1. Ngành cao su:
- Do 70% sản lượng cao su tự nhiên trên thế giới được sử dụng để sản xuất săm lốp nên khi nền kinh tế thế giới phục hồi nhu cầu vận chuyển đi lại tăng lên, sản xuất và tiêu thụ ôtô cũng sẽ tăng lên do đó nhu cầu săm lốp sẽ tăng lên đấy nhu cầu cao su sẽ tăng theo. Trung Quốc là nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới với 5,5 triệu tấn cao su năm 2009, vừa qua Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu cao su thiên nhiên trong năm 2010 từ mức 2.600 NDT/tấn (380,8 USD/tấn) xuống còn 2.000 NDT/tấn, cao su hun khói xuống còn 1.600 NDT/tấn khiến các doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường thu mua để sản xuất và dự trữ. Theo tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế năm 2010 dự báo mức tiêu thụ cao su thiên nhiên khoảng 10,43 triệu tấn, tăng 8% so với năm 2009. - Hiện giá dầu đang tăng lên dao động trên 80USD/ thùng khiến cho chi phí tổng hợp cao su tăng lên theo đó đẩy nhu cầu cao su tự nhiên tăng lên.
- Hiện nay ba nước Thái Lan, Indonexia và Malaysia cung cấp khoảng 70% tổng cung cao su thiên nhiên toàn cầu. Sản lượng ba nước dự kiến sẽ giảm 6% trong năm nay do thay đổi thời tiết và hiện tượng EI Nino, nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2010 được dự báo khoảng 9,4 triệu tấn. Do một số lượng lớn cao su thiên nhiên cung cấp toàn cầu nằm trong số ít ba nước thuộc IRCO nên các nước này dễ dàng điều tiết được giá ở từng thời điểm.
- So sánh tương quan cung cầu các chuyên gia cao su quốc tế dự báo từ năm 2010 nhu cầu cao su thiên nhiên sẽ tăng liên tục đến năm 2019. Năm 2010 có khả năng giá cao su sẽ tăng 30%. Hiện nay giá cao su quốc tế đang được giao dịch trên 3.100 USD đây cũng là mức đã khá cao bởi hiện nhu cầu về cao su tăng mạnh trong khi cao su chưa vào mua khai thác chính. Để giá cao su có thể ổn định hiệp hội cao su quốc tế sẽ điều tiết để mức giá cao su trong năm nay chỉ có thể tăng như đã dự đoán của các chuyên gia là 30% so với năm 2009.
Biểu 26: Diễn biến giá một số loại cao su
Nguồn: Bloomberg
- Ở Việt Nam, diện tích và sản lượng cao su của cả nước tăng dần theo các năm. Theo Tổng Cục Thống kê năm 2009 Việt nam có diện tích trồng cao su là 640 nghìn ha tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ (trên 60%) trong đó diện tích cao su quốc doanh chiếm 57%, sản lượng cả nước đạt 723,7 nghìn tấn tăng 9,7% so với năm 2008 trong đó diện tích cho sản phẩm tăng 5,6%, năng suất tăng 3,8%. Năm 2009 Việt Nam xuất khẩu khoảng 726 nghìn tấn cao su (trong đó cao su thiên nhiên chiếm đến 90%) tăng 10,3% nhưng do giá cao su bị giảm sâu trong 2 quý đầu năm 2009 nên mặc dù sản lượng tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 1,2 tỷ USD, nhưng đây cũng là kết quả khả quan so với kế hoạch 1,1 tỷ đặt ra đầu năm 2009 nhờ giá cao su phục hồi trong 2 quý cuối năm và tăng mạnh nhất là 2 tháng cuối năm 2009. Như vậy cao su xuất khẩu chiếm đến 90% sản lượng sản xuất. Trong đó Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của Việt nam với tỷ trọng 69,83% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su, tiếp đó là Malaysia với 4,1%, Đài Loan với 3,58%. Trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu SVR 3L vẫn là loại cao su chiếm tỷ trọng nhiều nhất. Trung Quốc sẽ vẫn là nước nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam do đó sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế, ngành công nghiệp ôtô của nước này sẽ ảnh hưởng rất sản lượng xuất khẩu của ngành cao su của nước ta. Năm 2009 Trung Quốc trở thành nước sản xuất và tiêu thụ ôtô lớn nhất trên thế giới (năm 2010 dự kiến sản lượng ôtô tiêu thụ của Trung quốc giữ mức tăng trưởng 10-15% đạt là 16,5 triệu chiếc), lại có vị trí địa lý gần do đó nhu cầu cao su sẽ luôn gia tăng trong năm tới và mức giá cao su xuất khẩu của Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh cao hơn, tuy nhiên để giảm rủi ro Việt Nam vẫn cần đa dạng hoá thị phần xuất khẩu.
- Để đáp ứng mục tiêu trong quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 mà chính phủ đã phê duyệt năm 2009 thì trong năm 2010 dự kiến ngành cao su sẽ phát triển thêm 30-40 nghìn tấn. Hiệp hội cao su Việt Nam nhận định năm 2010 sản lượng đạt khoảng 770 nghìn tấn dự kiến sẽ xuất khẩu 750 nghìn tấn và trị giá xuất khẩu trên 1,5 tỷ. Tháng 3/2010 sản lượng và trị giá cao su xuất khẩu là 50 nghìn tấn và 140 triệu USD, mức giá xuất khẩu trung bình là 2800 USD/tấn tăng 10% so với giá xuất khẩu trung bình trong tháng 2, lũy kế quý 1/2010 sản lượng xuất khẩu đạt 126 nghìn tấn (đạt 16,8% kế hoạch) và trị giá xuất khẩu là 332 triệu USD (đạt 22,13% kế hoạch).
- Mặc dù năm 2010 sản lượng cao su khai thác có thể bị sụt giảm do điều kiện không thuận lợi của thời tiết nhưng giá cao su cũng là một nhân tố quan trọng quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của ngành cao su, năm nay giá cao su được dự báo và kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng do đó ngành cao su vẫn sẽ hứa hẹn nhiều triển vọng trong năm nay. Ngành cao su là ngành có tỷ suất lợi nhuận gộp cao, có khả năng kiểm soát chi phí đầu vào, được hưởng ưu đãi thuế, giá cao su vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao và tiếp tục xu hướng tăng, tỷ giá VND/USD đang ổn định ở mức cao giúp ngành cao su có lợi thế hơn so với nhiều ngành khác.
+Một số doanh nghiệp triển vọng trong ngành :
Hiện nay trên sàn có 5 doanh nghiệp khai thác cao su đã niêm yết đó là CTCP Cao su Đồng Phú (DPR), CTCP Cao su Phước Hoà (PHR), CTCP Cao su Hoà Bình (HRC), CTCP Cao su Tây Ninh (TRC), CTCP Cao su Thống nhất (TNC). Trong đó DPR, TRC là hai doanh nghiệp có lợi thế về cơ cấu vườn cây đang trong thời kỳ cho năng suất cao, chiến lược phát triển tập trung khai thác thế mạnh của hoạt động sản xuất chính. Đồng thời còn hai doanh nghiệp này còn là những doanh nghiệp có các chỉ tiêu tài chính cơ bản như khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành đang niêm yết. Bên cạnh đó, đặc điểm nổi bật của hầu hết các doanh nghiệp cao su Việt Nam là các doanh nghiệp này chỉ tập
trung vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là trồng, khai thác và chế biến mủ cao su, do đó những doanh nghiệp này có thể là phương tiện rất tốt để các nhà đầu tư có thể tăng mức đầu tư vào hàng hóa cơ bản (cao su). Mặc dù giá cao su phục hồi mạnh khi cao su vào mùa thu hoạch nhưng mức doanh thu lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết năm 2009 vẫn giảm so với năm 2008 do giá cao su đã giảm mạnh vào 2 quý đầu năm nên giá bán trung bình năm 2009 vẫn thấp hơn giá bán trung bình của năm 2008. Năm 2010 mức giá bán trong kế hoạch của các doanh nghiệp khai thác cao su (DPR: 34 triệu/tấn, TRC:40 triệu/tấn, PHR: 40 triệu/tấn) đặt ra thấp hơn rất nhiều so với giá cao su đang giao dịch, do đó với triển vọng giá cao su sẽ tăng như phân tích phía trên chúng tôi kỳ vọng doanh thu lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ cao hơn kế hoạch và cao hơn kết quả kinh doanh năm 2009. Các mã niêm yết trên sàn thuộc lĩnh vực cao su khai thác cũng đã tăng và giữ giá giá khá tốt với mức PE bình quân ngày 30/3/2010 là 11,6, hiện DPR và HRC mức giá trở nên thấp tương đối so với TRC và PHR tuy nhiên mức PE bình quân này vẫn thấp hơn so với PE Top 50 doanh nghiệp vốn hoá lớn nhất trên thị trường (12,4) kết hợp với triển vọng ngành chúng tôi cho rằng có thể đầu tư ngắn hạn tại HRC, đầu tư ngắn và dài hạn tại DPR và xem xét mức giá hợp lý để đầu tư vào PHR, TRC.
Cao su chế biến :
- Công nghiệp chế biến cao su của nước ta còn tương đối nhỏ chiếm khoảng 10% trong khối lượng tổng cao su thô. Trong tổng doanh thu về cơ cấu sản xuât có khoảng 70% doanh số là săm lốp, 15% cho đệm mút và 15% cho sản phẩm dân sinh và kỹ thuật. Trong lĩnh vực sản xuất săm lốp có 3 doanh nghiệp lớn nhất đã niêm yết trên sàn đó là CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC), CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam (CSM) và CTCP Cao su Sao vàng (SRC).
- Nền kinh tế dù có suy thoái thì nhu cầu di chuyển, vận hành trong sản xuất và tiêu dùng vẫn luôn được duy trì thường xuyên bởi nhu cầu thay thế lốp chiếm từ 70-75%, còn lại là nhu cầu lắp mới. Do đó năm 2009 các doanh nghiệp đều có mức tăng trưởng trưởng doanh thu cao. Và khi nền kinh tế phục hồi và phát triển thì nhu cầu săm lốp sẽ tăng lên mạnh hơn. Tỷ lệ xuất khẩu của 3 doanh nghiệp lớn nhất ngành này chưa cao chiếm khoảng từ 5-20% doanh thu nên tăng trưởng ngành chủ yếu dựa vào thị trường nội địa. Theo thông tin từ vụ kinh tế công nghiệp trong quý 1/2010 giá trị sản xuất công nghiệp ôtô, xe máy trong nước tăng trưởng mạnh với mức tăng trưởng ứng so với cùng kỳ năm 2009 là 31,2%, 40,4%. Hiện nay lốp ôtô ngoại giá rẻ cũng đã xâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam nên sự cạnh tranh để giữ vững và mở rộng thị trường trở lên gay gắt hơn nhưng CSM, DRC, SRC là những doanh nghiệp lớn nhất và đã có thương hiệu mạnh trong ngành nên khả năng mở rộng và phát triển thị trường gia tăng doanh thu vẫn sẽ cao và đây sẽ là động lực chính giúp gia tăng doanh thu lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.
- Sự giảm mạnh của giá nguyên liệu đầu vào như cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, than đen …, mặt bằng lãi suất thấp cùng với sự hỗ trợ lãi suất đã giúp các doanh nghiệp sản xuất săm lốp có mức lợi nhuận cao đột biến trong năm 2009. Tuy nhiên những thuận lợi này dần chuyển thành những khó khăn mà các doanh nghiệp sản xuất săm lốp phải đối mặt trong năm 2010 khi mà giá nguyên liệu chính là cao su thiên nhiên đã tăng15-20% so với cuối năm 2009 và sẽ vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao, các nguyên liệu thuộc nhóm hoá dầu như vải mành, cao su tổng hợp, hoá chất… đã tăng theo sự phục hồi của giá dầu. Thêm vào đó là mặt bằng lãi suất cao hơn, tỷ giá VND/USD cũng duy trì ở mức cao hơn so với năm 2009 do đó chi phí doanh nghiệp trong ngành sẽ cao hơn năm trước.
- Để mở rộng thị phần và khẳng định thương hiệu một số doanh nghiệp trong ngành như DRC, CSM đều đang nghiên cứu triển khai dự án sản xuất lốp xe radial với công
suất lần lượt là 600 nghìn lôp/năm và 1 triệu lốp/năm. Đồng thời các doanh nghiệp cũng tích cực tăng tỷ lệ xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ giúp giảm bớt ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá. Bên cạnh đó để chủ động nguyên liệu đầu vào tránh ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá 3 doanh nghiệp CSM, SRC, DRC đã tham gia vào công ty liên doanh sản xuất than đen của Ấn độ.
Mặc dù các doanh nghiệp trong ngành săm lốp năm 2010 sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng dựa vào kỳ vọng tăng trưởng chúng tôi cho rằng DRC và SRC sẽ hoàn thành kế hoạch đã đặt ra. Theo đó PE tương ứng với mức giá ngày 30/03/2010 của DRC, SRC lần lượt là 16,32 và 10,53 nên SRC hiện đang rẻ tương đối so với DRC, tuy nhiên với lịch sử hoạt động hiệu quả cao của DRC chúng tôi cho rằng nhà đầu tư có thể chờ DRC về mức giá hợp lý để đầu tư.
Nhận xét:
- Năm 2009, ngành sản xuất, chế biến cao su là một trong những ngành có sự phục hồi ấn tượng do sự tăng mạnh của giá bán sản phẩm. Nếu như thời điểm cuối năm 2008 và đầu năm 2009, giao dịch quanh mốc 1.600 USD/tấn, giá cao su đã bắt đầu đi lên từ cuối quý II/2009 và đạt mức 3.800 USD/tấn vào đầu năm 2010. Dự báo, biểu đồ giá cao su tiếp tục đi lên trong năm 2010 khi kinh tế thế giới chính thức phục hồi. - Tại Việt Nam, ngành cao su đã có từ lâu đời, nhưng gần đây tiềm năng của ngành mới thực sự thể hiện, khi các DN mở rộng quy mô, áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất. Với các yếu tố thuận lợi trong ngắn hạn, ngành cao su sẽ được chú ý hơn trong các năm tới, đồng thời những rủi ro tiềm ẩn cũng cần được lưu tâm.
- Kinh tế vượt qua khủng hoảng và đang dần phục hồi được xem là cơ hội lớn cho ngành cao su tự nhiên. Là nguyên liệu cơ bản để sản xuất săm lốp phục vụ ngành công nghiệp ô tô, nhu cầu mủ cao su tự nhiên trên toàn thế giới có xu hướng tăng mạnh kể từ cuối năm 2009 đến nay.
- Trong khi cầu tăng cao, thì nguồn cung lại có xu hướng thu hẹp do ảnh hưởng của thời tiết khô hạn. Chênh lệch cung - cầu, cùng với xu hướng tăng của giá dầu thô thế giới có thể đẩy giá cao su thế giới lên mức trên 3.300 USD/tấn, so với mức khoảng gần 3.000 USD/tấn hiện nay.
- Trong điều kiện đó, ngành cao su Việt Nam đang tỏ ra có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh khác, như Thái Lan, Indonesia, Malaysia nhờ có cơ cấu vườn cây trẻ, giúp tăng sản lượng khai thác. Doanh nghiệp (DN) cao su Việt Nam có nhiều khả năng gia tăng lợi nhuận hơn nhờ chi phí nhân công chỉ bằng 70% so với các nước cùng khu vực. Với gần 80% sản lượng được xuất khẩu, ngành cao su tự nhiên Việt Nam có triển vọng phát triển tốt trong năm 2010.
- Trên hai sàn chứng khoán hiện có 5 DN cao su đang niêm yết, trong đó cổ phiếu TRC đang có mức giá cao nhất (68.000 đồng/cổ phiếu), kế đó là DPR (60.500 đồng/cổ phiếu). Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua, có cả 4 mã HRC, DPR, TRC và TNC đứng giá; chỉ duy nhất PHR giảm giá nhẹ (mất 200 đồng/cổ phiếu), dừng ở 38.000 đồng/cổ phiếu.
Xét trong trung hạn, mỗi DN đều có những lợi thế khác nhau xuất phát từ đặc điểm hoạt động và tiềm lực của mỗi DN.
Quý I/2010 sắp kết thúc, với giá cao su bán lên tới 54 triệu đồng/tấn - tăng gần 60% so với giá kế hoạch (34 triệu đồng/tấn), các DN cao su trong nước dự kiến sẽ tưng bừng báo lãi vượt kế hoạch. DN nào càng xuất khẩu nhiều thì sẽ càng có lợi nhuận lớn hơn. Hiện tại, Cao su Đồng Phú (mã CK: DPR) và Cao su Tây Ninh (mã CK: TRC) đang được đánh giá cao nhờ vườn cây đang trong độ tuổi cho mủ tốt, sản lượng khai thác cao. Cao su Phước Hòa (mã CK: PHR) dù sản lượng không cao bằng, nhưng lại có lợi thế về diện tích khai thác rộng.
Quý II/2010 sẽ được quan tâm bởi vấn đề mùa vụ. Khi không khai thác được mủ, doanh thu của các DN sẽ đến từ các nguồn khác, như bán hàng tồn kho, thanh lý cây... Theo cách đó, khoản mục hàng tồn kho cuối kỳ của các DN sẽ có ý nghĩa quan trọng. Thống kê số liệu báo cáo tài chính năm 2009 cho thấy, hàng tồn kho của PHR đứng đầu về giá trị tuyệt đối, với hơn 104 tỷ đồng thành phẩm và chi phí sản xuất dở dang,