hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hoạt động sản xuất được thực hiện nhờ sự kết hợp của 3 nhân tố: con người, công cụ sản xuất, đối tượng lao động. Trong đó con người là nhân tố quan trọng nhất, có tính sáng tạo và cơ động nhất. Do vậy thực chất của quản lý nói chung và QLCL nói riêng chính là quản lý con người. Qua đó ta thấy rằng nhận thức của các công nhân có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác Quản lý chất lượng thì cần làm cho mọi người nâng cao được nhận thức và tự nguyện tham gia vào công tác này.
Từ thực trạng trên, việc đầu tiên mà ban lãnh đạo Công ty có phương hướng giải quyết vấn đề nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên về chất lượng quản lý chất lượng sản phẩm. Các công việc cụ thể trong giải pháp này là:
Đối với công tác đào tạo, ban lãnh đạo Công ty cần phải coi như là yếu tố quan trọng bậc nhất trong đổi mới quản lý chất lượng. Đào tạo lại, đào tạo mới, bổ sung, nâng cao vì thế Công ty phải thường xuyên tiến hành công tác đào tạo về chất lượng, quản lý chất lượng cho mọi người từ đội ngũ lãnh đạo cho đến người lao động làm việc trong phòng ban, phân xưởng. Quá trình đổi mới từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường cần có sự đổi mới về tư duy, cách thức suy nghĩ đổi mới cả thói quen tập quán, phương thức làm việc, phương pháp quản lý ở mọi khâu, mọi cấp, mọi phòng ban. Đây là một công việc quan trong nhưng cũng rất phức tạp, không thể giải quyết trong một thời gian ngắn, do đó phải tiến hành một cách thường xuyên.
Đào tạo là phương pháp thực hiện công việc một cách có khoa học nhưng đào tạo như thế nào để đem lại hiệu quả công việc không phải dễ. Công ty nên tập trung đào tạo ở một số khâu sau:
*Đào tạo cán bộ quản lý: Cán bộ Quản lý chất lượng là một bộ phận gián tiếp trong việc tạo ra sản phẩm nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm.Theo các chuyên gia hàng đầu về chất lượng thì có tới 80% những sai sót, nguyên nhân thuộc về cán bộ quản lý. Điều này cũng dễ hiểu bởi bất cứ quá trình sản xuất nào cũng phụ thuộc vào công tác kế hoạch và tổ chức sản xuất.
Nếu người công nhân mắc lỗi thì hậu quả chỉ có một số sản phẩm bị sai hỏng, còn nếu như một kế hoạch định theo bản thiết kế không theo đúng quy cách sẽ dẫn đến sai hỏng rất lớn. Do vậy cán bộ quản lý phải có trình độ am hiểu công việc của mình cũng như của các bộ phận có liên quan.
Đào tạo về quản lý là công việc thường xuyên trong Công ty. Hiện nay Công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nên ngoài việc đào tạo về kiến thức, cách thức áp dụng các quy trình, thủ tục Công ty cần tiến hành đào tạo ở các cấp cao hơn về cách thức quản lý cho cán bộ chủ chốt và dần dần phổ biến phương thức quản lý này cho toàn cán bộ công nhân viên. Công tác đào tạo phải gắn liền với thực tiễn Công ty để người quản lý có thể áp dụng kiến thức của mình vào việc tổ chức thực hiện và cải tiến công việc. Người cán bộ quản lý còn là người có khả năng quyết đoán, truyền đạt kiến thức trực tiếp đào tạo và tuyển mộ công nhân.
* Đào tạo công nhân viên.
Có thể nói rằng trình độ tay nghề của công nhân viên trong Công ty còn chưa đáp ứng tốt các yêu cầu cuả dây truyền sản xuất hiện đại. Việc đào tạo cán bộ công nhân mới là cơ sở để nâng cao hiệu quả năng suất, chất lượng. Đối với công nhân làm việc tay nghề cao thì nên tổ chức những buổi kiểm tra định kỳ và có kế hoạch đào tạo lại khi thấy không đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Công tác Quản lý chất lượng theo mô hình ISO 9001:2000 yêu cầu rất cao đối với công nhân về sự am hiểu của họ. Theo yêu cầu thì người công nhân phải hiểu rõ công việc họ làm và nhận thức được rằng với dây truyền sau là khách hàng của giai đoạn trước, họ là nhà cung ứng. Nếu như chính sách chất lượng của Công ty thoã mãn mọi yêu cầu của khách hàng thì bản thân người công nhân đó phải thoã mãn yêu cầu của người công nhân ở giai đoạn tiếp theo. Điều đó có nghĩa là người công nhân phải có trách nhiệm trong giai đoạn của mình để sản xuất ra bán thành phẩm không có lỗi.
Để biện pháp đào tạo có hiệu quả thì Công ty cần:
Tạo ra một môi trường làm việc thoải mái.
Tổ chức thực hiện tuyên truyền để mọi người am hiểu chính sách chất lượng của
Đào tạo một cách có khoa học, dễ hiểu để mọi người thực hiện có hiệu quả.
Tập trung vào các khâu như phòng ngừa, phát hiện ra nguyên nhân, các phương
pháp cải tiến.
Hình thức và nội dung đào tạo chung cho Công ty có thể là:
+Cử cán bộ chủ chốt đi học các lớp đào tạo về Quản lý chất lượng , các cuộc hội thảo, báo cáo tại phân xưởng Công ty.
+Tổ chức các lớp đào tạo tại Công ty với sự giảng dạy của chuyên gia bên ngoài. +Tuyển mộ các cán bộ về quản lý chất lượng đã được đào tạo ở các trường đại học làm công tác Quản lý chất lượng .
+Thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra, đánh giá về chất lượng sản phẩm.
Công tác đào tạo cần phải tiến hành cùng với biện pháp thi đua, khen thưởng, bắt buộc. Phải cho mọi người thấy công tác đào tạo không chỉ mang lại lợi ích cho Công ty mà còn cho chính bản thân họ.
Trong các đối tượng lãnh đạo, Công ty cần phải chú ý đến các cán bộ lãnh đạo cấp trung gian trong Công ty. Đây là người phụ trách các phòng ban, các bộ phận trong doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến tiến trình Quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty. Hiệu quả của việc đổi mới chỉ có thể đạt được khi có sự tham gia tích cực của đại diện ban lãnh đạo về chất lượng và quản đốc phân xưởng. Cấp quản lý này đòi hỏi phải được đào tạo kỹ về chất lượng.
Đối với hoạt động mang tính phong trào, Công ty phải đẩy mạnh hơn nữa. Điều quan trọng trước tiên để tiến hành Quản lý chất lượng đạt hiệu quả cao là ban lãnh đạo phải thực
sự quan tâm đến vấn đề chất lượng và coi “chất lượng là sự sống còn của Công ty” và
phải đề ra được chính sách chất lượng làm cho cán bộ chủ chốt trong Công ty nắm và hiểu rõ chính sách đó. Từ tiền đề đó, Công ty sẽ xây dựng một hệ thống chất lượng thích hợp huy động mọi thành viên tham gia vào các nội dung của hệ thống chất lượng, thực hiện có hiệu quả các chính sách chất lượng đề ra.
Công ty cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chất lượng và đảm bảo chất lượng trong Công ty. Đưa nội dung Quản lý chất lượng vào đại hội công nhân viên chức hàng năm…Thông qua các biện pháp này Công ty sẽ phát huy được
vai trò của người lao động trong quá trình Quản lý chất lượng sản phẩm. Làm sao động viên mọi người tham gia phong trào do Công ty tổ chức, từ đó họ nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình, bộ phận mình trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đẩy mạnh nhận thức về chất lượng và Quản lý chất lượng là một giải pháp mang tính lâu dài, đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên. Để thực hiện được giải pháp này Công ty cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
-Điều kiện đầu tiên là lãnh đạo Công ty, trước hết là Giám đốc phải coi trọng vấn đề chất lượng, chịu trách nhiệm đứng ra tổ chức chỉ đạo xây dựng và công bố chính sách chất lượng, cũng như việc tổ chức thực hiện chính sách chất lượng trong toàn Công ty.
-Điều kiện thứ hai: Đội ngũ cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp phải được huy động vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng mục tiêu, tổ chức thực hiện công việc liên quan đến phòng ban, phân xưởng và giữ vai trò chủ chốt trong tổ chức thực hiện tại đơn vị mình.
-Điều kiện thứ ba: Giữ vai trò quan trọng là làm sao cho mọi người trong doanh nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nâng cao tay nghề, chủ động tự giác thực hiện tốt công việc của mình. Công ty cần phát huy triệt để vai trò của người lao động đồng thời tạo điều kiện cho các thành viên trong Công ty tham gia vào các phong trào chất lượng.
-Điều kiện thứ tư là vấn đề kinh phí. Công ty phải chú trọng đầu tư vào việc nâng cao chất lượng một cách đầy đủ. Nguồn kinh phí này có thể trích từ lợi nhuận hoặc từ các quỹ của Công ty. Chỉ khi có đầy đủ kinh phí thì giải pháp này mới đem lại hiệu quả thiết thực.