IV.2 Hiện trạng mạng PSTN/PLMN của VNPT IV.2.1 Mạng chuyển mạch

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP HỘI TỤ MẠNG DI ĐỘNG CỐ ĐỊNH VÀ ỨNG DỤNG CHO MẠNG VIỄN THÔNG CỦA VNPT (Trang 42 - 49)

IV.2.1. Mạng chuyển mạch

Cấu trúc mạng chuyển mạch hiện nay của VNPT được chia thành 4 cấp:

- Cấp quốc tế bao gồm các tổng đài Gateway, các đường truyền dẫn quốc tế như: các trạm vệ tinh mặt đất, các hệ thống cáp quang biển, vệ tinh Vinasat. - Cấp quốc gia (liên tỉnh) bao gồm các tuyến truyền dẫn đường trục, các tổng

đài Transit quốc gia, mạng thông tin di động, truyền số liệu.

- Cấp vùng (nội tỉnh/thành phố) bao gồm các tuyến truyền dẫn nội tỉnh, các tổng đài host và các tổng đài vệ tinh do các bưu điện tỉnh, thành phố quản lý, vận hành, khai thác.

- Cấp truy nhập bao gồm thuê bao của host, các vệ tinh, thiết bị truy nhập thuê bao quang, cáp đồng, vô tuyến,…

Cấp chuyển mạch quốc tế: các tổng đài kết nối theo dạng lưới nhằm định tuyến lưu lượng tràn qua các kênh quốc tế và bảo đảm an toàn mạng lưới. Khi một tổng đài Gateway bị sự cố, các tổng đài transit định tuyến lưu lượng quốc tế sang vùng Gateway khác theo sự điều hành của trung tâm quản lý mạng quốc gia. Lưu lượng các vùng phía Bắc, Trung, Nam chuyển tiếp qua tổng đài chuyển tiếp quốc gia vùng lên G/W quốc tế tương ứng. Truyền dẫn sử dụng cáp quang và vệ tinh

Mạng chuyển mạch quốc gia hiện tại do VTN quản lý bao gồm 07 tổng đài transit quốc gia TOLL/VTN: 03 tổng đài AXE 10 Local 6(BYB 202): tại Hà nội, HCM, Đà nẵng; 04 tổng đài AXE 10 Local 7.2 (BYB 501) tại Hà Nội, Đà nẵng, TP.HCM và Cần Thơ. 07 tổng đài AXE đều có tính năng STP làm điểm chuyển tiếp báo hiệu cho hệ thống báo hiệu C7 của toàn mạng.

Mạng chuyển mạch nội hạt bao gồm các tổng đài host, các trạm vệ tinh, tổng đài độc lập, thiết bị truy nhập thuê bao cáp đồng, cáp quang… được phân thành 2 cấp: chuyển mạch nội hạt và truy nhập thuê bao.

IV.2.2. Mạng truy nhập

Mạng truy cập của mạng Viễn thông Việt nam được phân chia thành: Hệ thống mạng truy nhập hữu tuyến và Hệ thống mạng truy nhập vô tuyến. Trong hệ thống mạng truy nhập hữu tuyến, mạng ngoại vi hiện chủ yếu vẫn là cáp đồng, có thể là cáp treo hay đi theo hệ thống cống bể cáp kể kết nối thuê bao điện thoại với tổng đài. Hệ thống mạng truy nhập quang hiện đang được triển khai. Hệ thống truy nhập tốc độ cao dựa trên mạng cáp đồng có sẵn ADSL đang được hình thành tại các tỉnh thành lớn. Hiện nay VNPT đã phủ mạng cáp ADSL đến hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước.

Hiện hệ thống truy nhập vô tuyến bao gồm hai cấu hình chính là: điểm-đa điểm và mạch vòng thuê bao vô tuyến WLL. Phạm vi áp dụng chủ yếu là bổ sung cho hệ thống truy nhập cáp đồng sử dụng tại các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội và TP HCM; và là hệ thống truy nhập chính ở những vùng nông thôn, vùng núi... nơi việc

xây dựng cáp hữu tuyến gặp khó khăn. Các hệ thống vô tuyến điểm-đa điểm hiện được triển khai với dung lượng nhỏ gồm các hệ thống DRMASS; IRT 2000; VNMR- 2000 và PS Phone-2000.. Các hệ thống mạch vòng WLL sử dụng nhiều công nghệ truy nhập khác nhau như SDMA, TDMA gồm T400-PROXIMITY, GMH 2000, STAREX-WLL.

IV.2.3. Mạng di động

Theo thông báo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối tháng 5/2008 VNPT đã có khoảng 25 triệu thuê bao di động, trong đó Vinaphone có khoảng 12 triệu máy, MobiFone có khoảng 13 triệu máy. (Nguồn: Việtnamnet)

Mạng Vinaphone:

•Sử dụng công nghệ GSM

•Tổng số hiện có 24 tổng đài MSC, 5284 trạm BTS

•Dịch vụ chuyển vùng quốc tế: Vinaphone đã ký kết với gần 200 đối tác quốc tế , thực hiện dich vụ Roaming đến hầu khắp các nước trên thế giới.

•Hệ thống chuyển mạch của Vinaphone sử dụng các họ tổng đài của các hãng lớn trên thế giới như Siemens, Nokia, Ericsson. Đối với các tổng đài MSC của Vinaphone nhiều tổng đài TDM based, khả năng nâng cấp để tương thích với mạng NGN là rất khó.

•Đối với báo hiệu nội mạng, giao tiếp báo hiệu giữa MSC và BSC sử dụng báo hiệu C7. Báo hiệu giữa HLR với các MSC và TSC sử dụng báo hiệu C7. •Hiện nay VNP đã nâng cấp lên GPRS và đang thử nghiệm EDGE

Mạng VMS:

•Sử dụng công nghệ GSM

•Tổng số có 35 tổng đài MSC, 5425 BTS.

•Dịch vụ chuyển vùng quốc tế: Đã khai thác chinh thức với 104 đối tác/52nước. •Báo hiệu C7 được sử dụng giữa các MSC và BSC, giữa MSC và HLR

•Sử dụng các họ tổng đài MSC-Ericsson, Alcatel, Huawei

•Hiện nay mạng di động của VMS đã được nâng cấp lên GPRS và đang thử nghiệm EDGE

•Đến cuối năm 2010, mạng Mobifone sẽ phủ sóng phục vụ khoảng 93% dân số trên lãnh thổ Việt Nam

IV.2.4. Mạng Internet & truyền số liệu

Tổng dung lượng quốc tế trong mạng Internet của Việt Nam tính đến tháng 7 năm 2008 là 18188.0 Mbps. Số lượng thuê bao quy đổi là 20240132. Tỷ lệ số dân sử dụng Internet vào khoảng 23.7% (Nguồn:VINIC)

Bảng IV-1 – Tình hình phát triển Internet

Số người sử dụng : 20240132

- Tỉ lệ số dân sử dụng Internet : 23.70 %

- Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam : 24736 Mbps

- Tổng băng thông kênh kết nối trong nước: 40097 Mbps

(trong đó băng thông kết nối qua trạm trung chuyển

VNIX: 24000 Mbps)

- Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung chuyển VNIX : 27696618 Gbytes

- Tổng số tên miền .vn đã đăng ký: 79698

- Tổng số tên miền Tiếng Việt đã đăng ký: 3856

- Tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp : 3854848 địa chỉ

- Số lượng địa chỉ IPv6 qui đổi theo đơn vị /64 đã cấp : 37770393600 /64 địa chỉ

- Tổng thuê bao băng rộng (xDSL) : 1703858

Cấu trúc mạng truyền số liệu gồm 3 tầng: Tầng trên gồm 2 nút TP4 làm chức năng Gateway kết nối đi Mỹ. Tầng giữa gồm 3 nút đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh tạo thành trục trong nước, kết nối với nhau bằng đường 2Mbps. Tầng dưới gồm các TP4 và TP8 đặt tại 28 tỉnh, thành.

Bảng IV-2: Tình hình phát truển thuê bao Internet của các ISP

Nguồn: VNNIC (7/2008)

Đơn vị Tổng thuê

bao

Thị phần (%)

Công ty cổ phần Viễn Thông Hà Nội (HanoiTelecom) 785 0.00 Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) 2033066 10.04

Đơn vị Tổng thuê bao

Thị phần (%)

Công ty cổ phần Dịch vụ Internet (OCI) 2033066 10.04 Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn

(SPT) 682072 3.36

Công ty NetNam-Viện CNTT (NetNam) 212815 1.05 Công ty Đầu tư và phát triển công nghệ (FPT) 1585006 7.83 Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT) 15322112 75.70 Công ty viễn thông điện lực 321912 1.59 Công ty phát triển phần mềm Quang Trung 9005 0.04

Công ty NGT 1550 0.00

Tổng Thuê bao 20240132 100,00

IV.2.5. Mạng VoIP

Mạng VoIP quốc tế: gồm 2 mạng quốc tế hiện độc lập với nhau do VTI quản lý kết nối với các đối tác quốc tế và lưu thoát lưu lượng qua tổng đài Toll. Mạng thứ nhất hiện dùng để kết nối với các đối tác TITC, iBasic, Alpha technology, Singtel, MIC, Reach (HongKong). Mạng thứ 2 hiện dùng để kết nối với các đối tác TTL/PCCW và NetGlobal/Qwest. Mạng VoIP quốc tế cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế cho 64 tỉnh. Các thiết bị sử dụng của các đối tác cung cấp khác nhau và hiện không kết nối với mạng VoIP của VDC.

Mạng VoIP trong nước do VDC quản lý kết nối tới nhiều tỉnh thành trong nước, sử dụng hệ thống thiết bị của Cisco, kết nối với tổng đài Transit quốc gia bằng hệ thống báo hiệu số 7. Mạng VoIP thứ nhất của VTI kết nối với mạng VoIP trong nước qua đường Gigabit Ethernet tại 3 điểm HNI, HCM và Đà Nẵng khi dịch vụ Prepaid được triển khai. Mạng thứ hai cũng kết nối với VoIP trong nước qua kết nối GE.

IV.2.6. Hiện trạng mạng NGN của VNPT

Cấu hình mạng NGN của VNPT hiện thời dựa trên công nghệ SURPASS của Siemens được trình bày trong Hình IV-1. Về tổng thể, mạng lõi bao gồm 03 router M160 đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và T/p Hồ Chí Minh. Phần điều khiển của mạng gồm 02 softswitch HiQ9200 của Siemens đặt tại Hà Nội và T/p Hồ Chí Minh. Lưu lượng thoại từ các tỉnh được đưa qua các Media Gateway nội tỉnh trước khi đi vào phần mạng lõi.

Hình IV-1: Cấu hình kết nối NGN pha 2 (Nguồn Ban Viễn thông, VNPT)

IV.2.6.2. Chức năng của các phần tử chính trong mạng

HiG 1000

Thực hiện chức năng Media Gateway, là cầu nối trung gian giữa mạng TDM và mạng IP, có nhiệm vụ chuyển đổi lưu lượng từ mạng này sang lưu lượng tương ứng của mạng khác (chuyển đổi từ TDM sang IP và ngược lại). Tuỳ theo nhu cầu thực tế HiG 1000 có thể kết nối với mạng PSTN của một tỉnh hoặc nhiều tỉnh để thu gom lưu lượng VoIP và lưu lượng của các dịch vụ thông minh trước khi chuyển lên các Router biên trong mạng NGN. Năng lực: Max: 56E1/ HiG 1000.

ERX-1410

Chức năng BRAS cho mạng truy nhập Internet băng rộng ADSL. Chức năng Router biên trong mạng MPLS: gán nhãn và xác định độ ưu tiên của các gói tin trước khi truyền lên trên core Router. Thu gom lưu lượng từ các BRAS và các MG trong từng vùng xác định. Tuỳ theo nhu cầu thực tế đối với những Node có lưu lượng trung bình thì chỉ có 1 ERX-1410 thực hiện cả 2 chức năng trên, đối với những Node có lưu lượng lớn như Hà Nội, HCM… thì phải có 2 ERX-1410 thực hiện từng chức năng riêng biệt. Năng lực chuyển mạch: max. 40Gbit/s.

M-160

Thực hiện chức năng chuyển tải lưu lượng giữa các khu vực. Thiết bị M-160 được lắp đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. HCM. Năng lực: max. 160 Gbit/s.

HiQ 4000

Cung cấp các dịch vụ ứng dụng đa phương tiện cho mạng NGN như: Call Waiting Internet, WebdialPage, FreeCallButton

HiR200

Cung cấp các âm thông báo trong mạng NGN.

HiQ 9200 SoftSwitch

Máy chủ cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị cho cuộc gọi-(Call Feature Server) - Các bộ điều khiển cổng đa phương tiện-(Media Gateway Controller) - Cổng báo hiệu-(Signaling Gateway)

- Điều khiển, kết nối các cuộc gọi.

- Cung cấp các dịch vụ ứng dụng: trả trước Prepaid, Toll Free, Tự động lựa chọn dịch vụ-Automatic Service Selection.

Năng lực: cho phép tối đa là 4 triệu BHCA

NetManager

Thực hiện chức năng điều khiển, quản lý các thiết bị Surpass: HiG 1000, HiQ 9200, HiQ 4000, HiR 200…

Từ các thông tin trên, có thể thấy rằng mạng viễn thông hiện thời của VNPT có những đặc điểm sau:

 Thuận lợi:

- Toàn bộ mạng lưới bao gồm chuyển mạch và truyền dẫn đều đã được số hoá, - Công nghệ truyền dẫn và truy nhập hiện đại, là cơ sở tốt để phát triển mạng

NGN,

- Cung cấp cả dịch vụ cố định và di động,

- Vùng phủ sóng dịch vụ cố định và di động lớn, số lượng thuê bao cố định và di động lớn. Loại hình dịch vụ tương đối đa dạng, đặc biệt là mạng di động.  Khó khăn:

- Nhiều chủng loại thiết bị của nhiều hãng cung cấp thiết bị nên việc quản lý bảo dưỡng khó khăn,

- Chất lượng mạng ngoại vi nhiều nơi không được đảm bảo (khó đạt được tốc độ ADSL tiêu chuẩn),

- Việc phân vùng mạng hiện chưa được thực hiện hợp lý, gây khó khăn trong việc sử dụng tài nguyên mạng một cách tối ưu,

- Nguồn thu chính vẫn dựa vào thoại,

- Năng lực của mạng NGN hiện thời chưa cao, chưa thể cung cấp giao diện ứng dụng cho nhà cung cấp bên thứ ba.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP HỘI TỤ MẠNG DI ĐỘNG CỐ ĐỊNH VÀ ỨNG DỤNG CHO MẠNG VIỄN THÔNG CỦA VNPT (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w