THỰC TRẠNG HUY ĐÔNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NAVIBANK
2.3. Đánh giá chung tình hình huy động vốn NAVIBANK 1. Kết quả đạt được
- Đảm bảo khả năng thnah khoản cho toàn hệ thống Ngân hàng TMCP NAM VIÊT, đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng nhu cầu thanh toán cho khách hàng.
- Ban hành quy định quản lý vốn và quy định quản lý trạng thái và kinh doanh ngoại tệ trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP NAM VIÊT
- Xây dựng hạn mức cho các Tổ chức tín dụng
- Xin cấp hạn mức tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại NAVIBANK, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã cấp hạn mức tiền gửi tín chấp là 100 tỷ đồng, hạn mức có tài sản thế chấp là không hạn chế, Ngân hàng Công thương
đã cấp hạn mức tín chấp là 50 tỷ đồng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã cấp hạn mức tín chấp là 80 tỷ đồng và hạn mức có tài sản thế chấp là 150 tỷ đồng….
- Tuyển dụng được 01 chuyên viên giao dịch nguồn vốn
- Thiết lập được mối quan hệ với các NHTMCP, các công ty Tài Chính, các công ty Chứng Khoán qua đó tận dụng được nguồn tiền nhàn rỗi để huy động và cho vay nhằm đem lại hiệu quả cao cho NAVIBANK.
- Chỉnh sửa và bổ sung thêm quy trình quản lý vốn trong toàn hệ thống SEABANK.
- Tiếp xúc với Ngân hàng ABC trong việc xác lập hạn mức và xây dựng quan hệ tiền gửi, tiền vay giữa hai bên.
- Mở rộng đối tượng nhận đầu tư tiền gửi qua các Công ty Tài Chính.
- Hoàn thiện thủ tục xin cấp hạn mức tiền gửi của các tổ chức tín dụng chưa cấp hạn mức tại NAVIBANK.
- Phối hợp với trung tâm thanh toán, phòng kế toán tài chính trong việc chuẩn hóa các luồng tiền đi và về tại các khoản tiền gửi tại mở tại NHNN, SGD Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương và các tài khoản mở tại các tổ chức tín dụng nước ngoài.
- Nghiên cứu phương án đầu tư Chứng từ có giá (Do các Ngân hàng Thương Mại Quốc Doanh phát hành) để làm tài sản đảm bảo cho các khoản tiền gửi của họ tại NAVIBANK .
- Xây dựng được quan hệ với trung tâm giao dịch chúng khoán Hà Nội.
- Đề xuất tham gia một số khóa đào tạo nghiệp vụ nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ cho CBCNV trong phòng.
- Đối với dân cư: NAVIBANK cung cấp cho khối khách hàng cá nhân rất nhiều những sản phẩm tiện ích, đáp ứng ngày càn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Hình khối dịch vụ khách hàng cá nhân nhằm nghiên cứu và phục vụ khách hàng được chuyên nghiệp hơn. Ngân hàng liên tục được đánh giá là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ cho khách hàng cá
nhân là tốt nhất, được sự ủng hộ đông đảo của khách hàng.
- Đối với khách hàng doanh nghiệp: NAVIBANK luôn hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây được xác định là một trong các thị trường mục tiêu của Ngân hàng. Ngân hàng tập trung cho vay trong nhiều lĩnh vực: các Doanh nghiệp thương mại dịch vụ, các Doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp. Đồng thời thực hiện tài trợ xuất khẩu, bao thanh toán hỗ trợ cho các Doanh nghiệp phát triển.
- Đối với Nhà nước: Trong những năm qua NAVIBANK luôn được đánh giá là một trong những Ngân hàng hoạt động tích cực và thường xuyên trên thị trương tiền tệ. Chấp hành đầy đủ các quy định của NHNN về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mức lãi suất, các quyết định hỗ trợ lãi suất cho Doanh nghiệp, góp phần cùng Hội sở và các NHTM khác truyền tải các chính sách, mục tiêu, định hướng phát triển của NHNN và chính phủ.
2.3.2. Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện huy động vốn a. Thuận lợi
Sự đoàn kết nội bộ nhất trí cao trong Hội Đồng Quản Trị, Ban TGĐ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản trị, điều hành kinh doanh. Thúc đẩy công cuộc huy động vốn một cách hiệu quả, có những biện pháp hợp lý để tăng cao nguồn vốn.
NAVIBANK có độ ngũ CBNV có trình độ chuyên môn cao,có năng lực quản lý. Họ đã tạo mối quan hệ, thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng. Và nghệ thuật maketing rất tốt, có thể nói rằng lượng vốn Ngân hàng hàng năm một tăng.
Ngoài ra, phần quan trọng nhất đó là sự quan tâm hợp tác tin cậy của khách hàng. Đây chính là yếu tố góp phần cho việc huy động tiền gửi của Ngân hàng trong khu vực dân cư đạt hiệu quả cao. NAVIBANK luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương các cấp, của NHNN Việt Nam, NHNN địa phương với NAVIBANK đặt trụ sở, chi nhánh, sự tín
nhiệm của khách hàng, quý cổ đông…đã tạo điều kiện cho hoạt động của NAVIBANK ngày càng phát triển bền vững.
b. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì Ngân hàng cũng gặp một số khó khăn trong công tác huy động vốn
* Thủ tục tăng vốn điều lệ còn nhiều phức tạp. Các NHTM hoạt động dưới 02 Luật là Luật các TCTD và Luật Chứng Khoán đồng thời khi tăng vốn và thực hiện các hoạt động khác thì phải xin phép của NHNN Việt Nam và UBCK Nhà nước, gây mất nhiều thời gian trong việc thực hiện tăng vốn điều lệ năm 2010 của NAVIBANK.
* Diễn biến tình hình kinh tế phức tạp đã làm thay đổi chỉ số giá tiêu dùng, TTCK năm 2010 biến động bất thường, giá vàng tăng, thị trường bất động sản cũng tăng nhanh chóng. Những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn trong dân cư của NAVIBANK gặp không ít khó khăn.
2.3.3. Hạn chế
- Do các tổ chức tín dụng khác cũng tập trung và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên thị trường liên Ngân hàng, cho nên NHTMCP NAM VIÊT đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh thị trường đầu tư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng cũng như trong việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng.
- Do thời điểm hiện tại các Ngân hàng quốc doanh cũng như các Ngân hàng TMCP đang thừa rất nhiều nguồn vốn VNĐ cho nên việc đầu tư nguồn vốn trên thị trường là vô cùng khó khăn.
- Bên cạnh đó NHTMCP NAM VIÊT vẫn chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho phép được kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên Ngân hàng, cho nên nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng mang lại hiệu quả lợi nhuận. Hiện nay nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng TMCP NAM VIÊT mới chỉ đáp ứng được nhu cầu mua bán phục vụ cho khách hàng, chưa có giao dịch mua bán vơi các tổ chức
tín dụng khác cho nên hiệu quả chưa được cao.
- Ngoài ra do quy mô hoạt động còn nhỏ và hạn chế, với lại danh tiếng trên thị trường chưa có cho nên việc xây dựng hạn mức tiền gửi với các tổ chức tín dụng khác là vô cùng khó khăn, đặc biệt là các Ngân hàng TMCP lớn ( Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng liên doanh Việt Nga, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội…)
- Việc xin hạn cấp hạn mức đối với một số Ngân hàng nước ngoài trong việc làm Swap vẫn chưa xin được hạn mức cho nên việc chuyển đổi hình thức tiền gửi từ đồng ngoại tệ sang đồng Việt Nam vẫn chưa được như mong muốn ( Ngân hàng Citibank, Wooribank, ANZ, Shinhanbank, KEB…)
2.3.4. Những nguyên nhân chủ yếu 2.3.4.1. Nguyên nhân chủ quan
Mặc dù các năm gần đây NAVIBANK đã mở thêm các phòng giao dịch để nâng tổng số các chi nhánh và phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội lên, song so với các NHTM khác trên địa bàn thì mạng lưới chi nhánh của NAVIBANK còn khá mỏng. Điều này dẫn tới không khai thác hết được tiềm năng vốn nhàn rỗi trong dân cư, ảnh hưởng tới công tác huy động vốn. Để có thể tăng được nguồn vốn huy động thỡ rừ ràng khụng thể khụng nhắc tới vai trò của mạng lưới các phòng giao dịch.
Trình độ cán bộ chưa thực sự toàn diện, mang tính chất chuyên môn hóa cao theo từng lĩnh vực như: kế toán, ngân quỹ… do vậy cũng ảnh hưởng tới khả năng thực hiện giao dịch một cửa của NAVIBANK, khi khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng sẽ phải trải qua nhiều bước, qua nhiều quầy, gây mất thời gian cho khách hàng và làm giảm hiệu quả công việc.
Công nghệ thông tin là sức mạnh của Ngân hàng tuy nhiên hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại của NAVIBANK còn một số hạn chế.
Máy móc thiết bị còn thiếu các phần mềm ứng dụng, khi vận hành gặp sự cố sẽ ảnh hưởng tới công tác giao dịch với khách hàng. Mặt khác cũng do chưa triển khai kế toán giao dịch một cửa, chưa cho phép khách hàng gửi tiền ở
một nơi rút tiền ở nhiều nơi nên chưa tạo tiện ích cho khách hàng, quy trình mở và sử dụng tài khoản còn chưa thông thoáng gây tốn kém thời gian và chi phí cho Ngân hàng.
Công tác thu nhập thông tin, diễn biến lãi suất, nhu cầu của khách hàng ở một số cán bộ làm công tác kế toán huy động vốn còn hạn chế và thụ động.
Xu hướng Ngân hàng hiện đại là đẩy xa các dịch vụ ra khỏi Ngân hàng, xóa bỏ giới hạn về không gian và thời gian. Trong khi đó, nguồn vốn huy động của NAVIBANK chủ yếu là huy động tại chỗ. Các khách hàng khi có nhu cầu gửi tiền tại NAVIBANK đều phải chủ động tìm đến Ngân hàng. Các hoạt động marketing tuyên truyền quảng cáo của Ngân hàng chưa thường xuyên rộng rãi nên hình ảnh của Ngân hàng chưa tới được đại bộ phận dân cư và các TCKT trên địa bàn.
2.3.4.2. Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan thì môi trường khách quan cũng cú những ảnh hưởng rừ rệt tới hoạt động kinh doanh của NAVIBANK trong đó có công tác huy động vốn.
NAVIBANK đang phải đối mặt với sức ép cạnh trạnh rất lớn, với trên 50 TCTD trên địa bàn, NAVIBANK đang phải nỗ lực rất nhiều để có được chỗ đứng cho riêng mình. Trong cuộc đua về thị phần tiền gửi cũng như thị phần tín dụng các NHTM Nhà nước đang chiếm ưu thế cả về tỉ trọng lẫn tốc độ tăng trưởng. Với số vốn huy động chiếm khoảng 79,5% tổng nguồn vốn huy động, và 62,5% tổng dư nợ, các NHTM Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong hoat động Ngân hàng. Các NHTM Nhà nước có uy tín, có điều kiện về tài chính, mạng lưới kinh doanh rộng… nên có sức cạnh tranh rất lớn. Điều đó cho thấy NAVIBANK đang bị cạnh tranh rất ác liệt để có thể thu hút được khách hàng đến với mình.
Nền kinh tế có tăng trưởng song không thật bền vững, thu nhập của người dân còn chưa cao do vậy khả năng huy động vốn của các Ngân hàng nói chung cũng bị ảnh hưởng. Chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước đang
trong qua trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện, trong khi đó môi trường kinh tế xã hội, pháp luật chưa đồng bộ, các quy định của TCTD vẫn còn những bất cập cần sửa đổi bổ sung do vậy đã tạo tâm lý không thật sự tin tưởng vào hoạt động Ngân hàng của người dân.
Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân làm cho việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, phần lớn người dân không mở và sử dụng tài khoản tại Ngân hàng. Những hiểu biết của người dân về hoạt động Ngân hàng còn hạn chế nên một số bộ phận dân cư còn rè rặt khi gửi tiền vào Ngân hàng.
Trên đây là khái quát về tình hình huy động vốn của NAVIBANK nói chung và của chi nhánh Hà Nội nói riêng trong những năm qua, phân tích cho ta thấy bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì công tác huy động vốn nói chung và công tác kế toán huy động vốn nói riêng còn có một số hạn chế nhất định. Vì vậy để có thể thực hiện tốt chiến lược kinh doanh của mình trong tương lai, chủ động nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho nền kinh tế NAVIBANK cần phải có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn. Trong chương 3 em xin được đưa ra một số giải pháp cơ bản giải quyết vấn đề đó
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG