CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ DNNN TRONG QUÁ
2.4 Đánh giá hoạt động định giá DNNN trong tiến trình CPH tại Việt Nam
2.4.1. Thuận lợi và khó khăn
2.4.1.1 Thuận lợi của hoạt động định giá.
CPH là một chủ trương lớn của Đảng và NN, do đó đã và đang nhận được sự quan tâm sát sao của các cấp chính quyền. Trong CPH, vai trò của định giá cũng được khẳng định là quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình CPH
Tiến trình CPH được thực hiện từ 1992, công tác định giá cũng đã được thực hiện trong một khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó hệ thống các văn bản pháp luật về CPH nói chung cũng như định giá DN nói riêng ngày càng được hoàn thiện đã tạo điều kiện không nhỏ để hoàn thiện công tác định giá. Trong Hội nghị Gateway to Vietnam do công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) tổ chức ngày 01/12/2009, ông Phạm Viết Muôn Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN cho biết các văn bản pháp lý điều tiết việc CPH đã được thay đổi 5 lần (từ Nghị định 28, đến Nghị định 44, Nghị định 64, Nghị định 87 và nay là Nghị định 109) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này. Chính phủ đang tiến hành sửa đổi Nghị định 109/2007/NĐ-CP. Theo đó Nhà nước sẽ không can thiệp vào quá trình định giá, đấu giá DN, mà việc này được tiến hành công khai theo nguyên tắc của thị trường. Thậm chí để định giá được chuẩn xác, khách quan, trong quá trình xây dựng các phương án CPH các DN lớn như:
Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam,… Chính phủ yêu cầu phải thuê tư vấn quốc tế. Bởi vậy, việc tiến hành CPH các DNNN sẽ được diễn ra công bằng, minh bạch hơn.
Là một quốc gia thực hiện CPH và bắt đầu công tác định giá tương đối muộn, chúng ta có một lợi thế lớn đó là kinh nghiệm từ các nước đi trước cũng như kinh nghiệm từ việc định giá các DNNN trong nước đã tiến hành trước đây.
2.4.1.2 Những khó khăn gặp phải
Có nhiều nhân tố ánh hưởng tới kết quả định giá như:
Năng lực và trình độ của tổ chức định giá:
Theo điều 2 và điều 4 của Quyết định 100//2007/QĐ-BTC ngày 6 tháng 12 năm 2007 ban hành quy chế lựa chọn và giám sát tổ chức tư vấn định giá điều kiện để trở thành tổ chức tư vấn định giá bao gồm
• Tổ chức tư vấn định giá là tổ chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện và được phép thực hiện cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm: các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, doanh nghiệp thẩm định giá, ngân hàng đầu tư trong nước và ngoài nước có năng lực xác định giá trị doanh nghiệp và được lựa chọn để cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định của Quy chế này.
• Thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 của Quy chế này và đáp ứng các điều kiện về tổ chức và hoạt động đối với từng loại hình doanh nghiệp;
• Có quy trình nghiệp vụ xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với các quy định hiện hành của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
• Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm về một trong các lĩnh vực sau: thẩm định giá, kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp. Trong thời gian 02 năm gần nhất với thời điểm nộp hồ sơ xin thực hiện dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp, mỗi năm tổ chức phải thực hiện được ít nhất 10 hợp đồng cung cấp dịch vụ thuộc các lĩnh vực nói trên;
• Đáp ứng các tiêu chí về số lượng, chất lượng của đội ngũ nhân viên làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề mà tổ chức đang hoạt động;
• Không vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
Có thể thấy rằng một tổ chức định giá với trình độ chuyên môn cao, am hiểu về quy trình cũng như các quy tắc định giá sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong quá trình định giá. Nắm vững chuyên môn là cơ sở lý luận vững chắc cho việc tiến hành định giá, xử lý các vấn đề tài chính nhanh chóng. Năng lực và trình độ của tổ chức định giá cho từng doanh nghiệp cụ thể. Tổ chức định giá có trình độ chuyên môn cao có
thể áp dụng được nhiều phương pháp phức tạp mang lại hiệu quả hơn. Tuy nhiên thực tế chúng ta chưa có được một đội ngũ tổ chức tư vấn định giá cũng như thẩm định viên đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng.
Các nhân tố xuất phát từ phía doanh nghiệp được định giá:
Doanh nghiệp được định giá là một chủ thể quan trọng có ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng của quá trình định giá doanh nghiệp. Các nhân tố như tình hình tài chính doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, chế độ kế toán, phương pháp tính khấu hao mà doanh nghiệp áp dụng là những tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến quá trình định giá, trực tiếp quyết định đến kết quả định giá.
Các nhân tố thuộc về nhà nước:
Nhà nước có thể vừa là chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước, vừa là cơ quan có thẩm quyền quyết định tới các quy định liên quan đến công tác định giá. Bởi vậy, nhà nước cũng là nhân tố có ảnh hưởng tới kết quả định giá.
Nếu các văn bản pháp luật được ban hành một cách cụ thể, hướng dẫn công tác thực hiện định giỏ rừ ràng, chi tiết. Nội dung được thống nhất với cỏc văn bản, cụng tỏc hành chớnh và cỏc thủ tục thẩm định đơn giản, với chớnh sỏch một cửa thỡ rừ ràng đây là điều kiện thuận lợi cho công tác định giá được diễn ra một cách nhanh chóng và chính xác.
Các nhân tố khác: Sự biến động của các yếu tố vĩ mô như: giá cả, lạm phát, sự biến động của nguyên vật liệu đầu vào, … đều ảnh hưởng tới kết quả định giá.
Trong đó, tính minh bạch của thông tin tài chính hiện nay cũng đang là một vấn đề bức thiết. Thị trường chứng khoán, nơi được coi là nguồn cung cấp thông tin tài chính thì vẫn đang trong thời kỳ đầu phát triển, chưa thể đáp ứng được nhu cầu thông tin của nhà đầu tư.
Với rất nhiều nhân tố tác động như vậy, việc xác định chính xác giá trị doanh nghiệp là công việc hết sức khó khăn. Đặc biệt với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, những doanh nghiệp được định giá hầu hết là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, việc định giá còn chưa phức tạp. Nhiệm vụ định giá DNNN trong thời gian tới tập
trung chủ yếu vào các Tổng Công ty, Tập đoàn với quy mô lớn càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết