Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng, bước đầu đề xuất các giải pháp để phục hồi nguồn lợi thủy sản tại đầm nại – ninh thuận (Trang 23 - 26)

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC ĐẦM NẠi

1. Điều kiện tự nhiên

Đầm Nại thuộc địa phận huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Bắc giáp Tân Hải (thôn Gò Đền), Tây bắc giáp Hộ Hải (thôn Lương Cách, Hộ Diêm), Đông và Đông bắc giáp Phương Hải (thôn Phương Cựu), Đông nam giáp Tri Hải (thôn Tri Thuỷ), Nam và Tây nam giáp Khánh Hải (thôn Dư Khánh). Đầm Nại nằm trong giới hạn toạ độ (theo bản đồ không ảnh tỷ lệ 1/25.000 hệ UTM) [3] từ 11036’ – 11038’ vĩ độ Bắc và từ 109001’ – 109003’ kinh độ Đông.

Đầm Nại là một lòng chảo nông dạng lục giác không đều ít eo ngách. Nối với biển qua lạch Ninh Chữ dài 2 km, rộng 150 – 300 (m), sâu 3 – 5 (m), chỗ hẹp nhất 140 (m) tại cầu Tri Thuỷ. Diện tích lòng Đầm Nại khoảng 700 ha, vùng đồng bằng ven đầm bị chi phối triều trên 400 ha. Bao quanh Đầm Nại là ruộng lúa, các ngọn núi Cà Đú, núi Đình, Hòn Thiên, các ruộng muối và các ao nuôi tôm.[28]

Hình 2: Bản đồ đầm Nại 1.2. Địa hình đầm Nại

Đầm Nại là một hồ biển nông, độ dốc hướng về lạch thông với biển nơi sâu nhất (rốn đầm) chỉ cách ngọn lạch biển 180 m. Do lạch hẹp mà các đường đẳng sâu khi đến ngọn lạch thường bị xen chặt vào nhau. Tại đây bờ lạch khá dốc. Từ độ cao 1,2 m đến độ sâu 2,5 m ken nhau trên một mặt cắt không quá 5 m, càng xa ngọn lạch về phía đầm các đường đẳng sâu giãn ra. Tại Hộ Diêm, Phương Cựu, Hòn Thiên, trên địa hình 0 – 0,5 m có mặt cắt hàng trăm mét. Theo độ sâu khoảng cách các mặt cắt giãn dần từ 0 – 2,5 m, vùng có độ sâu thấp có diện tích lớn và ngược lại.[31]

1.3. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn đầm Nại 1.3.1. Đặc điểm khí tượng

* Chế độ gió

Đầm Nại thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa gió chính:

+ Gió mùa Đông bắc thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

+ Gió mùa Tây nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9.

Tốc độ gió trung bình năm 2,3 m/s. Chế độ gió ảnh hưởng khá lớn đến độ đục của đầm. Hiện nay gần như toàn bộ rừng ngập mặn xung quanh đầm bị chặt phá gần hết nên trong mùa gió Đông bắc tốc độ gió trên đầm khá lớn làm cho nước trong đầm thường bị đục bởi sự xáo trộn lớn chất lắng đọng trên nền đáy đầm, đặc biệt chất thải trong quá trình cải tạo ao nuôi tôm thải ra vùng đầm.[28]

* Chế độ mưa

Lượng mưa ở vùng đầm Nại thường thấp, mức thấp nhất trung bình 731,6 mm (700 – 800 mm) tập trung từ tháng 8 đến tháng 11 (chiếm 58,4% lượng mưa cả năm). Do đó thời gian này thường xảy ra lũ lụt làm ngọt hoá đầm.

* Chế độ nhiệt

Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình cả năm 27,10C dao động từ 140C – 380C.

Nhiệt độ nước: nhiệt độ nước trung bình 24,40C – 28,60C, dao động 22,5 0C – 34,70C, chênh lệch nhiệt độ nước trong ngày không quá 50C [28].

1.3.2. Nguồn cung cấp nước và chế độ thuỷ văn

* Nguồn cung cấp nước mặn và đặc điểm trao đổi nước của đầm Nại

Vịnh Phan Rang là nơi trực tiếp trao đổi nước mặn với đầm Nại qua lạch Ninh Chữ. Hàng ngày đầm Nại nhận một lượng nước biển khoảng 3 – 4 triệu m3 vào kỳ nước kém và 5 – 6 triệu m3 vào kỳ nước cường. Lượng nước này chiếm khoảng 12 – 25% tổng lượng nước của đầm. Mức nước thay hàng ngày ở đầm Nại khoảng 20%

vào mùa khô và 15% vào mùa mưa, tạo ra sự cân bằng ổn định cho đầm lâu dài, nếu không có tác động của con người. Song nguồn nước mặn ra vào đầm có hiện tượng quay vòng, không thay nước triệt để được, nên đầm Nại trở thành túi chứa nước thải của vùng nuôi tôm quanh đầm Nại.

Thuỷ triều đặc trưng của đầm Nại chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều khu vực Nam Trung Bộ: Nhật triều không đều, trung bình một tháng có 18 – 20 ngày là Nhật triều, còn lại là bán Nhật triều. Biên độ triều dao động từ 0,7 – 2,5 m, cường độ triều

lớn nhất từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, thấp nhất vào tháng 3 đến tháng 6. Đỉnh triều cao nhất là 2,5 m thấp nhất là 1,8 m.

* Nguồn cung cấp nước ngọt cho đầm

Đầm Nại nhận nước ngọt từ các kênh mương: Đông Nha, Mương Khê, Ngòi Qua, Đồng Lớn, Gò Than, T5, Mương Tháo, Man Man, Tri Thuỷ với diện tích lưu vực khoảng 556 km2. Ngoài ra đầm Nại còn chịu ảnh hưởng của suối khô 2 và suối khô 3. Lượng nước ngọt cung cấp cho đầm Nại hàng năm đạt 350 – 400 triệu m3. Riêng 3 tháng mùa mưa (9, 10 và 11) chiếm gần 70% tổng lượng nước ngọt cung cấp cho đầm (khoảng 250 – 300 triệu m3) [28].

1.4. Địa chất và thổ nhưỡng

Trong lòng đầm Nại có 4 loại chất đáy: cát, cát bùn, bùn cát và bùn. Trong đó đáy cát bùn và bùn cát ưu thế kế đến là đáy bùn, cát. Đáy cát được phân bố thành giải rộng ở bờ Đông và giải hẹp ở bờ Tây cửa đầm trước khi đi vào ngọn lạch biển.

Đáy bùn bờ bắc từ Hòn Thiên đến Phương Cựu (Đồng Muối 1), có nguồn gốc từ đồng ruộng và các ao nuôi tôm. Đáng chú ý là lớp đất bề mặt của đầm có hàm lượng H2S cao đến 12,0 – 29,2 ppt.[30]

1.5. Môi trường đầm Nại

Theo Phan Văn Mạch (2005) cho biết hiện môi trường đầm Nại đang bị ô nhiễm với các chỉ số vượt quá giới hạn cho phép đối với nuôi thủy sản đối với tiêu chuẩn Việt Nam như nồng độ ô xy hòa tan (DO); ammoni (NH3), BOD5 (ô xy sinh hóa) và vi sinh vật khuẩn tổng số (Total Coliform). Thực vật nổi phát hiện thấy một số loài gây độc như Skeletonema costatum, Cheotoceros denticulatus, C. curvisetus, Nitzschia pungens, N. seriata, Ceratium furca var bergia, Dynophysis homunculus, Peridinium granii fo. Mite.

2. Một số đặc điểm kinh tế – xã hội

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng, bước đầu đề xuất các giải pháp để phục hồi nguồn lợi thủy sản tại đầm nại – ninh thuận (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)