫn được khách hàng. Bên cạnh đó việc tính toán lợi ích kinh tế đối với từng sản phẩm dịch vụ chưa được ngân hàng quan tâm đúng mức dẫn đến phát triển các sản phẩm dịch vụ chủ yếu theo kế hoạch, theo phong trào, hiệu quả thấp. Do đó tỷ trọng thu dịch vụ Chi nhánh chưa cao.

- Công tác huy động vốn chưa cân đối đủ nhu cầu kinh doanh. Trong cơ cấu nguồn vốn, các khoản có tính chất không ổn định chiếm tỷ trọng cao. Lãi suất huy động vốn của hệ thống NHCT thấp và chưa linh hoạt so với các Ngân hàng khác, các sản phẩm huy động chưa phong phú, đa dạng dẫn đến khó khăn trong việc cạnh

tranh với các Ngân hàng thương mại quốc doanh và các Ngân hàng thương mại cổ phần, đang được thành lập trên địa bàn tỉnh ngày càng nhiều. Công tác tín dụng tăng trưởng không cao do lãi suất cho vay còn ở mức cao cộng thêm chính sách thắt chặt tín dụng. Bên cạnh đó sự cạnh tranh, lôi kéo khách hàng của các NHTM khác và các vụ vỡ nợ dây chuyền hàng loạt trên địa bàn cũng làm ảnh hưởng đến công tác tín dụng, kinh doanh của Chi nhánh. Ngoài ra, hoạt động tín dụng chưa gắn với mở rộng các dịch vụ Ngân hàng.

2.3.3 Những cơ hội và nguy cơ của NHCT Khánh Hòa 2.3.3.1 Cơ hội

- Hội nhập

Có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực quản lý, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống NHCT Việt Nam trong các giao dịch quốc tế. Từ đó, có điều kiện tiếp cận với các nhu cầu đầu tư nước ngoài để hợp tác kinh doanh, tăng nguồn vốn cũng như doanh thu hoạt động.

- Chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính Phủ

Việc hỗ trợ lãi suất 4% của Chính Phủ đối với các doanh nghiệp đi vay mở rộng sản xuất kinh doanh đã làm giảm chi phí sản xuất tăng khả năng cạnh tranh cho doang nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Tạo cơ hội cho chính doanh nghiệp và cả ngân hàng khi doanh nghiệp đến ngân hàng để được hưởng chính sách này. Đây chính là cơ hội để ngân hàng tăng thị phần của mình bằng cách mở rộng tín dụng, quan hệ khách hàng.

- Xu thế cổ phần hóa

Theo chủ trương chủa Chính phủ đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước, NHCT Việt Nam cũng đã đi vào thực hiện và trong giai đoạn hoàn tất, tạo điều kiện để ngân hàng tăng tiềm lực tài chính, tăng tính c ạnh

tranh và hiệu quả, giảm độc quyền đồng thời c ải thiện mạnh mẽ năng lực quản trị, điều hành ngân hàng thương mại.

Việc niêm yết cổ phiếu của NHCT Việt Nam trên sàn chứng khoán là phù hợp đối với nhu cầu thay đổi cấu trúc về vốn chủ sở hữu và lộ trình tăng vốn của ngân hàng hiện nay. Các nhà đầu tư và người gởi tiền cũng tin cậy hơn, tăng thương hiệu và uy tín cho ngân hàng và về dài hạn là rất có lợi.

Điều này cũng thúc đẩy hoạt động NHCT Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc, nâng cao tính minh bạch, là chuẩn mực của cung cách quản trị hiện đại, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Việc tìm kiếm cổ đông chiến lược cho ngân hàng trong tương lai cũng dễ dàng hơn, do các cổ đông chiến lược nước ngoài nhìn nhận hiệu quả hoạt động được kiểm toán cẩn thận, được cổ đông tin tưởng.

- Đẩy mạnh thanh toán không cùng tiền mặt của nhà nước

Cụ thể bằng việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng các công cụ thanh toán phi tiền mặt: séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ thanh toán thông qua các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Thanh toán không dùng tiền mặt có những ưu thế rừ ràng, giỳp cho quỏ trỡnh thanh toỏn khụng những được nhanh chúng, tiện lợi mà còn an toàn và bảo mật hơn. Việc thanh toán bằng những công cụ này sẽ thúc đẩy việc thanh toán qua ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần hạn chế các giao dịch không hợp pháp, tăng cường sự quản lý của Nhà Nước. Thể hiện trình độ phát triển cao của nền kinh tế cũng như người tiêu dùng, giảm các chi phí trong hoạt động thanh toán, góp phần luân chuyển nhanh nguồn vốn trong nền kinh tế.

Mặ khác các yếu tố môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi: GDP tăng trưởng cao và ổn định, thu hút đầu tư nước ngoài tăng cao, tăng trưởng xuất nhập khẩu; thu nhập bình quân đầu người ngày càng được cải thiện; tốc độ đô thị hóa nhanh; thói quen tiêu dùng thay đổi theo hướng thanh toán không dùng tiền mặt,…

tạo điều kiện cho phát triển hoạt động của ngân hàng. Mặt khác tỷ lệ dân số mở tài khoản tại ngân hàng hiện mới chiếm khoảng 8% dân số. Phản ảnh thi trường rất tiềm năng cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.

2.3.3.2 Nguy cơ - Cạnh tranh gay gắt

Do khả năng cạnh tranh thấp, việc mở cửa thị trường tài chính sẽ làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý làm cho áp lực cạnh tranh tăng dần. Bên cạnh đó lại chịu tác động mạnh của thị trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ.

NHCT Khánh Hòa còn đầu tư nhiều vào doanh nghiệp nhà nước, trong khi phần lớn các doanh nghiệp này đều có thứ bậc xếp hạng tài chính thấp, và thuộc các ngành có khả năng cạnh tranh yếu. Đây là nguy cơ tiềm tàng rất lớn đối với ngân hàng.

- Tình hình kinh tế suy thoái toàn cầu

Tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới tiếp tục kéo dài sang năm 2009, nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục gánh chịu tác động xấu từ bên ngoài.

Chính vì vậy, nếu mở rộng vốn vay một cách vội vàng và ồ ạt thì rủi ro cũng sẽ tăng lên đến mức nguy hiểm. Dấu hiệu để nhận biết được tình trạng này ở các ngân hàng chính là nghiệp vụ cho vay và các cán bộ tín dụng.

Thị trường xuất khẩu bị co hẹp, hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, đà tăng trưởng kinh tế giảm, thị trường bất động sản khó có khả năng phục hồi sớm… là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng, chất lượng tín dụng cũng như thu hồi nợ xấu.

Đặc biệt, sự có mặt của các ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài sẽ đẩy mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng mạnh mẽ hơn, nhất là lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói, tiên tiến.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương khánh hòa (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)