Một số đề bài và đáp án, biểu điểm để tham khảo

Một phần của tài liệu van 9 dung tam (Trang 145 - 149)

Đề 1

Câu 1 (2,5 điểm)

Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trớc câu trả lời đúng.

Đêm nay rừng hoang sơng muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

§Çu sóng tr¨ng treo.

(ChÝnh H÷u) 1. Tác giả của bài thơ Đồng chí là ai?

A. Huy CËn B. ChÝnh H÷u C. Phạm Tiến Duật D. Nguyễn Khoa Điềm.

2. Bài thơ Đồng chí đợc sáng tác trong thời gian nào?

A. Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp B. Thời kì cuối cuộc kháng chiến chống Pháp C. Thời kì cuối cuộc kháng chiến chống Mĩ.

3. Câu nào dới đây đợc thể hiện đúng nhất 3 câu thơ trích trên?

A. Những biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội B. Sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội

C. Biểu tợng đẹp đẽ về cuộc đời ngời chiến sĩ cách mạng.

4. Câu nào dới đây là cảm nhận không đúng về câu thơ Đầu súng trăng treo?

A. Hình ảnh thơ chân thực, cụ thể mà giàu sức gợi cảm.

B. Hình ảnh thơ độc đáo mang ý nghĩ biểu tợng.

C. Câu thơ thể hiện sự kết hợp giữa chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.

5. Từ đầu trong câu thơ đầu súng trăng treo đợc dùng theo nghĩa nào?

A. Nghĩa đen (gốc)

B. Nghĩa chuyển theo phơng thức ẩn dụ.

C. Nghĩa chuyển theo phơng thức hoán dụ.

Câu 2 (2,5 điểm)

Viết một đoạn văn khoảng 10 câu, tóm tắt tác phẩm Chuyện ngời con gái Nam Xơng của Nguyễn Dữ, trong đó có sử dụng từ Hán Việt. Chọn 2 từ Hán Việt để giải nghĩa.

Câu 3 (5 điểm)

Chọn một trong hai đề sau:

1. Kể về một kỉ niệm sâu sắc của em với ngời bạn thân.

2. Dựa vào nội dung tác phẩm Làng của Kim Lân, hãy đóng vai nhân vật

ông Hai kể lại truyện, miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

Đáp án và biểu điểm Câu 1 (2,5 điểm)

1. B; 2. A; 3.C; 4. C; 5. B.

Câu 2 (2,5 điểm)

Yêu cầu đoạn văn tóm tắt cần đạt:

- Dài không quá 10 câu.

- Tóm tắt đợc những nội dung chủ yếu của tác phẩm Chuyện ngời con gái Nam Xơng từ đầu đến cuối một cách mạch lạc.

- Không bỏ qua những chi tiết quan trọng; chẳng hạn: cái bóng, cuộc trở về nửa chừng của (Trơng Sinh)...

- Đúng cấu trúc và ngữ pháp của câu, đoạn văn;

- Không chen vào những câu nhận xét, bình luận.

Câu 3 (5 điểm) + Yêu cầu với đề 1:

- Phải là một kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ; liên quan đến tình bạn; với ngời bạn thân.

- Rút đợc bài học nhẹ nhàng nhng sâu sắc qua câu chuyện - thêm quí trọng tình bạn trong cuộc sống.

- Tuỳ ý chọn ngôi kể thứ nhất hoặc thứ ba.

+ Với đề 2:

- Có thể chọn ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi thứ ba khi đóng vai ông Hai- nhân vật kể chuyện.

- Không kể lại toàn văn đoạn trích mà chỉ tập trung kể đoạn ông Hai biết tin làng Chợ Dầu theo giặc đến chỗ giải toả đợc sự nghi ngờ oan ức.

- Không thêm, chỉ bớt chi tiết, rất cần sự sáng tạo bằng những lời lẽ, từ ngữ của bản thân khi kể, tả, khi diễn tả tâm trạng của ông Hai.

- Không chen vào những câu nhận xét, cảm xúc, bình luận.

- Bài viết dài không quá 2 trang giấy thi.

Tiết 84, 85 Những đứa trẻ

(Trích Thời thơ ấu)

Mác-xim Go-rơ-ki

Trần Khuyến - Cẩm Tiêu dịch A. Kết quả cần đạt

1. Kiến thức: cảm động trớc những tâm hồn trẻ thơ trong truyện, sống thiếu tình thơng và biểu hiện rõ nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật.

2. Tích hợp với phần Tiếng Việt và Tập làm văn ở các tiết Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1.

3. Rèn kĩ năng đọc, kể chuyện và phân tích tác phẩm tự sự tự thuật.

4. Chuẩn bị: Tranh, ảnh chân dung M.Go-rơ-ki, tác phẩm thời thơ ấu.

B. Thiết kế bài dạy- học

Hoạt động 1

Tổ chức kiểm tra bài cũ (Hình thức: vấn đáp)

1. Phân tích hình ảnh biểu tợng con đờng ở đoạn cuối truyện ngắn Cố h-

ơng của Lỗ Tấn.

Hoạt động 2 Dẫn vào bài mới

1. Cho học sinh xem tranh, ảnh chân dung M.Go-rơ-ki và tác phẩm Thời thơ ấu.

Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về tác giả và tác phẩm theo nội dung SGV, tr, 237-238; nhấn mạnh một số điểm:

Hoạt động 3

Hớng dẫn đọc, kể tóm tắt, giải thích từ khó và tìm hiểu bố cục đoạn trích

1. Đọc- kể tóm tắt.

2. Học sinh đọc đoạn trích 1 lần, 2 học sinh tóm tắt nội dung đoạn trích:

1. Giải thích từ khó:

Theo 2 chú thích (*) và 12 chú thích trong SGK, GV kiểm tra hiểu biết của học sinh qua một vài chú thích bất kì.

2. Ngôi kể và bố cục đoạn trích.

+ Ngôi kể: ngôi thứ nhất + Bố cục: 3 đoạn.

* Nhận xét: Câu chuyện hồi tởng đợc kể theo trình tự thời gian.

Hoạt động 4

Hớng dẫn đọc- hiểu và phân tích chi tiết 1. Vì sao những đứa trẻ chóng thân nhau?

+ Giáo viên hỏi:

- Vì sao A-li-ô-sa và ba đứa trẻ con viên đại tá già sớm quen thân và quý mến nhau? Có phải chỉ vì A-li-ô-sa cứu đợc một đứa thoát hiểm hay không?

- Dựa vào lời giới thiệu tác phẩm, hoàn cảnh của A-li-ô-sa và ba đứa trẻ để tìm hiểu và giải thích nguyên nhân.

+ Học sinh phân tích, suy luận, phát biểu.

Định hớng

Do sự tình cờ, A-li-ô-sa góp sức cứu đứa nhỏ rơi xuống giếng nên ba đứa trẻ nhà Ôp-xi-an-cốp biết đợc lòng tốt của A-li-ô-sa và thích rủ A-li-ô-sa sang chơi.

A-li-ô-sa mất bố sớm, mẹ lại đi lấy chồng khác, có mẹ mà nh không, lại thờng bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà ngoại hiền hậu thơng yêu. Qua trò chuyện, A-li-ô-sa biết ba đứa trẻ giàu có kia tuy sống trong cảnh giàu sang, nhng cũng chẳng sung sớng gì. Mẹ chết, sống với gì ghẻ, bị bố cấm đoán. đánh đòn...

Chính cùng phải sống trong hoàn cảnh thiếu tình thơng yêu của cha mẹ nên A-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia

(Hết tiết 84, chuyển tiết 85) 2. Những quan sát và nhận xét của A-li-ô-sa.

+ Giáo viên dẫn dắt và nêu câu hỏi:

- Trớc khi quen thân, nhìn sang nhà hàng xóm, A-li-ô-sa chỉ biết ba đứa trẻ cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ nh nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi chỉ có thể phân biệt đợc chúng theo tÇm vãc.

- Khi ba đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, phải sống với gì ghẻ mà chúng gọi là mẹ khác, thì chúng ngồi lặng đi... trong quan sát và cảm nhận của A-li-ô-sa, em thấy nh thế nào?

+ Học sinh phát hiện, phát biểu.

Định hớng

Chúng ngồi sát vào nhau nh những chú gà con.

So sánh thật chính xác, khiến ta liên tởng cảnh lũ gà con mất mẹ sợ hãi, co cụm vào nhau khi thấy diều hậu, đồng thời toát lên sự thông cảm của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ.

+ Học sinh đọc đoạn 2, chú ý thái độ của ba đứa trẻ trớc những câu hỏi của bố.

+ Giáo viên hỏi: Hình ảnh ba đứa trẻ khi bị bố mắng tiếp tục hiện lên dới sự quan sát và cảm nhận của bé A-li-ô-sa nh thế nào? Điều đó khẳng định thêm phẩm chất gì của A-li-ô-sa?

+ Học sinh phát biểu.

Định hớng

Khi đại tá xuất hiện, hách dịch hỏi: Đứa nào gọi nó sang? Thì: cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bớc ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn.

Đây là lần thứ hai tác giả dùng so sánh này. So sánh vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài của ba đứa trẻ, vừa thể hiện tâm trạng của chúng.

Một lần nữa A-li-ô-sa tỏ ra thông cảm với cuộc sống thiếu tình thơng của các bạn nhỏ.

3. Chuyện đời thờng và chuyện cổ tích.

+ Giáo viên nêu vấn đề: Trong khi kể chuyện, tác giả hay lồng những chuyện đời thờng với chuyện cổ tích. Đó là một đặc điểm của nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích này. Vậy cụ thể ra sao và tác dụng nghệ thuật của biện pháp đó, theo nhận xét của em?

+ Học sinh thảo luận, phát biểu.

Định hớng

Chuyện đời thờng hằng ngày và truyện cổ tích đợc kể lồng vào nhau qua một số chi tiết trong đoạn trích:

- Mấy đứa trẻ vừa nhắc đến chuyện dì ghẻ- mẹ khác, A-li-ô-sa liên tởng ngay đến mụ dì ghẻ độc ác trong các chuyện cổ tích mà em đợc nghe bà ngoại kể. - Chi tiết mẹ thật của mấy đứa trẻ. Mẹ thật của các cậu thế nào cũng về...Biết bao lần những ngời chết, thậm chí đã xảy ra từng mảnh, chỉ cần vẩy cho ít nớc phép là lại sống lại, có biết bao ngời chết mà không phải chết thật vì bị bọn phù thuỷ phù phép.

- Chi tiết ngời bà nhân hậu. Ngời kể nhiều chuyện cổ tích tuyệt diệu cho cháu nghe, mỗi khi quên, A-li-ô-sa lại chạy về với bà.

- Mấy đứa trẻ tờn là gỡ, ta khụng rừ, hay tỏc giả cố tỡnh khụng kể ra, hoặc

ông đã quên mất tên chúng...

- Dù sao, với cách kể này, câu chuyện càng trở nên khái quát và càng màu sắc cổ tích nhiều hơn, đậm đà hơn.

Hoạt động 5

Hớng dẫn tổng kết và luyện tập

1. Học sinh nói lại nội dung mục Ghi nhớ trong SGK, GV nhấn mạnh và khái quát lại những điểm chính.

+ Về nội dung chủ đề:

- Tình bạn thân thiết giữa chú bé A-li-ô-sa với ba đứa trẻ hàng xóm sống thiếu tình thơng, bất chấp những cản trở của ngời lớn.

- A-li-ô-sa đứa trẻ tốt bụng và cứng cỏi.

+ Về nghệ thuật kể chuyện:

- Tự thuật, nhớ lại và hình dung, tởng tợng lại những ấn tợng thời thơ ấu thơ. So sánh chính xác. Đối thoại ngắn gọn, sinh động, phù hợp với tâm lí nhân vật. Chuyện đời thờng và chuyện cổ tích lồng vào nhau.

Bài 17

Tiết 86

Một phần của tài liệu van 9 dung tam (Trang 145 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w