Phân tích thực trạng tín dụng tại ngân hàng Công Thương Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương khánh hòa (Trang 47 - 108)

2.2.1 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay vốn và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.

Mặc dù việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn cùng sự biến động liên tục của lãi suất và tỷ giá trong suốt thời gian qua đã ảnh hưởng tới tâm lý khách hàng cũng như khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động vốn. Nhưng bằng nhiều giải pháp như phát triển đa dạng sản phẩm, chính sách lãi suất linh hoạt, chăm sóc phục vụ khách hàng tận tình, có chương trình tiếp thị khuyến mãi… nên nguồn vốn huy động vẫn tăng trưởng bền vững. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 2.2:

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm 2006, 2007 và năm 2008.

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chỉ tiêu Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Huy động theo thành phần kinh tế

Doanh nghiệp 291.243 31,40% 495.292 36,93% 395.471 26,30% Tiền gởi dân cư 502.186 54,14% 702.746 52,40% 870.189 57,88% Tiền gởi tổ chức tín dụng khác 134.198 14,47% 143.095 10,67% 237.833 15,82% Vốn huy động 927.627 100% 1.341.133 100% 1.503.493 100% Huy động theo kỳ hạn Huy động ngắn hạn 347.291 37,44% 542.914 40,48% 749.148 49,83% Huy động trung và dài hạn 203.886 21,98% 155.052 11,56% 115.843 7,70% Vốn có kỳ hạn 551.177 59,42% 697.966 52,04% 864.991 57,53% Vốn không kỳ hạn 365.094 39,36% 632.734 47,18% 620.427 41,27% Phát hành giấy tờ có giá 11.356 1,22% 10.433 0,78% 18.075 1,20% Vốn huy động 927.627 100% 1.341.133 100% 1.503.493 100% Huy động theo loại tiền

VNĐ 885.082 95,41% 1.287.020 95,97% 1.425.018 94,78% Ngoại tệ (quy đổi

ra VNĐ) 42.545 4,59% 54.113 4,03% 78.475 5,22%

Cơ cấu nguồn vốn Vốn huy động 927.627 50,11% 1.341.133 51,75% 1.503.493 53,18% Vốn điều hòa 408.000 22,04% 423.000 16,32% 665.000 23,52% Tồng vốn hoạt động 1.335.627 72,15% 1.764.133 68,07% 2.168.493 76,71% Tổng nguồn vốn 1.851.243 100% 2.591.625 100% 2.826.979 100% Qua bảng số liệu ta thấy tổng vốn hoạt động của ngân hàng qua 3 năm đều tăng, tăng nhẹ vào năm 2007 và tăng mạnh ở năm 2008 so với năm 2007. Cụ thể là tổng vốn hoạt động năm 2006 là 1.335.627 triệu đồng đến năm 2007 là 1.764133 triệu đồng và đến năm 2008 là 2.168.493 triệu đồng. Điều này cho thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển. Sự tăng trưởng nguồn vốn hàng năm của ngân hàng xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế ngày càng nhiều và ngân hàng ngày càng mở rộng phạm vi cho vay. Do đó ngân hàng cần phải khơi tăng nguồn vốn hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu vay vốn c ho các đơn vị hoạt động. Trong khi tổng nguồn vốn ngân hàng trong 3 năm không ngừng tăng ở mức độ cao và ổn định thì tổng vốn hoạt động của ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn từ 68,07% trong năm 2007 đến 76,71% trong năm 2008. Điều đó buộc ngân hàng cần xem xét rất kỹ khoản nợ phải trả này để sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất mang đến lợi ích tối đa cho ngân hàng.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn hoạt động

0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Triệu đồng

Vốn huy động Vốn điều hòa

Tổng vốn hoạt động

Trong tổng vốn hoạt động của ngân hàng thì bao gồm vốn huy động và vốn điều hòa. Vốn huy động luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, 50,11% trong năm 2006, sang năm 2007 và 2008 chiếm 51,75% và còn 53,18%. Và về mặt doanh số thì vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước với một mức tăng trưởng vốn ổn định, bền vững.

Bên cạnh nguồn vốn huy động tại chỗ, ngân hàng còn được hỗ trợ bởi vốn điều hòa hay còn gọi là vốn luân chuyển từ các ngân hàng khác hay trực tiếp từ ngân hàng nhà nước Việt Nam, tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng trong nước, vốn nhận từ Chính Phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác. Nên trong năm 2006 ngân hàng đã sử dụng phần vốn điều hòa đáng kể đến 22,04% tổng nguồn vốn và 16,32% vào năm 2007, đến năm 2008 là 23,52% . Nguồn vốn điều hòa tăng lên là do nhu cầu vốn trên địa bàn và khả năng huy động vốn của ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng Công Thương Khánh Hòa luôn đạt mục tiêu kế hoạch ngân hàng Công Thương Việt Nam giao. Trong năm 2007, chiếm tỷ trọng 16% trên tổng nguồn vốn huy động của các Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa, đến năm 2008 là 13% nên ngân hàng luôn đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho các nhu cầu đầu tư và thanh toán.

Thực hiện vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng sẽ đi vay để cho vay và cung cấp dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Nên hoạt động huy động vốn của ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Do đó, ngân hàng đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Nguồn huy động vốn được phân biệt: huy động theo thành phần kinh tế, huy động theo kỳ hạn và huy động theo loại tiền.

- Huy động vốn theo thành phần kinh tế được chia thành: huy động từ doanh nghiệp, tiền gởi dân cư và tiền gởi tổ chức tín dụng khác. Việc huy động vốn từ các doanh nghiệp luôn là thế mạnh của ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động. Đặc biệt là vào năm 2007 đã lên đến 495.292 triệu đồng chiếm tỷ trọng

36,93% và đã giảm đi vào ổn định trong năm 2008. Nhưng tỷ trọng tiền gởi dân cư lại là chiếm tỷ trọng cao nhất luôn cao hơn 50%. Với sự ổn định và tăng dần qua các năm như vậy, tiền gởi dân cư luôn là nguồn huy động vốn lớn cho ngân hàng. Thể hiện ngân hàng luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm khách hàng mới, giữ vững mối quan hệ với khách hàng cũ. Tiền gởi của các tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ lệ ít trong nguồn vốn huy động của ngân hàng.

- Huy động theo kỳ hạn được chia thành: Huy động ngắn hạn, trung và dài hạn trong huy động có kỳ hạn và huy động không kỳ hạn. Tùy vào mục đích gửi tiền mà khách hàng sẽ chọn hình thức gửi tiền không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn. Từ khách hàng gửi tiền là các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, gởi tiền và ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn tiền vốn và nhận được các dịch vụ thanh toán từ ngân hàng, hoặc khi khách hàng có lượng tiền tạm thời nhàn rỗi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lợi. Đến khách hàng là các tầng lớp dân cư, họ gởi tiền nhằm mục đích hưởng lãi và nhận được những tiện ích mà ngân hàng cung cấp. Tất cả khách hàng đều có thể lựa chọn cho mình hình thức thích hợp nhất.

Đối với tiền gởi không kỳ hạn: trong thời gian qua Ngân hàng đạt mức giao động khoảng 39% đến 48% tổng vốn huy động, tăng nhẹ qua 3 năm. Khách hàng gởi tiền không kỳ hạn phần lớn là doanh nghiệp gởi tiền nhằm mục đích đảm bảo an toàn tiền vốn và nhận được các dịch vụ thanh toán từ ngân hàng. Thể hiện, các sản phẩm dịch vụ thanh toán của ngân hàng là khá tốt, giữ được lượng khách hàng cũ và tìm được khách mới. Loại tiền này rất có ý nghĩa với ngân hàng vì nó sẽ bổ sung vào nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, tạo thành nguồn vốn rẻ trong kinh doanh do lãi suất của loại tiền này là rất thấp chỉ khoảng 0,02%/tháng, từ đó sẽ giảm chi phí đầu vào của ngân hàng.

Đối với tiền gởi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng khá cao hơn 50% tổng vốn huy động, đây là khoản tiền đã được xác định thời gian trả lại cho khách hàng vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, tạo nguồn vốn ổn định cho ngân hàng cho phép ngân hàng có thể chủ động trong vấn đề đầu tư, cho vay. Khách hàng chọn loại tiền gởi này là vì mục đích hưởng lãi, nên việc chọn mốc kỳ hạn là khá

quan trọng. Trong huy động vốn kỳ hạn có thể chia ra là huy động ngắn hạn (nhỏ hơn 12 tháng) và huy động vốn trung và dài hạn (lâu hơn 12 tháng).

Nếu trong năm 2006, nguồn huy động vốn có kỳ hạn của ngân hàng chủ yếu là trung và dài hạn thì huy động ngắn hạn chiếm ưu thế trong 2 năm tiếp theo 2007 và 2008, thể hiện một tỷ lệ thuận về tâm lý khách hàng đối với lãi suất ngân hàng và diễn biến thị trường. Với thị trường lãi suất ổn định, năm 2006 khách hàng có tâm lý gởi tiền ngân hàng để có lãi suất cao nên sản phẩm huy động trung và dài hạn được khách hàng lựa chọn. Từ cuối năm 2007 đến hết năm 2008, lãi suất trên thị trường biến động không ngừng, các ngân hàng thi nhau chạy đua lãi suất làm tâm lý khách hàng giao động, gởi tiết kiệm ngắn hạn vẫn là sản phẩm được ưa chuộn nhất.

- Bên cạnh 2 hình thức huy động theo thành phần kinh tế và huy động theo kỳ hạn thì huy động theo loại tiền cũng cần phải chú trọng, vì nó phản ánh được khả năng kinh doanh ngo ại tệ của ngân hàng. Chiếm tỷ trọng nhỏ tương đối trong tổng nguồn vốn huy động, nhưng khoảng ngoại tệ huy động được vẫn mang một vai trò khá lớn trong nguồn vốn. Nó quyết định đến lượng ngoại tệ của ngân hàng, các khoản vay ngoại tệ, các khoản thanh toán để thực hiện việc xuất nhâp khẩu của khách hàng khi giao dịch với ngân hàng, v.v.. Qua 3 năm, doanh số huy động ngoại tệ của ngân hàng tăng nhẹ đã đáp ứng được phần nào nhu cầu ngoại tệ của khách hàng.

2.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng

Tình hình hoạt động tín dụng tại NHCT Khánh Hòa được phản ánh qua các chỉ số như: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cuối năm. Các thông số này được thể hiện một cách tổng quát nhất qua Bảng 2.3:

Bảng 2.3 : Tổng hợp doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ qua 3 năm 2006, 2007 và năm 2008 ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Dư nợ đầu năm 1.005.481 1.154.412 1.615.422 148.931 14,81% 461.010 39,93%

DS cho vay 1.585.063 2.436.412 2.784.178 851.349 53,71% 347.766 14,27% DS thu nợ 1.436.132 1.975.402 2.618.430 539.270 37,55% 643.028 32,55% Dư nợ cuối năm 1.154.412 1.615.422 1.781.170 461.010 39,93% 165.748 10,26% 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Triệu đồng

Dư nợ đầu năm DS cho vay DS thu nợ Dư nợ cuối năm

Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ qua 3 năm 2006, 2007 và năm 2008

- Dư nợ cuối năm = Dư nợ đầu năm + Doanh số cho vay – Doanh số thu nợ - Dư nợ cuối năm này bằng dư nợ đầu năm sau

- Doanh số cho vay tăng mạnh trong năm 2007 lên đến 2.436.412 triệu đồng so với năm 2006 là tăng đến 53,71%, thể hiện một sự bùng nổ phát triển cho vay trong năm này. Qua đến năm 2008, tuy doanh số cho vay có tăng 14,27% so với năm 2007 là một tỷ lệ tăng tương đối nhưng doanh số cho vay cũng đang ở mức rất cao 2.752.179 triệu đồng. Thể hiện ngân hàng đã và đang bám sát mục tiêu tín dụng của NHCT Việt Nam giao.

- Doanh số thu nợ là khoảng thu nợ cho các món vay trong năm và các năm trước, phản ánh một phần tín dụng cho vay có hiệu quả hay không. Doanh số thu nợ nếu quá thấp thể hiện khả năng thu nợ của ngân hàng kém đồng nghĩa là hoạt động

tín dụng không tốt, dư nợ cuối năm sẽ tăng cao và rủi ro của ngân hàng cũng sẽ tăng theo. Qua bảng, doanh số thu nợ tăng nhanh theo doanh số cho vay, tăng đến 37,55% so năm 2007 với năm 2006, và 32,55% so năm 2008 với năm 2007. Thể hiện ngân hàng luôn song song việc cho vay và thu nợ một cách có hiệu quả, hai chỉ tiêu này luôn song hành với nhau và cùng tăng lên thì thể hiện hoạt động tín dụng đang phát triển đúng hướng.

- Dư nợ cuối năm là số phản ánh một phần tài sản có của ngân hàng đang cho khách hàng vay. Chỉ số này tăng cao trong năm 2007 đến 1.615.422 triệu đồng và tăng nhẹ trong năm 2008 chỉ là 1.781.170 triệu đồng, thể hiện trong năm 2007 doanh số cho vay cao hơn nhiều so với doanh số thu nợ, đến năm 2008 tín dụng được thắt chặt mà doanh số cho vay và doanh số thu nợ xấp xỉ nhau dẫn đến dư nợ cuối năm 2008 cao hơn năm 2007 là 165.748 triệu đồng.

- Qua đó, các chỉ tiêu này là rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Nên cần xem xét chi tiết thêm qua các phần sau.

2.2.2.1 Phân tích doanh số cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Ngân hàng nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho mình để từ đó bồi hoàn tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay mang tính rủi ro lớn vì vậy cần phải quản lý các khoản vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.

Bảng 2.4 : Doanh số cho vay theo các thành phần kinh tế, ngành kinh tế và theo thể loại cho vay qua 3 năm 2006, 2007 và năm 2008.

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

CÁC CHỈ TIÊU Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Phân theo thành phần kinh tế

- Nhà nước 20.316 1,28% 35.521 1,46% 55.578 2,00% - DNTN 161.353 10,18% 290.461 11,92% 822.393 29,54% - Tư nhân, cá thể 1.324.316 83,55% 778.520 31,95% 428.813 15,40% - Hỗn hợp (Cty TNHH, cổ phần) 79.078 4,99% 1.331.910 54,67% 1.477.394 53,06% Tổng cộng 1.585.063 100% 2.436.412 100% 2.784.178 100% Phân theo ngành kinh tế

- Nông, lâm, ngư

nghiệp 39.716 2,51% 75.326 3,09% 107.951 3,88% - Công nghiệp 282.400 17,82% 545.007 22,37% 810.710 29,12%

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương khánh hòa (Trang 47 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)