Đứng trước nền kinh tế toàn cầu như hiện nay, việc định vị lại thị trường là một điều vô cùng quan trọng và cấp thiết. Mọi sự phát triển của công ty không chỉ dựa vào thị trường tiềm năng mà phải biết phát triển nhờ vào khả năng tận dụng cơ hội. Các cơ hội đang giúp tạo ra, mở rộng và xác định lại thị trường cho những công ty này và làm thay đổi cung cách họ tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ của mình cho những thị trường đó.
Các doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào yếu tố thị trường mà thay vào đó, họ duy trì đà tăng trưởng ổn định bằng cách hướng đến cơ hội và đặt mục tiêu dài hạn.
Chính điều này đã giúp họ trở thành những công ty có khả năng “kháng suy thoái” vô cùng mạnh mẽ. Để đưa công ty đi lên, theo kịp đà tăng trưởng ngang bằng với các công ty trong vùng và khu vực trong nước, không những chúng ta làm một sớm một chiều, không phải chỉ vận dụng một yếu tố mà chúng ta phải biết tận dụng và kết hợp nhiều yếu tố chiến lược với nhau. Cụ thể, chúng ta đừng bao giờ chỉ khư khư phụ thuộc vào yếu tố thị trường. Mặc dù, lẽ tất nhiên là ta phải tận dụng những yếu tố thị trường tiềm năng, nhưng đừng quá tin tưởng vào chúng. Hãy xây dựng sự thành công và duy trì đà tăng trưởng cho doanh nghiệp dựa trên những cơ hội.
Doanh nghiệp phải biết tự tạo cơ hội bằng cách sử dụng công nghệ thông tin để thiết lập những thị trường dịch vụ cho các sản phẩm được thiết kế và sản xuất. Lập cấu trúc các quy trình thương mại điện tử như một lợi thế cạnh tranh. Theo đuổi sáng kiến cộng tác trên phạm vi rộng trong vấn đề hợp tác và liên minh với những công ty vốn là đối thủ cạnh tranh ở một số thị trường, tạo ra những mối quan hệ gần gũi vốn một thời
“tưởng là không thể”. Hơn thế nữa một điều mà các doanh nghiệp không thể quên trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay là chúng ta phải biết học hỏi từ những nhà lãnh đạo, phải tìm hiểu điều gì đã giúp các công ty đó thành công và học hỏi họ, nhưng tuyệt đối đừng bắt chước họ nếu bạn không chắc những gì thành công với họ liệu có thể thành công được với mình hay không. Thay vào đó, hãy suy nghĩ những lý do ẩn đằng sau sự thay đổi đó. Và ngày càng nhiều các công ty tập trung nhấn mạnh vào chuỗi những cơ hội hoàn toàn mới đang được tạo ra khi Nền Kinh Tế Mới và Nền Kinh Tế Cũ giao thoa với nhau trên phương diện toàn cầu. Đứng trước cơ hội ấy ta cần luôn
http://phamloc120893.blogspot.com/
Nhóm thực hiện: Nhóm ECO Trang 25
cảnh thức và nhanh nhẹn, phải biết ứng phó với những điều thay đổi trong môi trường kinh doanh như:
Tập trung vào chi phí cố định: Là yếu tố nền tảng trong vấn đề quản lý lợi nhuận và tăng trưởng, chi phí cố định đã ngày một trở nên quan trọng hơn khi biến phí sụt giảm. Một khi doanh số đi xuống thì việc giảm biến phí thường không mang lại hiểu quả cao.
Cảnh giác trước sự nguy hiểm của việc duy trì mức phát triển cao: Đây là nhu cầu cạnh trạnh, nhưng mức chi phí cố định cao có thể làm gia tăng sự xoay vòng và tính bất ổn của khả năng sinh lời.
Đừng tin tưởng vào khái niệm hiệu quả kinh tế nhờ quy mô: Một công ty không thể duy trì ưu thế trên thị trường dựa trên số lượng đơn thuần. Một sản phẩm ưu thế có thể bị thay thế bằng một sản phẩm tạm thời có ưu thế khác. Giả thuyết cơ bản về sản xuất hàng loạt đang đứng trước một thử thách lớn.
Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như vậy công ty nên tập trung vào khách hàng chớ nên tập trung vào lợi nhuận. Mặc dù chất lượng là điều kiện tiên quyết để định hình niềm tin tiêu thụ, nhưng chất lượng là phải thỏa mãn người tiêu dùng vì thế người tiêu dùng là kim chỉ nam của hành động. Giá trị chất lượng mà người tiêu dùng tìm thấy trong các sản phẩm và dịch vụ sẽ tạo ra tầm ảnh hưởng ngày một tăng đối với mức độ chi tiêu, đặc biệt khi tài chính eo hẹp. Khả năng sản xuất trong sự đổi mới kinh doanh chính là chìa khóa cạnh tranh và là yếu tố cần thiết để vận dụng công nghệ hiệu quả cũng như có thể sinh lời. Và khi tập trung vào khách hàng thì môi trường kinh doanh của công ty sẽ thay đổi liên tục vì vậy các lãnh đạo là tạo ra thế chủ động để đáp ứng những đòi hỏi này ở các công ty hàng đầu. Những điều cần có trong môi trường luôn thay đổi: Hãy thật nhanh nhẹn và linh hoạt để thích nghi với thay đổi; nhấn mạnh và khuyến khích sáng tạo - điều này ngày càng trở nên quan trọng hơn; cuối cùng là tin tưởng nhõn viờn của bạn vỡ họ là người hiểu rừ vấn đề đang xảy ra, vỡ thế họ kiểm soỏt và cải thiện tình hình là có hiệu quả nhất.
“Có sự khác biệt nền tảng giữa hai yếu tố sau: (1) sự sáng tạo định kỳ theo cảm hứng những sáng kiến quan trọng giúp mang lại vị thế dẫn đầu trong một thời gian ngắn…và (2) đổi mới kinh doanh cạnh tranh, thông qua những quy trình và hệ thống quản lý có thể duy trì sự tăng trưởng liên tục”. Các công ty biết hệ thống hóa đổi mới http://phamloc120893.blogspot.com/
Nhóm thực hiện: Nhóm ECO Trang 26
là những ngôi sao sáng. Còn các công ty hoạt động dựa trên cảm hứng là những ngôi sao chổi, chỉ lóe lên trong thời gian ngắn và nhanh chóng lụi tàn khi sức mạnh cạnh tranh quản lý của họ cạn kiệt. Để thành công và duy trì đà tăng trưởng cần những điều kiện sau:
Hệ thống hóa sự đổi mới: rút kinh nghiệm từ những trải nghiệm thất bại công ty giỏi, lấy đó làm gương để nhấn mạnh vào quy trình đổi mới quản lý liên tục và sâu rộng.
Phỏt triển kỷ cương: Hiểu rừ khỏi niệm cho rằng những tiến bộ lớn phải bao gồm cách điều hành doanh nghiệp tốt hơn. Phải tin rằng đây chính là giải pháp hiệu quả để giúp công ty có động lực tìm đến những quy trình mới tốt hơn.
Xem hệ thống hóa quy trình đổi mới quản lý là một chủ đề bao quát: Hãy biến điều này thành nguyên tắc nền tảng để lãnh đạo và quản lý. Hãy xem đó là sự chỉ dẫn để phối hợp hành động. Hãy truyền thụ nhận thức đó cho mọi thành viên của doanh nghiệp.
Khi đó cú khỏi niệm rừ ràng thỡ nờn vận hành húa cỏc khỏi niệm. Quỏ trỡnh vận hành hóa nhấn mạnh việc đo lường kết quả theo từng trường hợp một. Để công ty hoạt động hiệu quả hơn với sự thay đổi nền tảng trong cơ cấu quản lý bằng cách:
Chuyển từ lời nói sang hành động: Hãy vận hành hóa khái niệm cho rằng phải tập trung nhiều hơn vào khối tài sản trị giá gia tăng mềm và vô hình. Hãy biến điều đó thành sức mạnh cạnh tranh đích thực. Nhấn mạnh kết quả và sự đổi mới quản lý.
Kiểm tra so sánh với các công ty khác một cách có hệ thống: Học hỏi kinh nghiệm từ những công ty đang dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của bạn.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh – và bất kỳ công ty nào đang cải thiện quy trình hoạt động lẫn quản lý.
Xúc tiến những bước đột phá đổi mới chính yếu trong quản lý: Hãy suy nghĩ xem bạn sẽ xây dựng công ty như thế nào nếu bắt đầu từ con số 0. Hãy thực hiện quyết liệt những bước đột phá mới.
http://phamloc120893.blogspot.com/
Nhóm thực hiện: Nhóm ECO Trang 27