PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY SUY GIẢM NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Nguyên nhân chính gây suy giảm nguồn lợi
Các ngư dân cho biết, trước đây chỉ cần khai thác 2 – 3 giờ là đủ trang trải cho cuộc sống. Bây giờ do nguồn lợi khan hiếm cộng chi phí cao trong sinh hoạt hàng ngày, số người khai thác tăng lên. Nên buộc họ phải tăng cường khai thác cả ngày làm cho cá tôm không kip phục hồi và sinh sản.
1.2. Khai thác hủy diệt
Hiện nay, trên đầm Nại xuất hiện nhiều nghề khai thác mang tính hủy diệt cao như nghề xung điện, nghề lặn trên đầm. Nghề lặn có 7 ghe máy ở khu vực Khánh Giang sang lặn trộm trên đầm, họ bắt tất cả những gì dưới đầm khi nhìn thấy, không những
vậy họ còn gỡ cả cá, tôm mắc lưới của ngư dân. Nghề xung điện (xiết điện, giàn lưới điện, kích điện, bình điện) thì chủ yếu ở thôn Hà Rò xã Văn Hải, Văn Sơn, xã Hộ Hải, xã Tân Hải (thôn Gò Đền), Tri Hải hoạt động rất rầm rộ, tinh vi hơn trước. Theo Ông Trần Thanh Hùng tổ trưởng tổ bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Nại – Hòn Thiên cho biết trên đầm có 30 giàn lưới điện, hàng trục ủi, siết điện hoạt động với cường độ dòng điện lên đến 25 (A) và điện trở 220 (V). Chính vì vậy khi đi qua sẽ giết chết con non, ấu trùng, làm yếu cá thể trưởng thành, gây ô nhiễm môi trường.
1.3. Ô nhiễm môi trường
* Ô nhiễm môi trường từ hoạt động nông nghiệp
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp không có sự quản lý chặt chẽ là vấn đề hết sức nguy hiểm đối với sức khỏe con người và thủy sinh vật. Đặc biệt sự tồn lưu của các hóa chất này trong nước là rất lâu như Cypernethrin, Chlorflua zuron, Endosulfan, Bordeaux, Hexaconazole…Các xã quanh đầm Nại sử dụng khoảng 1/3 lượng thuốc bảo vệ thực vật của toàn tỉnh và đạt trên 350 tấn/năm.
Khi theo dòng nước chảy vào đầm sẽ làm thay đổi môi trường sống và có thể gây chết đối vời thủy sinh vật trong đầm (Tạ Khắc Thường, 2001).
Bảng 15:Hiện trang sử dụng đất nông nghiệp của các xã quanh đầm Nại năm 2005 Tên xã Đất ruộng
luùa, luùa màu (ha)
Đất nương raãy (ha)
Đất trồng cây hàng năm khác
(ha)
Đất trồng caây laâu naêm
(ha)
Đất vườn tạp (ha)
Thò traán Khánh Hải
57,34 48,6 46,7 40,62 4,3
Tri Hải 78,58 0 611,21 1,3 0
Hộ Hải 680,08 0 74,14 2,09 0,93
Phương Hải 912,46 0 921,7 22,76 0
Tân Hải 832,05 0 699,59 17,64 49,45
(Nguồn số liệu phòng Tài nguyên & MT huyện Ninh Hải, 2005)
* Ô nhiễm chất thải từ nuôi trồng thủy sản
Các ao nuôi xung quanh đầm Nại đã thải trực tiếp các chất thải rắn, lỏng khí ra đầm Nại gây ra ô nhiễm môi trường đầm.
+ Ô nhiễm chất thải lỏng: chất thải lỏng từ các ao nuôi 20.000 m3/ha/vụ nuôi và vào khoảng 20.000.000 m3/vụ nuôi (2001 – 2004)
+ Chất thải rắn từ 2.000 – 2004 là 15.862.560 kg + Rác thải 1 vụ nuôi 320.000 kg/vụ
+ Dầu, nhớt, hóa chất Từ hệ thống máy bơm :
576 lít dầu/ha/vụ, cả đầm 2001 là 634.000 lít
57.6 lít nhớt/ha/vụ, cả đầm 63.400 lít
Từ hệ thống quạt nước: 6.480 lít dầu/ha/vụ, cả đầm 7.000.000 lít/vụ
648 lít nhớt , cả đầm 700.000 lít/vụ
+ Hóa chất (2004)
Formol 150.000 lít/naêm BKC 50.000 lít/naêm Thuoác tím 100 taán/naêm
Các chất thải từ nuôi trồng thủy sản với khối lượng khổng lồ như vậy đã làm nguồn lợi giảm ước tính > 90% so với năm 1989 (Phan Thị Ngọc Diệp, 2005) [9]
* Ô nhiễm từ hoạt động làm muối
Đầm Nại là nơi cung cấp nước cho khu công nghiệp sản xuất muối nhưng đồng thời là nơi nhận các sản phẩm chất thải từ quá trình này.
Bảng 16: Diện tích sản xuất muối đầm Nại qua các năm
Naêm 2003 2004 2005
Dieọn tớch(ha) 737,43 171,18 206,12
(Nguồn số liệu từ các xã quanh đầm Nại, 2005)
Với 400 ha đạt sản lượng 45.000 tấn/năm sẽ tạo ra khoảng 22.500 m3 nước ót (Tạ Khắc Thường, 2001). Như vậy hiện tại với 206,12 ha cũng tạo ra một lượng nước ót rất lớn khi thải trực tiếp ra đầm Nại làm thay đổi các thành phần ion của nước đầm.
Hình 6: Nước thải từ làm muối ra đầm Nại
* Từ chất thải sinh hoạt.
Đầm Nại là khu vực tập trung đông dân cư sinh sống có tới 64.365 người sống xung quanh đầm (số liệu các xã quanh đầm Nại, 2005). Nhưng người dân ở đây chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt nhiều hộ dân sống gần đầm Nại thường thải trực tiếp các chất thải ra đầm mặc dù có xe chở rác. Từ đó đã làm ô nhiễm môi trường đầm gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến cảnh quan, đời sống của thủy sinh vật và hoạt động khai thác do các chất thải mắc vào lưới.
Hình 7: Nước thải và giác thải từ sinh hoạt
1.4. Diện tích đầm bị thu hẹp
* Diện tích đầm bị thu hẹp do nuôi trồng thủy sản
Trong những năm 1999 đến năm 2001 nghề nuôi tôm ở đầm Nại đem lại lợi nhuận cao nên người dân tự ý chặt phá rừng ngập mặn để nuôi tôm. Đến năm 2002, nghề nuôi tôm gây thất thu và không đem lại lợi nhuận cao. Từ đó nhiều ao đìa bỏ hoang ảnh hưởng đến diện tích mặt nước và thay đổi cân bằng sinh thái của đầm Bảng 17: Diễn biến diện tích nuôi trồng thủy sản ở đầm Nại qua các năm.
Naêm 1989 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Dieọn tớch (ha) 296 609 669 1.100 1.100 1.033 817 325
(Nguồn số liệu từ viện khoa học thủy lợi, 2005)
Ta thấy diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên rất nhanh năm 1989 chỉ có 296 (ha) đến năm 2001 tăng lên tới 1.100 (ha) và đến năm 2003 lại giảm và đến năm 2005 chỉ còn 325 (ha) được thả nuôi.
Hình 8: Diện tích đầm bị lấn để nuôi trồng thuỷ sản
* Diện tích đầm bị thu hẹp do lấn chiếm kênh dẫn nước và bồi lắng
Người dân đã lấn chiếm ở 2 bên kênh dẫn nước vào đầm cộng với cửa lạch phụ đã bị lấp để xây dựng cảng Ninh Chữ làm cho kênh dẫn nước vào đầm bị thu hẹp.
Từ đó tôm, cá vào đầm giảm đi. Ngoài ra người dân còn cho biết do mưa lũ đã làm sói lỡ đất gây ra nông hóa đầm nên ảnh hưởng lớn đến đời sống thủy sinh vật.
1.5. Chặt phá rừng ngập mặn
Theo thống kê chưa đây đủ trước thập niên 70 – 89, diện tích rừng ngập mặn ở đầm Nại khoảng 300 (ha), nay còn lại 2,9 (ha) (Đỗ Kim Tâm, 2004). Việc giảm sút nhanh chóng hay có thể nói gần như mất hẳn rừng ngập mặn đã làm mất nơi trú ẩn và sinh sản của các loài thủy sinh vật, giảm sút năng suất sinh học. Do đó có thể nói khi rừng ngập mặn mất đi làm sản lượng khai thác thủy sản trên đầm sụt giảm nhanh chóng.
1.6. Daân soá
Có khoảng 100.000 dân sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đầm Nại. Đặc biệt người dân khai thác có số con đông trung bình cứ 1 hộ đi khai thác có tới 5,55 người và tỷ lệ người già chiếm rất ít. Số người tham gia khai thác trên đầm ở độ tuổi < 30 tuổi chỉ chiếm 13,51% (15 người), số người < 30 tuổi là chủ yếu 86,49% (86 người). Với tỷ lệ sinh tương đối cao 2,3% năm của cả huyện (Niên gián thống kê huyện Ninh Hải, 2004). Nên việc giải quyết công ăn việc làm cho những người đang ở độ tuổi lao động là cần thiết nhưng thực tế tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao. Đã gây sức ép lớn lên nguồn lợi trong đầm.
2. Một số giải pháp khắc phục nguồn lợi