Cảm nhận chung sau khi đọc quyển sách

Một phần của tài liệu Sức mạnh của sự đổi mới quản lý (Trang 28 - 34)

CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH VÀ SUY NGHĨ RÚT RA CỦA NHểM LIấN QUAN ĐẾN

3.1 Cảm nhận chung sau khi đọc quyển sách

Được viết bởi hai tiến sĩ Armand V.Feigenbaum và tiến sĩ khoa học Donald S.

Feigenbaun, với phần nội dung chỉ thể hiện trong 101 trang, qua 24 bí quyết nhưng Sức mạnh của sự đổi mới quản lý đã góp phần làm nên tiếng vang cho hai tiến sĩ và cũng là một đóng góp lớn cho sự cải tiến quản lý của nhiều doanh nghiệp trên thế giới khi họ lấy đó làm bí quyết trong quản lý và đặc biệt là một tài liệu rất và bổ ích dành cho sinh viên khối ngành kinh tế nói chung và ngành quản trị kinh doanh nói riêng.

Khác với cách viết của nhiều nhà khoa học hay những tiến sĩ chuyên về kinh tế khác, tác giả sử dụng ngôn ngữ rất giản dị dễ hiểu, không dùng nhiều thuật ngữ chuyên ngành hay những khái niệm về kinh tế. Vì thế người đọc rất dễ hiểu, dễ khắc ghi những nội dung mà tác giả muốn chuyển tải vào và căn cứ vào đó để làm bí quyết hành động giúp phát triển doanh nghiệp. Một cách viết rất riêng, rất độc đáo, tác giả phần nào đã để cho người đọc tự cảm nhận ra những điểm yếu mà doanh nghiệp có thể mắc phải trong khâu quản lý từ trước đến nay để từ đó tự rút kinh nghiệm và tìm cách khắc phục. Sau những phân tích, tác giả dùng những lí lẽ xác đáng để chỉ ra được tầm quan trọng trong những điều theo tác giả khuyên là nên đổi mới và một điều mà chúng ta cũng có thể nhạy bén phát hiện ra được là qua bí quyết khác thì tác giả đã không quên đã đưa ra những bước gợi ý cụ thể để chúng ta hành động theo và những câu tóm gọn thật cô đọng mà đầy ý nghĩa.

Tuy nhiên, đứng trên góc độ cá nhân, có thể nhận thấy mặc dù đã cung cấp cho độc giả một khối lượng kiến thức lớn và hữu ích khi áp dụng trong lĩnh vực quản lý, tuy nhiên nội dung chỉ bao hàm kiến thức quản lý về mặt lý thuyết, thiếu hẳn những ví dụ, câu chuyện sinh động thường thấy ở những sách viết về kinh tế, quản lý khác, do đó dễ gây cảm giác mệt mỏi và khó thuyết phục người đọc. Mọi điều trong cuộc sống muốn đạt đến mức độ hoàn hảo thì không hề dễ, đó là cả một quá trình. Và đây chính

http://phamloc120893.blogspot.com/

Nhóm thực hiện: Nhóm ECO Trang 28

là những nhược điểm nhỏ của tác giả khi viết cuốn sách này. Nhưng những điều chỉ là những tiểu tiết nhỏ không làm cuốn sách mất đi giá trị.

24 bớ quyết được phõn định rừ ràng, thể hiện mạch lạc, logic chứa đựng một khối lượng kiến thức không hề nhỏ. Qua từng trang sách chúng ta lại khám phá ra được những cách thức mới, những luồn ánh sáng mới cũng những thiếu soát đã vấp phải trong việc quản lý doanh nghiệp của chính mình.

Ngày nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, đất nước ta đang trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, sự ra đời ngày càng nhiều của dòng sản phẩm mới lạ, những phát minh, sáng kiến… để có thể đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của con người. Nhu cầu càng tăng, sản phẩm ngày càng đa dạng về mẫu mã của nhiều doanh nghiệp tung ra thị trường để gây ra sự khác biệt đối với các doanh nghiệp khác. Đây chính là bài toán đang đặt ra cho các doanh nghiệp giải quyết là vấn đề cạnh tranh, vấn đề phải biết lựa chọn một là cải tiến, làm mới mình để thích nghi được với thị trường. Hai là vẫn cố chấp bảo thủ, duy trì phương thức cũ, không cần đổi mới. Nếu chọn cách giải quyết thứ hai, chắc chắn một điều rằng doanh nghiệp sẽ chết, không có ai có thể cứu mình ngoài chính mình. Vậy nên, sự đổi mới ở đây có tầm quan trọng hết sức đặc biệt, nhất là trong lĩnh vực đổi mới quản lý. Quản lý có thể bao gồm quản lý chất lượng, quản lý hệ thống... Dù thuộc lĩnh vực quản lý nào đi chăng nữa, cũng cần phải có sự đổi mới sao cho phù hợp với môi trường hiện tại của doanh nghiệp và với xu thế phát triển của nền kinh tế. Việc đổi mới là một điều kiện cần thiết cho quá trình nghiên cứu và phát triển một dòng sản phẩm hay dịch vụ thành công và nó cũng là yếu tố quyết định khả năng sinh tồn của doanh nghiệp và tạo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Vậy các doanh nghiệp cần đổi mới như thế nào, thỉnh thoảng mới đổi mới, hoạt động theo định kỳ hay chọn đổi mới liên tục? Việc đổi mới liên tục sẽ góp phần hoàn thiện bộ máy tổ chức của doanh nghiệp, đổi mới phương diện quản lý như sản xuất tinh gọn, về kết cấu sản phẩm, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và đội ngũ nhân viên.... Đổi mới liên tục giúp phát hiện những điểm phù hợp hay không phù hợp với doanh nghiệp để từ đó có những quyết định thay đổi phù hợp hơn để đưa ra chiến lược phát triển. Một doanh nghiệp không thể tồn tại mãi với một mô hình, một cách thức cứng nhắc mà phải có sự thay đổi linh hoạt để hoàn thiện tổ chức của mình. Một http://phamloc120893.blogspot.com/

Nhóm thực hiện: Nhóm ECO Trang 29

tổ chức hoàn thiện ắc sẽ hoạt động tốt hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Bạn cũng nên nhớ một điều rằng “Những gì có thể tăng (lên) thì cũng có khả năng giảm (xuống), sự đổi mới giúp một số công ty phát triển (đi lên).

Bên cạnh việc đổi mới liên tục, các doanh nghiệp cần học hỏi lẫn nhau, học từ cả công ty thành công cũng như thất bại, học hỏi những ý tưởng hay, thử áp dụng ở doanh nghiệp mình và rút ra kết luận về mô hình, tìm hiểu sự thất bại của các công ty. Qua đó, doanh nghiệp tự đặt cho mình một loạt câu hỏi tại sao: Tại sao doanh nghiệp này thành công trong khi doanh nghiệp kia lại thất bại? Tại sao họ làm được như thế?... Trả lời tốt những câu hỏi đó chính là ta đã tìm ra được bí quyết cho riêng doanh nghiệp cộng thêm việc thực hiện nhiều lần đổi mới, doanh nghiệp tự rút ra được cho mình một bài học, những kinh nghiệm thiết thực. Không những vậy doanh nghiệp còn có thể thấy được mô hình đổi mới của các đối thủ cạnh tranh hoặc các công ty, doanh nghiệp khác từ đó có những biện pháp xúc tiến đổi mới phù hợp. Sự đổi mới phụ thuộc ít nhiều vào nguồn vốn quản lý. Như chúng ta thấy, nguồn vốn chính là sức mạnh của doanh nghiệp, quyết định sự tồn vong của họ. Nguồn vốn mạnh chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng đầu tư, khả năng phát triển cao hơn so với các doanh nghiệp khác.

Doanh nghiệp khi đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cần phải có những biện pháp quản lý thông minh hơn để có thể giúp toàn bộ hệ thống đi lên, phát huy hết mọi tiềm năng. Áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý, thực hiện mục tiêu quản lý là chất lượng, xem chất lượng quản lý là yếu tố cốt lừi. Khoa học cụng nghệ ngày càng phỏt triển, sức mạnh quản lý cũng ngày càng tăng. Nhờ đó, chất lượng đầu ra của doanh nghiệp cũng tăng theo, làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường không những cạnh tranh trong nước mà còn có khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Do vậy doanh nghiệp cũng tăng khả năng tài chính của mình bằng các hình thức huy động vốn, tiến hành xúc tiến nguồn vốn quản lý. Để tạo ra một sản phẩm chất lượng cao phải có một hệ thống quản lý có chất lượng, áp dụng mô hình quản lý mới.

Nghĩa là loại bỏ những quan điểm, hệ thống không phù hợp với doanh nghiệp.

Có thể nói, công nghệ thông tin, phần mềm, truyền thông và Internet đã mang lại một tiềm năng to lớn trong việc tạo ra những cơ hội kinh doanh mới mẻ. Internet đã trở thành yếu tố then chốt ở các công ty đang phát triển nguốn vốn quản lý, thực thi quy trình đổi mới liên tục và có hệ thống. Những đổi mới quản lý và sự ổn định của http://phamloc120893.blogspot.com/

Nhóm thực hiện: Nhóm ECO Trang 30

nguồn vốn quản lý. Điều đó đòi hỏi phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên môn kĩ thuật và hiểu biết về công nghệ để có thể áp dụng được những công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ không chỉ cần phù hợp với tính hiệu quả trong năng lực công nghệ sản phẩm của công ty mà phải phù hợp với tính hiệu quả trong năng lực lãnh đạo doanh nghiệp.

Trong số nhiều yếu tố khác thì những ảnh hưởng của việc thay đổi thị trường và công nghệ có thể dẫn đến tình trạng mất liên kết kinh doanh nghiêm trọng. Tình trạng mất liên kết đã tạo ra một hiện tượng “sự thụt lùi” trong hiệu quả hoạt động; tạo ra một

“tổ chức ẩn” buộc mọi người phải đi chệch mục tiêu, hoạt động kém hiệu quả để tìm ra cách khắc phục sự mất liên kết đó. Xét cho cùng, công việc quản trị hướng đến mục tiêu là quản trị con người trong một tổ chức. Vì thế, bạn hãy quản lý với niềm đam mê, với triết lí vì mọi người và với tinh thần trách nhiệm nghiêm túc; phát huy năng lực và trao quyền cho nhân viên. Việc phát huy năng lực và trao quyền cho nhân viên là một trong những chức năng cơ bản của nhà quản trị cho phép nhân viên được phát huy tối đa năng lực của mình, có điều kiện tiếp xúc với những tình huống cụ thể phải đưa ra quyết định đảm bảo lợi ích cho công ty, từ đó đã cho phép và khuyến khích mọi người (cả cá nhân lẫn tập thể) nhanh chóng bắt tay suy nghĩ, hành động, quyết định và kết hợp các giải pháp.

Một nhu cầu quan trọng trong lãnh đạo doanh nghiệp là phải thiết lập một cách có hệ thống những hoạt động thực tiễn tốt nhất, cũng như các kiến thức, kĩ năng, các bước học hỏi và thái độ làm việc là những điều hết sức cần thiết. Có thể thấy, việc phát triển, quản lý và duy trì hệ thống quản lý thông tin giúp cung cấp nền tảng quá trình cho việc tạo ra những hoạt động thực tiễn tốt nhất. Một giá trị vô cùng to lớn mà có lẽ những doanh nghiệp lãng quên trong quá khứ, họ chỉ biết đến giá trị của khối tài sản hữu hình mà khồng hề phát hiện ra giá trị ẩn của khối tài sản vô hình, đặc biệt hơn nữa là những giá trị từ sự kết hợp hai loại tài sản này. Tài sản mềm rất quan trọng trong doanh nghiệp, tài sản cứng của mỗi doanh nghiệp có được là phụ thuộc vào tài chính của doanh nghiệp còn tài sản mềm ngược lại có tiền cũng khó mà có được tài sản mềm. Vì vậy chúng ta nên tối ưu hóa khối tài sản mềm của công ty bằng nhiều cách cách khác nhau. Sự kết hợp giữa chúng đã tạo ra những khối tài sản rất quan trọng http://phamloc120893.blogspot.com/

Nhóm thực hiện: Nhóm ECO Trang 31

chẳng hạn như nhãn hiệu, danh tiếng đối với chất lượng lẫn sự hài lòng của khách hàng; khả năng thu hút giữ chân nhân tài cũng như cung cấp công tác huấn luyện và phát triển… Hiện nay các công ty hàng đầu đã nhận ra giá trị của sự kết hợp này và đã áp dụng nó vào tiến trình phát triển.

Trong xu hướng toàn cầu hóa như thế này đất nước ta có nhiều cạnh tranh, các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh khốc liệt với nhau để được tồn tại bền vững. Bên cạnh sử dụng những sức mạnh đã có như sức mạnh của tài sản cứng và tài sản mềm thì các nhà quản lý phải biết tự tạo cơ hội cho doanh nghiệp mình, không thể dựa vào thị trường tiềm năng như kiểu trước được, phương pháp ấy không còn hiệu quả đối với nền kinh tế thị trường hiện nay. Các cơ hội đang giúp tạo ra, mở rộng và xác định lại thị trường cho những công ty này và làm thay đổi cung cách họ tiếp thị sản phẩm của mình cho những thị trường đó. Các công ty cũng phải nhạy để nhận ra một điều rằng mặc dù thị trường tiềm năng vốn rất hữu ích, tuy nhiên chúng ta không chỉ phụ thuộc vào mỗi yếu tố thị trường mà thôi. Thay vào đó, chúng ta duy trì đà tăng trưởng ổn định bằng cách hướng đến cơ hội và đặt mục tiêu lâu dài.

Đứng trước tình hình như vậy các nhà quản lý cần phải có tầm nhìn xa trông rộng, phải nhanh nhẹn cảnh thức đừng để đến lúc kết quả xấu xảy ra mới bắt đầu nhận ra, như thế làm hao tổn nhiều chi phí cho doanh nghiệp, khiến công ty bị trì trệ. Vấn đề này sẽ trở nên phức tạp hơn đối với các CEO lẫn các nhà lãnh đọa thuộc mọi thị trường và ngành nghề. Sự nhanh nhẹn chính là bí quyết thích nghi với sự thay đổi. Và bây giờ điều doanh nghiệp tập trung vào là khách hàng chứ không phải lợi nhuận như trước kia nữa, hàng hóa của doanh nghiệp sẽ dễ tiêu thụ khi đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Những người tiêu dùng sẽ tin vào những lời truyền miệng nhiều hơn những gì mà công ty quảng cáo hay tiếp thị. Nếu sản phẩm nào đó mà người tiêu dùng hoàn toàn hài lòng thì họ sẽ mách lại cho 6 khách hàng tiềm năng khác còn khi họ không hài lòng thì họ sẽ đi thông báo cho 25 khách hàng tiềm năng. Bạn nghĩ sao về điều này, sự chênh lệch về số con số giữa bên hài lòng và không hài lòng là rất lớn.

Chính điều này khiến cho chúng ta phải nhìn nhận lại vấn đề ở khía cạnh hoàn toàn khác so với trước kia; điều kiện tiên quyết để hình thành niềm tin tiêu thụ, yếu tố khiến 2/3 nền kinh tế của chúng ta luôn lấy nhu cầu của người tiêu dùng làm kim chỉ nam cho hành động. Thời buổi ngày nay, khách hàng là thượng đế, đáp ứng tốt những yêu http://phamloc120893.blogspot.com/

Nhóm thực hiện: Nhóm ECO Trang 32

cầu của khách hàng là chìa khóa thành công của công ty. Doanh nghiệp muốn được đứng vững trên thị trường cần phải duy trì và hệ thống hóa và vận hành các khái niệm cú nghĩa là phải cú chủ trương chớnh sỏch rừ róng, phải biết rỳt ra bài học từ thất bại của công ty lớn, học hỏi kinh nghiệm từ những công ty đang dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của bạn, cỏc nhà quản trị phải biết hoạch định rừ ràng, phải biết kớch thớch sự sáng tạo của nhân viên mình. Và điều quan trọng là phải biết đưa những chính sách chủ trương , hệ thống đổi mới vào thực hiện chứ không phải để nó cứ mãi là lý thuyết.

Trên thực tế, nói rất dễ, nhưng đưa vào thực hành hay hành động là cả một vấn đề nan giải. Hãy chuyển lời nói sang hành động, hãy vận hành hóa các khái niệm. Các nhà quản lý hãy suy nghĩ xem liệu mình sẽ phải xây dựng công ty như thế nào nếu bắt đầu từ con số 0. Hãy thực hiện quyết liệt những bước đột phá, những mạo hiểm. Đôi lúc mạo hiểm cũng đem lại thành công cho bạn đó nhé! Hơn thế nữa để quản lý tốt doanh nghiệp, người lãnh đạo phải biết lãnh đạo bằng hết năng lực của mình làm sao để nguồn vốn quản lý được sử dụng hiệu quả tối đa, phải thể hiện vai trò lãnh đạo có hệ thống, thái độ nhiệt tình và kỷ cương nguyên tắc trong làm việc. Làm việc bằng hết khả năng, tập trung hết tâm trí và bầu nhiệt huyết của mình và lúc này thành công sẽ mỉm cười với bạn. Các doanh nghiệp cũng biết phòng ngừa và khắc phục tình trạng mất liên kết và những cách thức để loại bỏ phí tổn từ sự thất bại, đồng thời đưa ra lời khuyên rất cụ thể những phương thức lãnh đạo đạt hiệu quả hoạt động tốt nhất (lãnh đạo với ý tưởng tốt nhất, vun đắp những hoạt động thực tiễn tốt nhất, lãnh đạo hướng đến cạnh tranh, và lãnh đạo chuỗi giá trị).

Rừ ràng chỳng ta cú thể thấy được, để hội nhập với thế giới, với nền kinh tế thời hiện đại, đối diện với khủng hoảng cũng như những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng các doanh nghiệp, các công ty cần có sự đổi mới tích cực, tìm kiếm những liên minh “tạo bè” để vượt qua khó khăn, đưa tất cả cùng phát triển đi lên. Thay đổi hợp tỏc chiến lược, phõn định quyền hạn và trỏch nhiệm rừ ràng, cụ thể để tạo một thể thống nhất, chặt chẽ, không ai lơ là công việc của mình, các đơn vị có những quyền hạn và trách nhiệm riêng biệt, không đùn đẩy, không tranh cãi, mà ngược lại có thể hỗ trợ nhau, nhắc nhở nhau hoàn thành tốt phần việc của mình với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Khi có những lỗi hoặc sơ sót dễ dàng nhận định và khắc phục hậu quả, đó cũng tạo nên tính kỉ luật trong tác phong làm việc của từng cá nhân, tất cả vì sự phát triển của tổ chức. Thay đổi để bắt kịp yêu cầu của khách hàng, tăng khả năng cạnh http://phamloc120893.blogspot.com/

Một phần của tài liệu Sức mạnh của sự đổi mới quản lý (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)