Khái quát về Ngân hàng TMCP NAM VIÊT 1. Qúa trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần nam việt NAVIBANK (Trang 21 - 38)

THỰC TRẠNG HUY ĐÔNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NAVIBANK

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP NAM VIÊT 1. Qúa trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Nam Việt, tên viết tắt là NAVIBANK, trước đây có tên gọi là NHTMCPNT Sông Kiên. Được thành lập theo giấy phép số 00057/NH-GP ngày 18 tháng 09 năm 1995 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và giấy phép thành lập công ty số 1217/GP-UB ngày 17 tháng 10 năm 1995 do Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang cấp. Ngân hàng hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận kinh doanh số 4103005193 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TPHCM.

Sau 15 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, NAVIBANK luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho quý khách hàng các dịch vụ Ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất. Với quyết tâm trở thành một Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và là một Tập đoàn tài chính-công nghiệp-bất động sản lớn mạnh

Vốn điều lệ: 1.820.234.850.000 đồng VN

Người đại diện theo pháp luật: Ông Lê Quang Trí - Tổng giám đốc Lĩnh vực kinh doanh:

Huy động vốn Tiếp nhận vốn Uỷ thác

Vay vốn Cho vay

Chiết khấu các thương phiếu Hùn vốn liên doanh

Dịch vụ thanh toán và các nghiệp vụ Ngân hàng khác được phép thực hiện Mạng lưới hoạt động: Mạng lưới giao dịch của NAVIBANK rộng khắp, hiện tại có hơn 90 điểm giao dịch tập trung tại 24 Tỉnh-Thành Phố lớn trên cả nước, tạo thuận lợi cho khách hàng khi đến giao dịch. Có điều kiện phát triển khách hàng trong các khu công nghiệp do các cổ đông của Ngân hàng làm chủ đầu tư.

Tổng tài sản hiện có: 20,017 tỷ đồng

Trải qua hơn 15 năm hoạt động, NAVIBANK đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính tiền tệ. Thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định cả về quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ lẫn hiệu quả kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, để đón đầu xu thế hội nhập kinh tế-quốc tế, NAVIBANK xác định mũi nhọn chiến lược là nâng cao năng lực kinh doanh của mình thông qua năng lực tài chính, công nghệ thông tin và thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, việc tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiện ích cho các sản phẩm dịch vụ tài chính của Ngân hàng cũng được chúng tôi quan tâm một cách đặc biệt. Đối với chúng tôi sự phát triển ổn đinh bền vững của một tổ chức chỉ có thể có được nếu tổ chức đó tạo dựng được uy tín và lòng tin đối với công chúng. Ý thức được điều này, toàn bộ các mảng hoạt động nghiệp vụ của NAVIBANK đều được chuẩn hóa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế thông qua việc triển khai vận dụng hệ thống quản trị Ngõn hàng cốt lừi (core banking) Microbank. Với hệ thống này, NAVIBANK sẵn sàng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ chính xác, an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. NAVIBANK tự hào là điểm tựa tài chính vững chắc để hỗ trợ quý khách hàng của mình đạt được những thành công ngày càng rực rỡ hơn trong cuộc sống.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, tự do hóa tài chính đang diễn ra mạnh mẽ, NAVIBANK hướng đến hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng để nhanh

chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ Ngân hàng thương mại hiện đại, đa năng.Tăng cường công tác quản lý rủi ro nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hệ số an toàn tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh. Những năm vừa qua NAVIBANK đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc cơ cấu lại tổ chức và hoạt động đi đôi với việc hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng. Với sức mạnh nội lực được tích tụ và phát triển qua nhiều năm hoạt động cùng tinh thần quan tâm của tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên. NAVIBANK có thể tự tin vượt qua mọi thử thách để trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

NAVIBANK chú trọng đẩy mạnh công tác huy động vốn với nhiều hình thức phong phú, chủ yếu huy động vốn trung dài hạn trong dân cư để tạo nguồn cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trên phạm vi cả nước.

NAVIBANK hướng đến phát triển bền vững và nhanh chóng mạng lưới hoạt động tại các tỉnh thành lớn trong cả nước, mục tiêu chiếm lĩnh thị phần tại 3 địa bàn trọng điểm như: TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, TP Đà Nẵng.

NAVIBANK tập trung phát triển sản phẩm thẻ (ATM và thẻ thanh toán) thông qua việc nghiên cứu gia tăng những tiện ích của thẻ như thanh toán, chuyển khoản và các giao dịch tiện ích khác… nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

NAVIBANK tăng cường tìm kiếm và thu hút các cổ đông lớn chiến lược là các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư lớn, tiềm lực mạnh, đủ sức nâng vốn điều lệ cho NAVIBANK. Các cổ đông chiến lược: Tập đoàn dệt may Việt Nam, Công ty CP Đại Lý Liên Hiệp Vận Chuyển,Tập đoàn Đầu Tư Sài Gòn. Cho đến nay mạng lưới Ngân hàng đã vươn rộng ra nhiều địa bàn và lĩnh vực bao gồm: Công ty Địa ốc Nam Việt, Công ty quản lý tài sản Nam Việt Ngân hàng, Công ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản Nam Việt Ngân hàng

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của NAVIBANK

Sơ đồ 1. cơ cấu tổ chức của NAVIBANK

TỔNG GIÁM ĐỐC ỦY BAN TÍN

DỤNG

HÊ THỐNG KIỂM SOÁT NÔI BÔ

CÁC PHềNG BAN CHỨC NĂNG

CHI NHÁNH CẤP 1 TRUNG TÂM GIAO

DỊCH

PHềNG GIAO DỊCH

PHềNG GIAO DỊCH

CHI NHÁNH CẤP3 CHI NHÁNH CẤP 2 ỦY BAN QUẢN

LÝ TSN.TSC BAN CHỈ

ĐẠO IT

BAN ĐIỀU HÀNH ỦY BAN

CHÍNH SÁCH

TIỀN LƯƠNG

ỦY BAN QUẢN TRỊ RỦI

RO HÔI ĐỒNG

QUẢN TRỊ ĐẠI HÔI ĐỒNG

CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM TRA

PHềNG GIAO DỊCH HÔI ĐỒNG

TÍN DỤNG

2.1.3. Tổng quan về NAVIBANK, chi nhánh Hà Nội

Cùng với sự phát triển của các hình thức kinh doanh cũng như hệ thống tài chính tiền tệ trong nước và trên Thế Giới, yêu cầu mở rộng hệ thống các chi nhánh của NAVIBANK là một tất yếu khách quan. Đáp ứng yêu cầu đó, chi nhánh NAVIBANK Hà Nội 149-151-153 Xã Đàn-Phương Liên-Đống Đa- Hà Nội đã được thành lập với tư cách là NH cấp 2. Chi nhánh NAVIBANK HN hiện có 13 phòng giao dịch được phân bố khắp TP Hà Nội

- NAVIBANK Hàng Bột - Địa chỉ: 151 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, HN - NAVIBANK Thái Hà - Địa chỉ: 93 Thái Hà, Đống Đa, HN

- NAVIBANK Đồng Xuân - Địa chỉ: 14 Hàng Cót, Hoàn kiếm, HN - NAVIBANK Tây Hồ - Địa chỉ: 101 Đội Cấn, Ba Đình, HN

- NAVIBANK Ngã Tư Sở - Địa chỉ: 12/580 Trường Chinh, Đống Đa, HN - NAVIBANK Bát Đàn - Địa chỉ: 41 Bát Đàn, Hoàn Kiếm, HN

- NAVIBANK Cầu Giấy - Địa chỉ: 44 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, HN - NAVIBANK Ngọc khánh - Địa chỉ: 21 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, HN - NAVIBANK Trung Hòa - Địa chỉ: Số 8, Lô 11A Trung Hòa, Cầu Giấy, HN - NAVIBANK Hà Tây - Địa chỉ: 385 đường Quang Trung, Q.Hà Đông, HN - NAVIBANK Thanh Nhàn - Địa chỉ: 298 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, HN

- NAVIBANK Long Biên - Địa chỉ: 168 Nguyễn Văn Cừ, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, HN

- NAVIBANK Hoàng Mai – Địa chỉ: 677 Giải Phóng, P.Giáp Bát, Q.Hoàng Mai, HN

Là một trong những chi nhánh lớn trong hệ thống, NAVIBANK HN được thành lập từ năm 2000, NAVIBANK HN đã có những bước phát triển phù hợp, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của NAVIBANK cũng như ngành Ngân hàng và kinh tế-xã hội trên địa bàn Hà Nội. Bên cạnh các mặt nghiệp vụ khác, vốn được coi là thế mạnh của NAVIBANK. NAVIBANK HN cũng có những bước đột phá trong việc phát triển thị trường thẻ và hệ

thống thanh toán tự động. Tính đến 12/2010 tổng số lượng thẻ mà Ngân hàng đã phát hành bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ đạt 23.495 thẻ, tăng 208,50%

so với năm 2009. Trong đó thẻ ghi nợ chiếm 97,99%. Ngoài việc đẩy mạnh sản phẩm thẻ truyền thống, chi nhánh đã liên kết với các đối tác khác để đưa ra những sản phẩm thẻ nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng khi sử dụng như triển khai sản phẩm thẻ SG24, thẻ PAYOO. Bên cạnh đó nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với cá dịch vụ thẻ khác trên thị trường, bổ sung các tiện ích gia tăng cho Ngân hàng khi sử dung sản phẩm thẻ Navicard. Ngân hàng đang thử nghiệm và từng bước hoàn thiện các dịch vụ trên thẻ ATM như chuyển tiền ngoài hệ thống Navicard, thanh toán tiền điện, nước, các chi phí sinh hoạt khác. NAVIBANK HN đã phát hành được gần 1500 thẻ tín dụng, doanh số thanh toán năm 2010 ước đạt 20 tỷ đồng, thẻ ghi nợ trong nước và quốc tế đạt gần 40.000 thẻ, doanh số rút tiền mặt là 262 tỷ, doanh số chuyển khoản đạt 143 tỷ đồng.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NAVIBANK-Chi nhánh HN Trong năm 2010 Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Tuy vậy chính trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn và thách thức này, bằng những ứng biến linh hoạt kịp thời kết hợp với quyết tâm và sự nỗ lực vươn lên không ngừng nghỉ. NAVIBANK cơ bản đã vượt qua được khủng hoảng cũng như bước đầu gặt hái được những thành quả nhất định. Đây là sự cố gắng rất lớn của Hội đồng quản trị, Ban điều hành cùng toàn thể CBNV NAVIBANK trong năm qua. Dưới đây là bảng kết quả kinh doanh.

Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của NAVIBANK HN

Đơn vị tính: VNĐ

1. Tổng thu nhập 1.714.749.816.334

2. Tổng chi phí 1.224.485.399.459

3. Lợi nhuận trước thuế 209.733.617.715

4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 52.433.991.850

5. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 157.299.625.865

6. Vốn và các quỹ 2.074.739.478.495

7. Lợi nhuận chưa phân phối/lỗ lũy kế 209.519.519.514

8. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 37.878.007.047

9. Chi phí từ hoạt động dịch vụ 9.925.679.106

(Nguồn báo cáo tài chính NAVIBANK năm 2010) 2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NAVIBANK-Chi nhánh HN 2.2.1. Tình hình huy động vốn

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn, trong thời gian qua NAVIBANK đã luôn cố gắng nỗ lực để mở rộng nguồn vốn huy động, Tổng nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm với tốc độ tăng lớn.

Cú thể thấy rừ điều này qua bảng số liệu được phõn tớch rừ ở phần sau. Với việc tăng vốn huy động qua các năm đặc biệt là trong hoàn cảnh kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng khủng hoảng toàn cầu như 2008, 2009, thì NAVIBANK đã ngày càng khẳng định vị trí của mình là một mắt xích quan trọng trong hệ thống NHTMCP Việt Nam và toàn hệ thống Ngân hàng, luôn đảm bảo nguồn vốn cho nền kinh tế.

Trên cơ sở nhận định mức độ rủi ro của thị trường, Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát tăng trưởng và luôn có sự điều chỉnh về chính sách tín dụng cho phù hợp với những diễn biến của thị trường đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Thực hiện chính sách kích cầu của Chính phủ, Ngân hàng đã tích cực triển khai hiệu quả, an toàn và đúng quy định chương trình hỗ trợ lãi suất. Vay ngắn hạn là chủ yếu, chiếm gần 80% và tập trung chủ yếu nhóm ngành Công nghiệp chế biến thủy sản, Xây dựng và Thương nghiệp.

Với số vốn liên tục tăng qua các năm thì việc sử dụng vốn sao cho vừa an toàn, vừa hiệu quả là một thách thức lớn đối với Ngân hàng. Ngân hàng có thể sử dụng vốn huy động được để cho vay hoặc đầu tư. Trước hết ta xem xét hoạt động tín dụng vì đây là hoạt động quan trọng nhất đem lại nguồn lợi chủ yếu cho các Ngân hàng hiện nay.

Bảng 2.2. Tổng dư nợ của NAVIBANK HN qua các năm

TIÊU CHÍ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

A. Theo TP kinh tế 5.474559

100,00

% 9.959.607

100,00

%

10.766.55 4

100,00%

1. Dân cư 2.302.127 42,05% 3.208.700 32,22% 5.383.277 50,00%

2. Tổ chức kinh tế

3.172.43

2 57,95% 6.750.907 67,78% 5.383.277 50,00%

B. Theo thời hạn 5.474.559

100,00

% 9.595.607

100,00

%

10.766.55

4 100,00%

1. Ngắn hạn

1.961.76

6 35,83%

4.906.17

8 49,26% 6.165.306 55,00%

2. Trung dài hạn

3.512.79

3 64,17% 5.053.429 50,74% 4.601.248 45,00%

(Nguồn báo cáo tài chính của NAVIBANK năm 2008/2009/2010) Như vậy có thể thấy từ năm 2008 đến năm 2009 tổng dư nợ tín dụng tăng với tốc độ ngày càng cao, chỉ trong vòng 2 năm mà tổng số dư nợ đã tăng lên gần 2 lần từ 5.474559 năm 2008 đến9.959.697 năm 2009. Tuy nhiên điều này cũng được đánh giá là tốc độ tăng trưởng quá nóng, là một trong những nguyên nhân dẫn tới lạm phát giai đoạn cuối năm 2009, kéo dài sang năm 2010. Bước sang năm 2010 do những khó khăn chung của nền kinh tế cũng làm cho nhu cầu chi tiêu cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh bị cắt giảm, lượng tín dụng mà Ngân hàng cấp ra vì thế cũng giảm sút. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức không được cao như sự tăng trưởng lượng tín dụng đột phá của năm 2009. Tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm mạnh do rất nhiều nguyên nhân: thứ nhất là tình trạng thiếu tính thanh khoản của các Ngân hàng

trong giai đoạn đầu năm, nhiều Ngân hàng phải hạn chế tối đa hoạt động tín dụng, thị trường chứng khoán và bất động sản sụt giảm, và những biện pháp trong chính sách tiền thắt chặt nhằm đẩy lùi lạm phát. Dự nợ tín dụng của Ngân hàng ước tính đến 31/12/2010 đạt 10.766.554 triệu đồng, tăng trên 17,8% so với năm 2009. Tuy nền kinh tế của cả nước và toàn ngành nói chung còn khó khăn nhưng có được kết quả này là vì chi nhánh đã luôn thực hiện tốt công tác quản lý vốn, đảm bảo tính thanh khoản và tránh được rủi ro về lãi suất. Chi nhánh đã linh hoạt hơn trong việc vay gửi nội bộ không để tình trạng thiếu hụt dự trữ bắt buộc diễn ra cũng như đã đảm bảo được lợi nhuận gửi vốn. Trong đó việc cân đối kỳ hạn vay, gửi, dự báo biến động lãi suất đã được tính toán một cách cẩn trọng. Hơn nữa chi nhánh đã chủ động đàm phán lãi suất thỏa thuận với phòng quản lý và kinh doanh với Hội sở chính để gửi tương ứng những món tiền lớn, vừa đảm bảo thu hút khách hàng, vừa đảm bảo lợi nhuận cho chi nhánh.

2.2.1.1. Nguồn huy động vốn

Nguồn vốn huy động của NAVIBANK rất phong phú.Hiện nay NAVIBANK có những nguồn huy động vốn chủ yếu sau:

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế (tiền gửi không kỳ hạn,tiền gửi có kỳ hạn) - Tiền gửi của dân cư (tiền gửi tiết kiệm,tiền gửi không kỳ hạn)

- Phát hành công cụ nợ - Nguồn đi vay

- Các nguồn huy động khác.

Nguồn vốn huy động từ Tổ chức kinh tế và dân cư (bao gồm phát hành giấy tờ có giá) đến cuối năm 2010 ước tính đạt 18.800.000 triệu đồng, tăng gần 65% so với năm 2009. Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng sẽ được duy trì ở mức độ hợp lý nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như bù đắp một phần thiếu hụt nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư.

Nguồn vốn này ước đạt 3.800.000 triệu đồng.

Ngân hàng sẽ dùng khoảng 30%-40% vốn tự có (trong tỷ lệ cho phép) để tham gia liên doanh, góp vốn, Đầu tư dài hạn. Và Ngân hàng sẽ dùng khoảng

2.540.000 triệu đồng để tham gia hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 5% và 3% so với tổng dư nợ. Chênh lệch thu chi lãi của Ngân hàng: hoạt động huy động vốn và cho vay đối với khách hàng có chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào bình quân đạt tối thiểu 4,00% năm. Hoạt động đầu tư tiền gửi trên thị trường liên Ngân hàng có chênh lệch lãi suất đầu ra-đầu vào bình quân đạt tối thiểu 0,10% năm. Hoạt động liên doanh, góp vốn có tỷ lệ cổ tức đạt tối thiểu 8% năm. Doanh thu hoạt động dịch vụ năm 2010 đạt tối thiểu 15% trên tổng doanh thu toàn Ngân hàng. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng, đặc biệt là gia tăng( tối thiểu 70,00% ) tỷ trọng các khoản vay thuộc đối tượng áp dụng lãi suất thỏa thuận trên tổng dư nợ để đảm bảo mức chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào-đầu ra tối thiểu đạt 4% năm.

2.2.1.2. Chi phí huy động vốn

Xác định chi phí huy động vốn là một việc làm rất hữu ích cho ngân hàng, từ đó xây dựng chính sách kinh doanh và xác đinh mức lãi suất phù hợp. NAVIBANK quan đã quan tâm tới việc đánh giá chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động và sự biến động của chi phí này thông qua chỉ tiêu lãi suất bình quân.

Tỷ lệ trả lãi bình quân= chi phí trả lãi/tổng nguồn vốn huy động*100%

Trong năm 2010, lãi suất Ngân hàng có nhiều biến động, đặc biệt trong giai đoạn đầu năm khi các Ngân hàng đang khan hiếm tiền mặt, đã xảy ra một cuộc chạy đua lãi suất giữa các Ngân hàng

2.2.1.3. Lãi suất huy động vốn

Lãi suất luôn là một yếu tố quan trọng trong việc huy động vốn của Ngân hàng. Muốn thu hút được nguồn vốn dồi dào thì phải có nhiều chính sách thay đổi lãi suất. Hiện nay hầu như các Ngân hàng thương mại đều tăng lãi suất, điều này đã thúc đẩy việc huy động vốn từ tầng lớp dân cư một cách có hiệu quả. NHTMCP NAM VIÊT (NAVIBANK) vừa thông báo tăng lãi suất tiết kiệm bậc thang VND đối với khách hàng cá nhân toàn hệ thống. Biểu lãi suất mới được ban hành có sự điều chỉnh tăng ở hầu hết các kỳ hạn gửi với mức tăng thấp nhất là 0,3% năm trong các kỳ hạn 1-3 tháng và cao nhất tới 0,5% năm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần nam việt NAVIBANK (Trang 21 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w