Lựa chọn tiêu chuẩn cho VNPT

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP HỘI TỤ MẠNG DI ĐỘNG CỐ ĐỊNH VÀ ỨNG DỤNG CHO MẠNG VIỄN THÔNG CỦA VNPT (Trang 39 - 42)

PHƯƠNG ÁN TÍCH HỢP CỐ ĐỊNH VÀ DI ĐỘNG CHO VNPT

IV.1. Lựa chọn tiêu chuẩn cho VNPT

Phần này sẽ xem xét các yêu cầu chung cho mạng NGN cố định và di động, từ đó đưa ra đề xuất tiêu chuẩn phù hợp cho yêu cầu của từng loại mạng.

IV.1.1. Yêu cầu chung cho mạng NGN cố định

Với mục tiêu xây dựng mạng NGN cố định nhằm cung cấp đa dịch vụ, hội tụ chung trên nền mạng MPLS, sẵn sàng hội tụ với mạng di động, mạng NGN cố định cần thoả mãn các yêu cầu sau.

IV.1.1.1. Yêu cầu đối với các lớp mạng a) Lớp truy nhập

• Hỗ trợ truy nhập cả mạng riêng và mạng công cộng

• Hỗ trợ khả năng truy nhập băng rộng

• Hỗ trợ mô hình truy nhập hỗn hợp theo cả phương thức truyền tải và cấu hình

• Tất cả các kiểu mạng truy nhập phải có khả năng cung cấp chuyển tải IP

• Các ứng dụng, các dịch vụ, điều khiển phải độc lập với kiểu mạng truy nhập đang sử dụng.

b) Lớp chuyển tải

• Mạng lừi cần cú dung lượng lớn, khả năng thực thi cao, đảm bảo năng lực chuyển tải cho nhiều nhà khai thác, nhiều loại hình dịch vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

• Mạng biên cần có khả năng cung cấp các loại giao diện sử dụng khác nhau

• Hỗ trợ truyền thông thời gian thực thông qua các mô hình kết nối qua nhiều mạng.

• Có cơ chế bảo đảm an toàn cho mạng chuyển tải.

• Có khả năng quản lý tài nguyên chuyền tải trong các ứng dụng khác nhau.

• Đáp ứng nhiều phương thức mã hoá và giải mã để thực hiện chức năng chuyển đổi mã.

c) Lớp điều khiển và báo hiệu

• Có năng lực xử lý phù hợp với số lượng thuê bao và lưu lượng phát sinh.

• Hỗ trợ nhiều loại giao diện, giao thức khác nhau để phối hợp hoạt động với mạng PSTN/ISDN.

• Có các giao diện mở với lớp ứng dụng - dịch vụ.

• Có cơ chế bảo vệ và dự phòng cho các thiết bị điều khiển – báo hiệu.

d) Lớp ứng dụng – dịch vụ

• Có năng lực xử lý phù hợp để phối hợp hoạt động với các thiết bị ở lớp điều khiển – báo hiệu.

• Hỗ trợ các giao diện lập trình ứng dụng API

• Cung cấp các phương tiện cần thiết hỗ trợ phát triển các dịch vụ mới

• Có khả năng quản lý các dữ liệu thuê bao bao gồm nhận dạng, nhận thực và trao quyền.

• Có khả năng xử lý và lưu trữ dữ liệu cước.

IV.1.1.2 Các yêu cầu về chất lượng dịch vụ QoS Các yêu cầu chung đối với QoS trong NGN bao gồm:

• Mạng NGN phải cung cấp QoS toàn trình (end-to-end)

• Mạng NGN phải cung cấp một dải rộng các dịch vụ có đảm bảo QoS

• QoS toàn trình phải được cung cấp trong miền mạng NGN và qua các miền mạng khác

• Các mức QoS thích hợp sẽ được duy trì trong trường hợp sử dụng chức năng multicast

IV.1.1.3. Các yêu cầu đối với vận hành, khai thác và bảo dưỡng OAM

Chức năng vận hành, khai thác, bảo dưỡng trong môi trường NGN được phân loại thành “OAM cơ bản” và “OAM dịch vụ”. OAM cơ bản là các chức năng OAM tại lớp chuyển tải, OAM dịch vụ là chức năng OAM ở lớp dịch vụ.

• Các yêu cầu đối với OAM cơ bản

- Các chức năng OAM phải đơn giản và được cấu hình một cách dễ dàng (lý tưởng là tự cấu hình) để cho phép mở rộng có hiệu quả đối với kích thước mạng lớn

- Lỗi và các sự cố phải được phát hiện, chuẩn đoán, định vị và thông báo tới bộ phận quản lý mạng phù hợp và các hoạt động tương ứng thích hợp phải được thực hiện

- OAM có các cơ chế đảm bảo khách hàng không có khả năng khởi tạo bất kỳ chức năng OAM nào của nhà cung cấp dịch vụ/nhà điều hành mạng

- Các khách hàng không phát hiện lỗi, các lỗi này cần được phát hiện và định vị bởi các nhà cung cấp dịch vụ

- Các chức năng OAM truyền tải cùng tuyến với lưu lượng được sử dụng cho việc giám sát và đo kiểm lỗi và hiệu năng

- Các chức năng OAM có khả năng tương thích với các chức năng OAM cũ

- Các chức năng OAM sẽ thực hiện một cách tin cậy thậm chí dưới điều kiện liên kết bị suy giảm chức năng, ví dụ như các sự kiện lỗi

- Hỗ trợ các mối quan hệ giữa các lớp

• Các yêu cầu đối với OAM dịch vụ

- Các khách hàng không phát hiện các lỗi dịch vụ, các lỗi này được phát hiện và định vụ bởi nhà cung cấp dịch vụ

- Thời gian ngưng trệ dịch vụ cần được ghi lại để đánh giá hiệu năng và độ khả dụng của mạng.

IV.1.1.4. Các yêu cầu về quản lý

Quản lý các mạng NGN được dự kiến để hỗ trợ một dải rộng các vùng quản lý, các vùng này bao gồm toàn bộ phần quy hoạch, lắp đặt, hoạt động, quản trị, bảo dưỡng và giám sát các dịch vụ và mạng. Mục tiêu mức cao là để cung cấp các mạng có hiệu quả chi phí và có khả năng tồn tại. ITU-T đưa ra năm vùng chức năng quản lý như sau:

- Quản lý lỗi - Quản lý cấu hình

- Quản lý thanh toán - Quản lý hiệu năng - Quản lý bảo mật.

IV.1.2. Yêu cầu chung cho mạng NGN di động

Yêu cầu chung cho mạng NGN di động cũng tương tự như của mạng NGN cố định. Tuy nhiên, do đặc thù của mạng di động, mạng NGN di động không bắt buộc phải hỗ trợ các giao thức truy nhập cố định băng rộng hay vô tuyến băng rộng như WLAN, WiMAX,… Ngoài ra, khả năng di động và chuyển vùng tự động trong cuộc gọi (in call handoff) phải được đảm bảo.

IV.1.3. Đề xuất tiêu chuẩn

Dựa theo các yêu cầu chung đã đề cập ở trên cũng như các nghiên cứu về năng lực của kiến trúc NGN R1 và IMS của 3GPP/3GPP2, chúng tôi xin đề xuất:

1. Áp dụng bộ tiêu chuẩn ETSI TISPAN NGN Release 1 để định hướng kiến trúc mạng hội tụ cho phần mạng cố định.

2. Áp dụng bộ tiêu chuẩn 3GPP R7 để định hướng kiến trúc mạng hội tụ cho phần mạng di động GSM.

3. Áp dụng bộ tiêu chuẩn 3GPP2 MMD để định hướng kiến trúc mạng hội tụ cho phần mạng di động CDMA.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP HỘI TỤ MẠNG DI ĐỘNG CỐ ĐỊNH VÀ ỨNG DỤNG CHO MẠNG VIỄN THÔNG CỦA VNPT (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w