Chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Báo cáo môn Đầu tư tài chính ppt (Trang 20 - 25)

- Trong kỳ báo cáo, lãi suất cơ bản bằng VNĐ tiếp tục được duy trì ở mức 8%/năm.

Các mức lãi suất khác cũng được giữ nguyên kể từ đầu tháng 12/2009. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 8%/năm, lãi suất tái chiết khấu là 6%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng là 8%/năm.

Biểu đồ 18: Biến động lãi suất

- Một khi lãi suất thực trả của các doanh nghiệp được hợp thức hoá, mặt bằng lãi suất chung sẽ trở nờn minh bạch và rừ ràng hơn, qua đú gúp phần khơi thụng hoạt động tớn dụng của hệ thống ngân hàng thương mại, mang lại lợi ích cho nhiều phía từ các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp đến các cơ quan chức năng.

- Theo số liệu thống kê, mặt bằng giá cả trong nước đã tăng 4,1% trong quý I trong khi đó lãi suất mà người gửi có thể nhận được trong 3 tháng vừa qua chỉ đạt khoảng 3% khiến mức lãi suất tiền gửi thực 3 tháng là âm khoảng 1%. Nếu kỳ vọng lạm phát năm nay ở mức từ 7 đến 10%, thì lãi suất có thể đạt thực dương nhưng ở mức độ rất thấp, từ 0,5 đến 3,5%. Với mức lợi nhuận này, tiết kiệm khó lòng có thể cạnh tranh được với các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán và bất động sản. Bởi vậy, để có thể huy động được vốn, các ngân hàng đã tìm cách lách luật, đẩy mức lãi suất thực lên cao hơn lãi suất trần quy định thông qua các hình thức khuyến mãi. Bên cạnh đó, lãi suất trần hiện tại đang bóp méo cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Đó chính là nguyên nhân khiến lãi suất tiết kiệm tại các kỳ hạn ngắn dài khác nhau được cào bằng, từ đó khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm tại các kỳ hạn ngắn. Hiện tại 80%

lượng vốn huy động của ngân hàng thương mại là ngắn hạn, trong khi đó 60% các khoản vay có kỳ hạn dài. Biết rằng, các ngân hàng thương mại chỉ được dùng tối đa 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Theo đó, nhiều khả năng lượng vốn khả dụng của ngân hàng nhiều nhưng nguồn vốn để cho vay theo cơ chế thoả thuận lại ít.

- Để trả lời được câu hỏi trên, trước hết chúng ta cần nhấn mạnh rằng các ngân hàng thương mại chỉ thực sự đồng loạt tìm mọi cách để tăng lãi suất huy động khi gặp khó khăn trong thanh khoản. Năm 2008, lạm phát tăng cao (trung bình năm đạt 22,97%) đã buộc ngân hàng trung ương thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ:

phát hành 20.300 tỷ đồng trái phiếu bắt buộc, sau đó tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 11%, lãi suất tái cấp vốn 15%, tái chiết khấu 13% trong khi lãi suất cơ bản 14%. Sức ép thanh khoản đã buộc các ngân hàng huy động bằng mọi giá và đẩy mặt bằng lãi suất tiết kiệm lên cao. Cục diện của thị trường tiền tệ nay đã rất khác so với hai năm trước. Tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng không còn căng thẳng. Điều này được phản ánh thông qua việc lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đang được duy trì ở mức khá thấp: lãi suất qua đêm quanh mức 7% trong khi lãi suất các kỳ hạn từ 6 tháng đến 1 năm quanh mức 11%. Trong khi đó, lãi suất huy động và cho vay đã cao hơn khá nhiều so với lạm phát và lãi suất tái chiết khấu của Nhà nước. Theo đó, có rất ít khả năng sẽ xảy ra một cuộc đua lãi suất sau khi bãi bỏ trần lãi suất huy động.

- Bên cạnh đó, việc tháo gỡ trần lãi suất huy động cũng sẽ giúp các ngân hàng chính thức hoá được những khoản khuyến mãi thu hút tiền gửi đã vượt trần trong thời gian qua, tạo sự minh bạch trong hoạt động ngân hàng từ đó khiến môi trường cạnh tranh trở nên lành mạnh hơn. Chính vì những lý do trên, chúng tôi cho rằng lãi suất trần huy động sẽ được gở bỏ trong thời gian tới.

- Trong những tháng còn lại của năm 2010, việc điều hành chính sách tiền tệ phải dung hoà được hai yếu tố trái chiều: một mặt phải kiềm chế lạm phát (dưới mức 7%), mặt khác phải đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng cho nền kinh tế với chi phí không quá cao nhằm có thể đạt tốc độ tăng trưởng khả quan (6,5%). Về công cụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, kể từ khi lãi suất cho vay được giải phóng theo cơ chế thoả thuận, lãi suất cơ bản đã mất đi chức năng định hướng thị trường. Theo đó, thay vì tiến hành điều chỉnh lãi suất cơ bản mỗi khi cần thay đổi xu hướng chính sách tiền tệ như vẫn làm trước đây, giờ đây, Ngân hàng Nhà nước được dự báo sẽ thao tác trên lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất trên thị trường mở, trần lãi suất huy động cũng như các mức dự trữ bắt buộc. Việc điều chỉnh tăng giảm một trong các công cụ trên sẽ có tác động lên chi phí vốn của ngân hàng thương mại từ đó kiểm soát tín dụng.

- Mặc dù đã đủ cao để khẳng định xu hướng phục hồi của nền kinh tế nhưng con số 5,83% tăng trưởng GDP trong quý I vẫn chưa hẳn đã khả quan vì đang so sánh với quý I/2009- thời điểm nền kinh tế trong nước chịu tác động trầm trọng nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. So với những năm trước khủng hoảng, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay vẫn có phần kém hơn. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 6,5%, tốc độ tăng GDP của các quý còn lại sẽ phải đạt trên 6,5%. Đây là điều không dễ dàng trong bối cảnh cả lạm phát và nhập siêu đều đang cần kiểm soát.

- Hiện nay, với việc tăng trưởng tín dụng quý I được công bố tại mức khiêm tốn (3,34% so với kế hoạch 25% của Ngân hàng Nhà nước) trong khi mặt bằng lãi suất thực tế lại đang rất cao (từ 14 đến 18%), nhiều người đã kỳ vọng vào việc điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng nhằm khơi thông nguồn vốn cho các doanh nghiệp, kích thích các hoạt động kinh tế, từ đó đảm bảo tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế tại mức khá (6,5%). Trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước đã có những động

thái tập trung vào việc hỗ trợ thanh khoản đối với các ngân hàng thương mại thông qua thị trường mở với kỳ hạn dài hơn, khối lượng lớn hơn so với trước đây, hỗ trợ thông qua tái cấp vốn và hoán đổi ngoại tệ, chỉ đạo các ngân hàng thương mại theo hướng cung ứng vốn và điều chỉnh lãi suất giảm dần phù hợp với diễn biến của nền kinh tế. Như vậy, ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách vào thời điểm cuối quý I và đầu quý II này là việc khơi thông nguồn tín dụng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trạng thái nới lỏng của chính sách tiền tệ này được dự báo sẽ khó có thể ở mức độ mạnh tay và kéo dài trước những rủi ro lạm phát tăng cao. Diễn biến mặt bằng giá cả trong quý I đã khiến chúng ta ngày càng nghi ngờ về khả năng hoàn thành kế hoạch 7% về lạm phát của Chính phủ. Chỉ riêng 3 tháng đầu năm, mặt bằng giá cả trong nước đã tăng 4,1% so với tháng 12/2009 và tăng gần 9,5% so với cùng kỳ. Như vậy, ngay cả với giả định, lạm phát đã đạt đỉnh trong tháng 2 vừa qua thì với hạn mức tăng giá 2,9% trong 9 tháng còn lại của cả năm là không có tính khả thi. Thậm chí, mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 1 con số cũng trở nên hết sức khó khăn trong bối cảnh các loại hàng hoá cơ bản tăng cao cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.

- Bởi vậy, chúng tôi cho rằng trước mắt, mục tiêu tăng trưởng tín dụng nhằm kích thích các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ là ưu tiên hàng đầu của chính sách tiền tệ.

Kết luận: Tuy nhiên, trong dài hạn, các yếu tố bất ổn kinh tế vĩ mô khác nổi lên như lạm phát, thâm hụt thương mại, tỷ giá sẽ là nguyên nhân khiến chính sách tiền tệ sẽ được điều chỉnh theo hướng thắt chặt. Việc tăng một trong các công cụ như lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm làm giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng là hoàn toàn có thể xảy ra trong quý III và IV của năm 2010.

Biểu đồ 19: Tăng trưởng GDP theo quý

Nguồn: Tổng cục Thống Kê 5. Lãi suất :

- Do lãi suất huy động vẫn bị giới hạn tại mức 10,5%/năm nên lãi suất tiết kiệm bình quân của hệ thống không có nhiều biến động trong suốt ba tháng qua. Các mức lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn niêm yết tại các ngân hàng thương mại dao động trong khoảng từ 10,3 đến 10,499%/năm.

Nếu như trong khoảng thời gian từ cuối năm 2009 đến hết tháng 1/2010, khó khăn về thanh khoản đã khiến các ngân hàng kéo thẳng mức 10,49%/năm cho tất cả các khoản tiền gửi không phân biệt ngắn, trung hay dài hạn, thì trong hai tháng gần đây khi lượng vốn khả dụng đã được cải thiện đáng kể, lãi suất huy động đã được cơ cấu lại, không còn áp dụng đồng loạt một mức giá vốn cho tất cả các kỳ hạn nữa. Kể từ cuối tháng 2, các ngân hàng đã tiến hành điều chỉnh lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm xuống mức từ 10 đến 10,3%/năm.

- Mặc dù đã có sự phân hoá về lãi suất giữa các kỳ hạn khác nhau, nhưng mức độ chênh lệch là không nhiều (dao động trong khoảng từ 0,2 đến 0,5%/năm), thêm vào đó là kỳ vọng vào việc Ngân hàng Nhà nước sẽ bãi bỏ trần lãi suất huy động và lãi suất sẽ lại tăng mạnh nên người gửi tiền vẫn tiếp tục chọn các kỳ hạn ngắn. Để thu hút

được các khoản tiết kiệm tại các kỳ hạn dài, nhiều ngân hàng đã tìm cách nâng mức lãi suất tiết kiệm thực tế vượt mức trần bằng các hình thức khuyến mãi. Mức lãi suất thực trả cho kỳ hạn trên 1 năm hiện có thể lên tới 13 đến 14%/năm.

- Việc lãi suất huy động thực tế được điều chỉnh vượt mức trần cũng không làm cải thiện nguồn vốn huy động trong hệ thống ngân hàng. Theo thống kê, lượng vốn huy động đã giảm 0,17% trong hai tháng đầu năm 2010. Trong đó, lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế giảm 5,94% do các doanh nghiệp tập trung vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, chia lương thưởng vào thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, bù lại, lượng tiền gửi của dân cư trong tháng 1 và 2 đã tăng mạnh trở lại 5,57%. Trong thời gian tới, với việc lạm phát có nguy cơ tăng cao trở lại, nhiều khả năng lãi suất huy động sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng để có thẻ cải thiện được dòng tiền chảy vào hệ thống ngân hàng.

- Đối với ngoại tệ mà cụ thể là USD, kể từ ngày 11/2, lãi suất tiền gửi của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng đã bị khống chế tại mức 1%/năm thay vì áp dụng theo cơ chế thoả thuận như trước đây. Theo đó, các NHTM cũng đã điều chỉnh mức lãi suất huy động từ mức 2,3 đến 4% xuống dưới mức quy định 1,0%. Trong khi đó, đối với tư nhân, lãi suất tiết kiệm ngoại tệ được điều chỉnh tăng nhẹ so với cuối năm 2009 và nằm trong khoảng từ 2,3 đến 4,5%/năm cho các kỳ hạn từ 3 tháng đến 1 năm.

Biểu 20: Lãi suất cho vay

Ngân hàng Loại

tiền

Ngắn hạn Trung, dài hạn

NHTMNN VND 12,0

(11,0-12,0) 14,0-15,0 (12,0)

USD 5,5-6,0 6,0-7,0

Ngân hàng Loại

tiền

Ngắn hạn Trung, dài hạn (5,5-6,0) (6,0-6,5)

NHTMCP VND 12,0

(12,0)

15,0-17,0 (12,0) USD 6,0-8,0

(5,5-7,5)

6,5-8,0 (6,0-8,0) Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Biểu 21: Lãi suất trần trái phiếu Chính phủ :

Biến động Lãi suất trần trái phiếu Chính phủ

- Kể từ cuối năm 2009, tình trạng chênh lệch khá lớn giữa tốc độ tăng trưởng vốn và huy động cho vay đã khiến các ngân hàng buộc phải đẩy lãi suất huy động lên cáo để

hút vốn, đồng thời tăng lãi suất cho vay để giảm cầu tiền. Theo đó, ngay cả khi lãi suất tín dụng bị khống chế dưới mức 150% lãi suất cơ bản, ngân hàng cũng đã tiến hành điều chỉnh lãi suất thực tế vượt mức trần cho phép.

- Kể từ ngày 26/02, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức cho phép các ngân hàng thương mại tiến hành cho vay theo cơ chế thoả thuận đối với các khoản vay trung cà dài hạn. Theo đó, lãi suất cho vay niêm yết tại các ngân hàng đã được điều chỉnh về với mức lãi suất thực tế. Đối với nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước, lãi suất cho vay trung và dài hạn nằm trong khoảng từ 14 đến 15%/năm trong khi con số này của khối các ngân hàng cổ phần là từ 15 đến 17%/năm. Đây cũng là mức tương đương với lãi suất thực trả của khách hàng từ cuối năm 2009, bởi vậy, xét về bản chất mặt bằng lãi suất cho vay đã không có nhiều biến động trong thời gian qua.

Vào thời điểm cuối quý I, trên thị trường đã xuất hiện những thông tin phản ánh việc lãi suất vay vốn bằng Việt Nam đồng theo thoả thuận đã lên tới 20%/năm, thậm chí cao hơn. Tuy nhiên, phía Ngân hàng Nhà nước và cả các tổ chức tín dụng đều khẳng định trường hợp trên là cá biệt, và chủ yếu xảy ra tại các ngân hàng có quy mô nhỏ và là cho vay tiêu dùng.

- Đối với USD, lãi suất tín dụng đã tăng nhẹ so với cuối năm 2009 và nằm trong khoảng từ 6,0 đến 8,0%/năm. Kể từ ngày 11/02, mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng được quy định tại mức 1,0%/năm thay vì áp dụng theo cơ chế thoả thuận như trước đây khiến chênh lệch lãi suất giữa gửi tiền bằng VND và USD của các tổ chức kinh tế được nới rộng ra khá nhiều. Theo đó, khả năng các doanh nghiệp đang gửi USD tại ngân hàng chuyển sang tiền đồng là hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó nguồn cung USD sẽ tăng lên và lãi suất huy động cũng như cho vay được dự báo sẽ ổn định trong thời gian tới.

Lãi suất liên ngân hàng:

Biểu đồ 22: Biến động lãi suất liên ngân hàng

- Tình trạng khan hiếm vốn huy động trong hệ thống ngân hàng kéo dài đã khiến thị trường liên ngân hàng tiếp tục căng thẳng về lãi suất trong hai tháng đầu năm 2010.

- Trong tháng một và hai, lãi suất liên ngân hàng liên tục được xác lập ở mức cao, từ 8 cho đến 10%/năm cho các giao dịch qua đêm, từ 10 đến 11%/năm cho các kỳ hạn từ 1 tháng đến 1 năm.

- Kể từ sau tết Nguyên Đán, nhu cầu sử dụng tiền mặt trong dân cư giảm xuống, vốn khả dụng của các ngân hàng từ đó cũng được cải thiện. Do đó, lãi suất trên thị trường liờn ngõn hàng đó cú sự sụt giảm rừ rệt tại tất cả cỏc kỳ hạn. Kết thỳc quý I, lói suất kỳ hạn qua đêm dao động từ 6,375 đến 7,0%/năm, bình quân ở mức 6,5%/năm; lãi suất

bình quân các kỳ hạn từ 1 tuần đến 1 tháng ở mức từ 7,435 đến 10,125%/năm. Lãi suất các kỳ hạn từ 3 tháng trở lên vẫn ở mức trên 10,7%/năm.

- Như vậy, trong quý I/2010, những căng thẳng trên thị trường liên ngân hàng đã tạm thời lắng xuống. Các mức lãi suất đang được điều chỉnh về mức thông thường (lãi suất qua đêm thấp hơn lãi suất cơ bản và lãi suất các kỳ hạn dài đã thấp hơn lãi suất huy động có cùng kỳ hạn). Điều này cho thấy tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang được cải thiện.

Thị trường mở:

- Tổng giá trị hợp đồng phát sinh trong khoảng thời gian báo cáo là trên 116 nghìn tỷ đồng (trung bình khoảng trên 5 nghìn tỷ đồng/ngày), đa số có kỳ hạn 28 ngày và được giao dịch tại mức lãi suất bằng với lãi suất cơ bản 8%/năm. Nghiệp vụ thị trường mở thường xuyên được tăng cường 2 phiên/ ngày. Sang đến tháng 3, khi nguồn vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại đã được cải thiện, lượng tiền Ngân hàng Nhà nước bơm ra thị trường đã giảm mạnh. Lượng tiền giao dịch trung bình trong mỗi phiên hiện chỉ còn khoảng 3 nghìn tỷ đồng/ ngày. Kỳ hạn giao dịch cũng được rút ngắn xuống còn 14 ngày thay vì 28 ngày như trước kia trong khi lãi suất vẫn được giữ nguyên tại mức 8%.

Kết luận: Các mức lãi suất cao làm giảm hiện giá của các dòng tiền tương lai, do đó làm giảm tính hấp dẫn của các cơ hội đầu tư. Vì lí do này, lãi suất thực mới là những yếu tố chủ yếu của các khoản chi phí đầu tư kinh doanh. ( Nguồn VCBS )

Một phần của tài liệu Báo cáo môn Đầu tư tài chính ppt (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w