Nhận định và suy nghĩ rút ra liên quan đến quản trị nguồn nhân lự cở Việt Nam

Một phần của tài liệu Sức mạnh của sự đổi mới quản lý (Trang 34 - 38)

Nam

Thực tiễn đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, trong điều kiện nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt thì công tác quản lý nguồn nhân lực trong mỗi tổ chức đã có một ý nghĩa vô cùng quan trọng nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức đó. Trước đây sự cạnh tranh giữa các tổ chức sản xuất kinh doanh, thậm chí giữa các quốc gia ban đầu đó chỉ là sự cạnh tranh về quy mô vốn, sau đó chuyển sang yếu tố công nghệ. Ngày nay với xu thế toàn cầu hóa thì sự cạnh tranh gay gắt nhất, mang tính chiến lược nhất giữa các tổ chức là sự cạnh tranh về con người. Cho nên nguồn nhân lực đã trở thành thứ tài sản quý giá nhất, là chiếc chìa khóa dẫn tới sự thành công của mỗi tổ chức của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, là một thách thức đối với quản lý các tổ chức nói chung và quản lý nguồn nhân lực nói riêng. Một trong những thách thức lớn nhất mà các tổ chức phải đối mặt trước thềm thế kỉ 21 là làm thế nào để cạnh tranh được trước xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá. Phản ứng yếu ớt trước xu hướng này sẽ dẫn đến sa thải và cho thôi việc một số lượng lớn đội ngũ nhân lực trong các tổ chức. Điều này đặt ra cho quản lý nguồn nhân lực thách thức lớn trong việc sử dụng đội ngũ nhân lực để cạnh tranh đối với các tổ chức trong và ngoài nước. Do đó quản lý nhân lực trước xu hướng nâng cao chất lượng là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam.

Qua toàn bộ nội dung được thể hiện rõ thông qua 24 bí quyết của Sức mạnh của

sự đổi mới quản lý, phần nào ta cũng thấy được những thế mạnh cũng như hạn chế

trong công tác quản lý nguồn nhân lực của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Thay vì những nhà lãnh đạo phải luôn biết thiết lập, liên tục phát triển những môi trường làm việc lẫn chương trình để hướng tính sáng tạo, kiến thức, kỹ năng và thái độ http://phamloc120893.blogspot.com/

Nhóm thực hiện: Nhóm ECO Trang 34

của mọi thành viên trong tổ chức để thực hiện một mục tiêu chung là cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh trong tổ chức. Hiện nay vẫn còn một số doanh nghiệp Việt Nam áp dụng phong cách lãnh đạo lỗi thời, lạc hậu như phong cách lãnh đạo độc tài. Kiểu lãnh đạo này đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một người lãnh đạo. Lãnh đạo bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể. Phong cách lãnh đạo này vô tình đã làm cho nhân viên thụ động trong làm việc: họ chỉ biết làm việc theo mệnh lệnh, chỉ biết làm như thế nào, lúc nào các nhiệm vụ phải hoàn thành, sự sáng tạo của họ trong môi trường làm việc này dường như không có. Không những thế, sự thân thiện, gần gũi giữa cấp trên và cấp dưới không còn nữa; đa số nhân viên thường không thích lãnh đạo, không có cái nhìn thiện cảm về họ. Hiệu quả công việc cao chỉ khi có mặt người lãnh đạo, thấp khi không có họ. Môi trường làm việc trong tổ chức rất quan trọng, giúp cho nhân viên làm việc với tinh thần thoải mái, có thể phát huy hết năng lực…hay là họ sẽ cảm thấy chán ngán, áp lực đè nặng. Đây là một vấn đề cần đặt dấu hỏi cho các nhà lãnh đạo và vô tình phong cách lãnh đạo này đã để lại bầu không khí nặng nề, gây hấn, đầy áp lực vì lúc nào cũng thực thi mệnh lệnh, phụ thuộc vào cấp trên.

Nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay khá dồi dào được phân thành hai loại là nguồn nhân lực phổ thông và nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông trong, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Nguồn nhân lực dồi dào vậy nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức, chưa được quy hoạch, khai thác; chưa được nâng cấp; chưa được đào tạo đến nơi đến chốn. Việt Nam chưa nhận ra được sức mạnh của sự kết hợp giữa tài sản mềm và tài sản cứng. Điều này thể hiện ở chỗ, các doanh nghiệp Việt Nam không phát huy khả năng thu hút và giữ chân nhân tài cũng như cung cấp công tác huấn luyện và phát triển. Điều này đã gây ra tổn thất rất lớn đối với tình hình phát triển của đất nước, cụ thể như hằng năm Việt Nam đã mất đi một lượng nhân tài rất lớn vì chế độ đãi ngộ không thỏa đáng. Cụm từ dùng phổ biến và chúng ta cũng được nghe mỏi khi nhắc tới vẫn đề nóng bỏng này là “chảy máu chất xám”.

Như đã được đề cập rất ít ở trên môi trường làm việc rất quan trọng đối với một tổ chức. Môi trường làm việc gồm có hai phần cứng và mềm. Môi trường mềm chính là mối quan hệ giữa người với người trong doanh nghiệp, bao gồm tinh thần tôn trọng, http://phamloc120893.blogspot.com/

Nhóm thực hiện: Nhóm ECO Trang 35

tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết nhiều vấn đề và để gắn bó với nhau, xây dựng tinh thần đoàn kết, sức mạnh tập thể. Môi trường cứng bao gồm cơ sở vật chất, văn phòng, phương tiện vận chuyển, bàn ghế, thiết bị máy móc…Môi trường này lệ thuộc rất nhiều vào tình hình tài chính của công ty tài chính của doanh nghiệp. Một môi trường mềm quan trọng hơn môi trường cứng vì không thể giải quyết tất cả vấn đề bằng tiền được, muốn cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp phải tạo ra một môi trường mềm thật tốt. Đây là lý do tại sao lĩnh vực này các doanh nghiệp cần tâm và soi roi lại trong tổ chức mình. Trong một số doanh nghiệp vẫn còn gặp hình ảnh lính mới bắt nạt lính cũ, lãnh đạo cậy quyền cậy thế bắt ép nhân viên, cư xử thiếu tôn trọng nhau.

Công tác quản lý của các doanh nghiệp vẫn theo tầm ngắn chứ chưa có tính chiến lược: đụng đâu làm đó chứ chưa tính được nước cờ cho những bước tiếp theo một cách có căn cứ. Chú trọng giải quyết sự vụ hơn làm việc có hệ thống. Thiếu đầu tư cho tương lai. Chất lượng đội ngũ lãnh đạo chưa cao trong kĩ năng hoạch định chiến lược cho công ty. Quản lý chưa dựa trên thực tiễn, thiếu việc thu thập và xử lý thông tin có hệ thống, ra quyết định tuỳ tiện, dựa vào quan điểm và sự thuận tiện cho cá nhân chứ không xuất phát từ việc xác định và giải quyết vấn đề trên cơ sở thực tiễn. Doanh nghiệp chưa đầu tư cho việc phát triển, quản lý và duy trì hệ thống thông tin giúp cung cấp nền tảng quá trình cho hoạt động thực tiễn tốt nhất. Nếu thiếu quy trình quản lý thông tin có hệ thống này và kỉ cương thì việc vận dụng những hoạt động thực tiễn tốt nhất sẽ diễn ra từ từ, kết quả là các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ chưa có được sức mạnh cạnh tranh tốt nhất.

Hệ thống tổ chức không theo nhu cầu công việc, mà được đặt ra theo thói quen, dựa trên kinh nghiệm, chạy đua theo trào lưu (người ta có cái này, thì mình cũng phải cái kia).

Vấn đề sử dụng công nghệ trong quản lý: công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ vũ bão, chỉ trong vài năm gần đây thị trường đã thay đổi chóng mặt, nhu cầu của người tiêu dùng cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Những doanh nghiệp nào không bắt kịp xu hướng này thì chỉ có kết cục tất yếu là bị đào thải. Các doanh nghiệp Việt Nam, đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm lực tài chính, năng lực quản lý kém không bắt kịp sự thay đổi công nghệ, và đã dẫn đến http://phamloc120893.blogspot.com/

Nhóm thực hiện: Nhóm ECO Trang 36

kết quả tất yếu của nó là sáp nhập hoặc rơi vào phá sản. Năm 2012, hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ bị phá sản, nhiều ngân hàng lớn tiến hành sáp nhập, đó là dấu hiệu rõ ràng đã đến lúc doanh nghiệp Việt Nam cần "làm mới" mình, liên tục thay đổi để bắt kịp với xã hội. Lĩnh vực thương mại điện tử đã rất phát triển trên thế giới, tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa nhiều người am hiểu và còn ít doanh nghiệp áp dụng nó vào kinh doanh hiệu quả, thương mại điện tử đã chứng tỏ là công cụ hiệu quả để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và xúc tiến bán hàng. Vì vậy đây là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đầu tư hơn nữa.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: văn hóa là tài sản quý giá của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng của mọi tổ chức trong bất kỳ lĩnh vực kinh tế-xã hội nào. Một nền văn hóa lành mạnh công bằng, sẽ kích thích các thành viên đóng góp cho tổ chức, tăng lòng trung thành của thành viên, tạo dấu ấn trong lòng khách hàng và hình thành đội ngũ với nguồn sức mạnh to lớn, động lực cho sự phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, văn hóa doanh nghiệp cũng có tác động tiêu cực đến tổ chức nếu nó không phù hợp với tổ chức đó. Thực tế, vẫn còn nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến vấn đề phát triển văn hóa doanh nghiệp, điều này là điểm yếu lớn đối của họ. Văn hóa doanh nghiệp tác động đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và cả khách hàng. Đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến nó như vấn đề hàng đầu, quan trọng nhất của mình.

Sử dụng và phát triển hiệu quả nguồn nhân lực: nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, quyết định và ảnh hưởng đến mọi yếu tố khác của tổ chức. Đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt quyết, có năng lực sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn, là nguồn lực mãnh mẽ nhất để phát triển và cạnh tranh với đối thủ. Trái lại, không còn gì tệ hơn khi bạn sỡ hữu đội ngũ nhân viên "già cõi", yếu kém, không có tinh thần với công việc. Do đó, bạn cần sử dụng và phát triển hiệu quả đội ngũ nhân lực của mình, với tư cách nhà lãnh đạo. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực không có nghĩa là vắt kiệt trí tuệ, chất xám họ, bắt họ công hiến hết mình vì tổ chức, mà là thỏa mãn nhu cầu của họ, đào tạo họ, làm cho họ tin tưởng trung thành với bạn, và kết quả đạt được sẽ rất tuyệt, đôi khi ngoài sự tưởng tưởng của bạn. Họ sẽ sẵn sàng đóng góp sức lực và trí tuệ cho tổ chức của bạn.

Nhóm thực hiện: Nhóm ECO Trang 37

Thiết lập quan hệ và sức mạnh cạnh tranh: trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và thay đổi không ngừng, cùng với xu hướng toàn cầu hóa đã phổ biến ở mọi quốc gia, việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với những đối tác là nhu cầu tất yếu. Không chỉ với đối tác, khách hàng tức là mối quan hệ bên ngoài, bạn cần tạo ra môi trường phù hợp cho các mối quan hệ bên trong tổ chức. Thiết lập và quản lý tốt những mối quan hệ với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, thiết lập quan hệ tốt với đối tác sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao sức cạnh tranh, thiết lập mối quan hệ nội bộ bền chặt (nhân viên - nhân viên, nhân viên - quản lý) ta sẽ có "đội ngũ" vững mạnh. Đó là lý do mà, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến vấn đề thiết lập các mối quan hệ hiệu quả để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

Hiện tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam lớn chưa xác định rõ sản phẩm và dịch vụ chủ đạo, đầu tư tràn lan nhiều ngành, các nhà lãnh đạo chưa nhận định được tình hình biến động hay dự báo môi trường kinh doanh để chủ động thay đổi chiến lược của công ty cho thích ứng với những động thái bất ổn của môi trường và cạnh tranh. Các nhà lãnh đạo Việt Nam còn yếu trong khả năng phân tích những tác động đến doanh nghiệp để đưa ra những dự báo trong tương lai. Nhiều cán bộ lãnh đạo, nhân viên còn nhận thức chưa đúng về vai trò then chốt của nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực. Trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động rất thấp. Đặc biêt, thiếu các cán bộ quản lý giỏi và chuyên gia về quản trị nguồn nhân lực. Thừa lao động không đáp ứng được công việc nhưng lại thiếu những lao động có trình độ lành nghề cao.

Một phần của tài liệu Sức mạnh của sự đổi mới quản lý (Trang 34 - 38)