Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở DakLak vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất vẫn là khí hậu Tây Trường Sơn (nhiệt độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều ít nắng do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, mùa đông mưa ít).
Nhỡn chung thời tiết chia làm 2 mựa khỏ rừ rệt, mựa mưa từ thỏng 5 đến tháng 10 kèm theo gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8,9, lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm. Riêng vùng phía Đông do chịu ảnh hưởng của Đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh, lượng nước bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng.
1.3.1.1 Nhiệt độ
Đặc điểm nổi bật của chế độ nhiệt ở Tây Nguyên là hạ thấp theo độ cao tăng lên. Nhiệt độ trung bình ở độ cao 500 - 800m dao động từ 22 -230C, những vùng có độ cao thấp như Buôn Ma Thuột nhiệt độ trung bình 23,70C, M’Drăk nhiệt độ 240C.
Biên độ nhiệt trong ngày lớn, có ngày biên độ chênh lệch giữa ngày và đêm đạt 200C, biên độ chênh lệch nhiệt giữa các tháng trong năm không lớn.
1.3.1.2 Lượng mưa
Lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1600-1800mm, trong đó vùng có lượng mưa lớn nhất là vùng phía nam (1950-2000mm); vùng có lượng mưa thấp nhất là vùng phía Tây Bắc (1500-1550mm). Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm 84% lượng mưa năm, mùa khô lượng mưa chiếm 16%. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 8, 9. Mùa mưa Tây Nguyên còn chịu ảnh hưởng bởi số lượng cơn bão ở duyên hải Trung Bộ. Lượng mưa năm biến động lớn (lượng mưa năm lớn nhất gấp 2,5 -3 lần lượng mưa năm nhỏ nhất). Theo số liệu tại trạm khí tượng thuỷ văn Buôn Ma Thuột lượng mưa cao nhất vào năm 1981 có trị số 2.598mm, lượng mưa năm nhỏ nhất vào năm 1970 đạt 1147mm. Các tháng mưa tập
trung thường gây lũ lụt vùng Lăk- Krông Ana. Trong các tháng mùa mưa đôi khi xảy ra tiểu hạn từ 15-20 ngày gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
1.3.1.3 Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 82%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9, độ ẩm trung bình là 90%; tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3, độ ẩm trung bình là 70%.
1.3.2 Khái quát về điểm nghiên cứu
Xã Ea ‘Wy và xã Ea ‘Hiao thuộc huyện Ea H’leo là hai trọng điểm của ổ dịch cũ tại tỉnh DakLak với dịch hạch lưu hành dai dẵng và xuất hiện liên tục trong các năm từ 1997-2000.
1.3.2.1 Xã Ea ‘Wy
Xã Ea Wy thuộc huyện Ea H'leo nằm phía ở phía bắc tỉnh ĐakLak, cách thành phố Buôn Ma Thuột 61 km theo đường chim bay. Từ Tp. Buôn Ma Thuột theo Quốc lộ 14 đến cây số 92, rẽ theo đường lâm nghiệp đi về phía tây trên 10 km.
Xã cách trung tâm huyện khoảng 30 km. Bao quanh khu vực dân cư là ruộng - rẫy và rừng. Độ cao trung bình 650 m.
Đây là xã vùng sâu của huyện. Theo tổng điều tra dân số 01.06.1999, xã có 13700 khẩu - 2801 hộ, gồm 22 thôn buôn. Thành phần dân tộc: Người Tày Nùng chiếm trên 70%, người kinh khoảng 25%, người Êđê 3%. Ngoài buôn Tơroa là nơi cư trú của dân tộc Êđê bản địa thì đây là vùng dân cư mới hình thành; người Kinh từ Bình Định lên từ 1979, người Tày, Nùng từ phía Bắc vào từ 1985.
Khoảng 85% dân số sống bằng nghề nông chủ yếu trồng cây lương thực; 5%
buôn bán nhỏ, 10% còn lại là các nghề khác. Người dân ở đây có lệ họp chợ phiên vào các ngày 4 - 9 - 14 - 19 - 24 - 29 âm lịch hàng tháng.
1.3.2.2 Xã Ea ‘Hiao
Xã Ea Hiao nằm ở hướng Tây- Bắc của huyện Ea H’Leo, cách trung tâm huyện 18 km. Các thôn buôn được nối với nhau bằng những con đường đất, giao thông gặp nhiều khó khăn trong mùa mưa.
Dân cư phân bố rải rác dọc theo hai bên chân đồi, sông suối. Xã là nơi sinh sống của 15 nhóm dân tộc thiểu số khác nhau. Có 2,487 hộ với 12,353 nhân khẩu,
trong đó số hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là 691 với 2,218 người. Trong tổng số 741 hộ, có 269 hộ là dân tộc thiểu số bản địa và 178 hộ là dân tộc nhập cư.
Các nhóm DTTS chiếm 34%, trong đó DTTS bản địa chiếm 17%. Xã có 23 thôn buôn, trong đó có 5 buôn người DTTS tại chỗ. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, như sản xuất lương thực, cà phê, hồ tiêu và cao su.
1.3.3 Tình hình biến đổi khí hậu ở khu vực Tây Nguyên – tỉnh DakLak
Biến đổi khí hậu đang là mối lo ngại trên toàn cầu. Những biểu hiện của biến đổi khớ hậu thể hiện ngày càng rừ và gõy ảnh hưởng lớn đến quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Thảm họa động đất và sóng thần xảy ra liên tiếp trong thời gian qua tại Nhật Bản và một số quốc gia tại khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Myanma… là những ví dụ điển hình.
Tại Việt Nam, những năm qua biến đổi khí hậu đã và đang tác động xấu đến đời sống và sản xuất người dân: lượng mưa thất thường và luôn biến đổi. Nhiệt độ tăng cao hơn, tình hình thời tiết khắc nghiệt hơn. Tần suất và cường độ của những đợt bão lũ tăng đột biến. Các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn... Tình trạng thiếu hụt nước tăng cao. Nguy cơ tuyệt chủng các loài động thực vật gia tăng. Nguy cơ cháy rừng, phát tán dịch bệnh ngày càng hiển hiện. Nguồn thủy, hải sản bị phân tán.
Tây Nguyên là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú. Tây Nguyên cũng có thể được coi là mái nhà của Miền Trung, có chức năng phòng hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi ở đây có thể dẫn đến nguy cơ làm cạn kiệt rừng và thay đổi môi trường sinh thái.
Trên thực tế hiện nay ở Tây Nguyên, diện tích rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn đang bị thu hẹp nhanh chóng tới mức báo động, nạn khai thác rừng bừa bãi cộng thêm hệ quả các dòng di dân đang diễn ra mạnh mẽ tại khu vực này. Dân di cư tự do đến nơi ở mới cần có đất, vì vậy họ phá một cách bừa bãi, rừng mất đi khiến những vấn đề như lũ lụt, hạn hán càng trở lên khó kiểm soát…Đó là những nguyên nhân chính dẫn khiến biến đổi khí hậu đang từng ngày ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân Tây Nguyên.
DakLak là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, nắm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng song cũng đang gặp nhiều khó khăn trong đời sống, sản xuất hàng ngày của người dân do tác động của biến đổi khí hâu.
Trung tâm Dự báo Khí tượng-Thuỷ văn DakLak cho biết, do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nên đã có sự khác biệt về thay đổi thời tiết giữa các vùng và lượng mưa phân bố không đều giữa các vùng trong tỉnh và giữa các địa phương. Sự biển đổi thời tiết bất thường, đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất tại địa phương. Do ảnh hưởng của diễn biến thời tiết vùng Biển Đông, thời tiết của khu vực DakLak và cả vùng Tây Nguyên sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ, mưa dồn dập, liên tục với cường độ rất lớn, dễ gây nên ngập úng và lũ lụt cục bộ.
Theo Trung tâm Khí tượng - Thủy văn tỉnh DakLak, thời tiết bất thường trên địa bàn tỉnh đang diễn ra ngày càng phức tạp hơn. Nắng hạn gay gắt kéo dài, mưa phùn kèm theo gió lạnh, rồi sương mù và độ ẩm cao đã chia cắt thành những vùng tiểu khí hậu diễn biến phức tạp. Đây là hiện tượng chưa từng diễn ra tại DakLak.
Trong khi đó, mực nước ngầm trong mùa khô năm nay tại DakLak cũng đã giảm mạnh…
Sở Khoa học và Công nghệ DakLak khẳng định, tính cấp bách của việc ứng phó biến đổi khí hậu đang đặt ra hết sức nặng nề. Cụ thể, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng 1,6 độ C ở Tây Nguyên...
Về biểu hiện của biến đổi khí hậu ở khu vực Tây Nguyên được xác định nhiệt độ trong 30 năm qua (1980-2009) trung bình năm tăng lên từ 0,5-0,7 độ C, lượng mưa giảm khoảng 2%, sự khắc nghiệt của thời tiết gia tăng với biên độ giãn cách đột ngột chưa từng thấy.
Sự biến đổi của khí hậu làm điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên thêm khắc nghiệt, tần suất thiên tai ngày càng nhiều với cường độ mạnh và khó dự đoán. Lũ lụt Tây Nguyên là vấn đề thường niên, hiện tượng lũ quét xảy ra ngày một nhiều hơn ảnh hưởng đến môi trường, đời sống sinh hoạt của người dân… điều đó là nguyên nhân thuận lợi cho các ổ dịch tiềm tàng có thế bùng phát và diễn biến phức tạp hơn.