Một số giải pháp khắc phục nguồn lợi

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng, bước đầu đề xuất các giải pháp để phục hồi nguồn lợi thủy sản tại đầm nại – ninh thuận (Trang 46 - 52)

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY SUY GIẢM NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

2. Một số giải pháp khắc phục nguồn lợi

Việc gia tăng dân số đã gây ra một áp lực lớn lên nguồn lợi thủy sản ở đầm Nại. Do đó Ban dân số, Hội liên hiệp phụ nữ cùng các cơ quan đoàn thể phải có sự phối hợp chặt chẽ để đề ra chương trình kế hoạch hóa gia đình cụ thể nhằm giảm tỷ lệ sinh xuống mức thấp nhất. Cần phải có sự tuyên truyền giáo dục sâu rộng cho người dân ý thức được sinh đông con sẽ sinh ra nghèo đói, thất học, thất nghiệp. Đặc biệt ban dân số nên đề ra nhiều biện

pháp cụ thể như khuyến khích chị em đặt vòng tránh thai, nam giới đi triệt sản, phải dùng bao cao su khi quan hệ để hạn chế sinh đẻ . Để giảm tỷ lệ sinh dưới mức 2,3% năm 2004 2.2. Tạo công ăn việc làm

Với một lượng lớn cư dân sống xung quanh đầm Nại mà đa số đang ở độ tuổi lao động và thiếu công ăn việc làm. Nên tỉnh Ninh Thuận cùng với huyện Ninh Hải nên có những chính sách để tạo công ăn việc làm cho người lao động như mở các lớp dạy nghề cắt may công nghiệp, sửa chữa điện – điện tử và nhiều ngành nghế khác. Cần có chính sách thông thoáng, thu hút vốn đầu từ bên ngoài để mở các khu công nghiệp, khu du lịch. Có những chủ chương chính sách cụ thể để chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp như khu nuôi trồng và khai thác không thuận lợi có thể chuyển sang chăn dê, cừu, làm nông nghiệp, trồng nho. Đối với những hộ nghèo và người muốn chuyển đổi nghề nghiệp cần hỗ chợ vốn hợp lý để khuyến khích người dân làm kinh tế.

Hiện nay, một trong những nghề giải quyết được công ăn việc làm và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân xung quanh đầm Nại là trồng rong trên đầm. Diện tích trồng rong của đầm Nại năm 2004 mới chỉ có 24 ha ở xã Tri Hải, đến năm 2005 có tới 84 ha trong đó xã Khánh Hải 38 ha, xã Phương Hải 30 ha, xã Tri Hải 17 ha, xã Hộ Hải 6 ha, xã tân Hải 1 ha. Trồng rong cũng đã giảm được áp lực khai thác lên đầm và tạo ra nơi trú ngụ cho tôm, cá.

2.3. Cải thiện môi truờng

* Nuôi trồng thủy sản

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận và huyện Ninh Hải nên có sự đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đầm Nại như kênh mương dẫn nước, đường, điện, khu vực chứa và xử lý chất thải. Nâng cao ý thức, làm bản cam kết giữa các hộ nuôi trong việc bảo vệ môi trường như không vứt giác bừa bãi, không xả thải trực tiếp ao bị bênh ra môi trường, không thải các chất thải rắn, lỏng khi chưa qua xử lý ra bền ngoài. Các cơ quan chức năng cần qui hoạch lại vùng nuôi trong đầm Nại theo hướng bền vững.

Huỳnh Quang Năng (2005) đã đưa ra mô hình dùng rong câu xử lý nước thải trong nuôi tôm ở khu vực Nam trung bộ rất có hiệu quả.

Hình 9: Mô hình nuôi rong cải thiện môi trường trong ao nuôi

Ở mô hình này 2 loài rong được dùng xử lý môi trường là Gracilaria tenuistipitata – rong câu chỉ, loài G. bailinea – rong câu Cước. Với mật độ rong từ 0,5 kg – 0,7 kg/m2, chỉ sau 72 h (3 ngày) nước thải nuôi tôm thịt đã được xử lý, có thể xả ra môi trường biển hoặc tái sử dụng được. Nên mô hình này cần được phát triển trong các ao nuôi tôm ở khu vực đầm Nại để giảm chất thải từ ao nuôi ra môi trường.

* Khu vực sản xuất và dân sinh

+ Khu vực sản xuất công nghiệp, sản xuất muối, sản xuất nông nghiệp và các hoạt động sản xuất khác phải có nơi thu gom và xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường đầm. Các nhà quản lý phải quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm minh đối với các khu vực sản xuất, thải trực tiếp các chất thải ra đầm.

+ Khu vực dân sinh: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư bằng cách tuyên truyền giáo dục và xử lý nghiêm các hộ vi phạm. Có nơi thu gom chất thải để xử lý.

Ao nuoâi toâm suù

Ao cấp nước

Ao xử lý nước thải bằng rong

* Môi trường nước trên đầm Nại

Một trong những biện pháp xử lý môi trường tốt nhất trên đầm Nại hiện nay là tăng diện tích trồng các loại rong là Gracilaria tenuistipitata – rong câu chỉ và loài G. bailinea – rong câu cước, G. fishrii – rong câu thắt, có khả năng cải thiện môi trường. Đối với nguồn nước chỉ cần 2 – 3 ngày thì rong đã hấp thụ 70 – 80% hàm lượng các muôi dinh dưỡng. Còn đối với nền đáy, sau 10 ngày rong hấp thụ được 90% phốtpho tổng và 96% nitơ tổng (Phạm Quang Năng, 2005)

Nuôi Vẹm xanh, Hàu, Sò có thể cải thiện môi trường và tăng thu nhập cho người dân.

Theo Huỳnh Tiến Dũng (2005) dựa vào kết quả nghiên cứu của Nunes và Parsons (1998) cho biết: 1 con Vẹm xanh có thể lọc 2 – 5 lít nước/ngày. Theo Jones và Preston (1996) thì Vẹm xanh có thể làm giảm 68% tổng lượng N trong khối nước nó đã lọc. Đối với hàu/sò có thể hấp phụ 94% lượng nitơ và 48% lượng chất rắn lơ lửng trong toàn bộ khối nước nó đã lọc (Ryther và n.n.k, 1995) . Ngoài ra khi trồng lại được rừng ngập mặn thì nó có khả năng hấp thụ một lượng lớn N và P từ nước thải của ao nuôi tôm ( Robertson và Phillips, 1994).

Như vậy khi cải thiện được môi trường đầm Nại sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho nhiều loài sinh vật vào đầm sinh sống.

2.4. Nghiêm cấm hoạt động khai thác hủy diệt trên đầm

Mặc dù đã có chỉ thị số 21, 36 của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về cấm khai thác, tàng chữ các chất nổ, chất độc khai thác bằng xung điện và một số hoạt động khác mang tính hủy diệt nguồn lợi ở đầm Nại. Nhưng hiện nay, trên đầm Nại vẫn có nghề xung điện, nghề lặn lén lút hoạt động với mức độ ngày một tinh vi hơn. Nên cần phải có biện pháp xử phạt nghiêm minh thì mới xóa xổ được hai nghề này. Bộ thủy sản nên có những văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể việc xử phạt. Đối với người làm công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản cần có trang thiết bị hiện đại và chế độ ưu đãi hơn nữa để việc bảo vệ nguồn lợi đạt hiệu quả cao. Qua phỏng vấn với Ông Trần Thanh Hùng đội trưởng đội bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở thôn Hòn thiên cho biết trước kia ở 5 xã xung quanh đầm Nại đều có tổ bảo vệ nguồn lợi nhưng bây giờ chỉ còn một tổ

bảo vệ nguồn lợi ở thôn Hòn Thiên còn hoạt động. Muốn bảo vệ được nguồn lợi đạt kết quả cao hơn nữa cần xây dựng lại các tổ bảo vệ nguồn lợi trước đây. Giữa chi cục bảo vệ nguồn lợi và các xã xung quanh đầm Nại vẫn có sự đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Nên cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan ban ngành từ trung ương đến địa phương để nguồn lợi trên đầm được khôi phục.

Hình 10: Bảng báo cấm một số hoạt động khai thác thuỷ sản trên đầm Nại 2.5. Khôi phục nguồn lợi

Hàng năm chi cục bảo vệ nguồn lợi tỉnh Ninh Thuận cần có kế hoạch thả lại một số loài cá, tôm để khôi phục nguòn lợi trên đầm. Cần sự đầu tư để nạo vẹt lòng đầm và kênh dẫn nước vào đầm để nước trong đầm được lưu thông từ đó cá, tôm di cư vào trong đầm dễ dàng.

2.6. Tuyên truyền giáo dục cho người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi

Từ điều tra cho thấy, có 100% ngư dân chưa được tham gia vào các lớp tập huấn đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi. Việc tuyên truyền, giáo dục trong bảo vệ môi trường và nguồn lợi có 108 người (97.29%) cho biết có nghe qua bảng báo, đài truyền thanh, truyền hình, chỉ có 3 người (2.71%) cho là chưa nghe về các hình thức được phép khai thác và ngư cụ cấm sử dụng hay hạn chế sử dụng, 100% ngư dân đều biết đó là xung điện, chất nổ, chất độc, nghề lặn trên đầm. Nhưng hầu hết ngư dân trình độ còn hạn chế nên hình thức tuyên

truyền cần phải đa dạng phong phú, ngôn từ đơn giản dễ hiểu. Các hình thức tuyên truyền hiệu quả là bằng panô áp phích, tờ rơi, hình vẽ ngộ nghĩnh.

2.7. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để biết mùa vụ sinh sản, di chuyển hạn chế khai thác

Khi nghiên cứu được tập tính di cư và sinh sản của các loài sẽ đề ra thời gian và kích thước khai thác phù hợp. Khôi phục lại các bãi đẻ, tạo ra môi trường thuận lợi cho các loài vào sinh sản, sinh trưởng và phát triển.

2.8. Trồng lại rừng ngập mặn

Nhận thức rừ vai trũ của rừng ngập mặn nờn Sở khoa học – cụng nghệ, trung tõm khuyến ngư, tổ chức ACTMANC – Nhật Bản, cùng ủy ban nhân dân các xã quanh đầm Nại đã cùng nhau trồng lại rừng ngập mặn. Từ tháng 6 năm 2002 – tháng 11 năm 2003 đã trồng được 5 ha, năm 2003 – 2004 là 15 ha, năm 2005 là 18,6 ha. Như vậy nâng diện tích rừng được phục hồi lên 38,6 ha vào năm 2005. Khi trồng lại rừng ngập mặn sẽ tạo ra nơi cư trú, sinh trưởng, sinh sản và nuôi dưỡng ấu trùng, con non của thủy sinh vật. Theo Phan Nguyên Hồng (2005) mỗi ha rừng ngập mặn tạo ra 13 – 756 kg tôm thuộc họ tôm he, 13 – 64 kg cua, 257 – 900kg cá, 500 – 979kg ốc, sò. Nên để khôi phục nguồn lợi và cải thiện môi trường cần tăng diện tích rừng ngập mặn (Đỗ Kim Tâm,2004).

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng, bước đầu đề xuất các giải pháp để phục hồi nguồn lợi thủy sản tại đầm nại – ninh thuận (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)