PHẦN II: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRONG THỰC TIỄN
II. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRÊN THẾ GIỚI
Có thể nói cổ tức đã trở nên quen thuộc và là mối quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trên thế giới, không ai có thể phủ định tầm quan trọng của cồ tức hiện nay, bởi lẽ ngày nay phần trăm thu nhập từ cổ tức đã chiếm một phần quan trọng trong thu nhập kiếm được của một cá nhân hay nhà đầu tư các nước. Do đó chính sách cổ tức là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp ngày nay.
HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 20
1. Tình hình chi trả cổ tức ở Mỹ
Ngày nay, nền kinh tế Mỹ lấy làm kiêu hãnh về một mạng lưới các doanh nghiệp rộng khắp, từ các doanh nghiệp chỉ do một người làm chủ cho đến những tập đoàn lớn nhất thế giới. Mỹ có thể được xem là quốc gia cung cấp một cách đầy đủ thông tin cho các nghiên cứu về nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế. Sau đây chúng ta cùng xem xét về chính sách cổ tức ở Mỹ trong thời gian qua.
1.1 Cổ tức Mỹ trước khủng hoảng
- Đầu tiên, cổ tức có xu hướng đi theo lợi nhuận, ổn định hơn lợi nhuận; tức là, gia tăng cổ tức thường đi sau sự gia tăng trong lợi nhuận và ngược lại sự cắt giảm cổ tức đôi khi đi sau sự sụt giảm trong lợi nhuận.
Tình hình lợi nhuận của các công ty trong khoảng thời gian từ năm 1973 đến năm 1988 có nhiều biến động theo chiều hướng đi lên. Trong khi đó thì chính sách chi trả cổ tức trong khoảng thời gian này vẫn duy trì ở mức ổn định tỷ suất cổ tức chỉ dao động từ 3,68% - 5,57%, tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức chỉ nằm trong khoảng 39,81 – 57,16
%. Tính trung bình qua các năm thì các công ty ở Mỹ có tỷ suất cổ tức ở mức 3,35% và tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức ở mức 49,78%. Hơn nữa, ta thấy cổ tức có xu hướng giảm qua nhiều năm (tỷ suất cổ tức năm 1960 và năm 2003 tương ứng là 3,41% và 1,61%; và tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức năm 1960 và năm 2003 tương ứng là 63,86% và 33,065%). Điều này cho thấy các công ty ở Mỹ có chính sách cổ tức ổn định và rất chú trọng đến việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư nhằm tạo ra sự tăng trưởng đều trong dài hạn hơn.
- Thứ hai, cổ tức thường ổn định bởi vì các công ty thường rất miễn cưỡng khi thay đổi cổ tức; đặc biệt, các công ty tránh việc cắt giảm cổ tức kể cả khi lợi nhuận giảm.
Việc thay đổi này rất miễn cưỡng, do một số nhân tố. Đầu tiên, mối quan tâm của công ty là khả năng đạt được cổ tức cao hơn trong những thời điểm tương lai.Yếu tố khác nữa là cách nhìn tiêu cực của thị trường khi cắt giảm cổ tức và hệ quả là giá cổ phiếu giảm. Qua các năm, số lượng các công ty không thay đổi cổ tức vượt trội hơn nhiều so với những công ty có cổ tức thay đổi. Và trong số các công ty thay đổi cổ tức thì tỷ lệ trung bình các công ty gia tăng cổ tức thì nhiều hơn các công ty cắt giảm cổ tức.
HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 21
1.2 Cổ tức Mỹ trong thời kỳ khủng hoảng
Trong những năm gần đây, nhiều công ty tài chính đã quá vội vàng đưa ra chính sách cổ tức và thanh toán tiền cổ tức một cách không ổn định trong thời kỳ kinh tế đi xuống. Điều này trái quy luật và các nhà đầu tư thường tập trung vào các công ty trả cổ tức đều đặn trong 25, 40 hoặc 50 năm vì đó là công ty có thể điều hành được các luồng vốn và có thể trả cổ tức mà không phụ thuộc vào tình hình tài chính của đất nước.
Ngày 7/4/2008, công ty dịch vụ tài chính Standard & Poor’s thông báo, trong quý đầu tiên của năm 2009, số công ty Mỹ giảm cổ tức tăng kỷ lục và số công ty tăng cổ tức cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1955.
Theo Standard & Poor’s, một trong những công ty lớn nhất của Mỹ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ liên quan tới xếp hạng tín dụng, chỉ số phát triển của công ty, giải pháp chống rủi ro…, thì trong số 7.000 công ty thuộc sở hữu công cộng cung cấp thông tin về cổ tức cho Standard & Poor’s, có tới 367 công ty giảm cổ tức trong quý I/2009, so với 83 công ty giảm cổ tức trong quý I/2008; chỉ có 283 công ty thông báo kế hoạch tăng cổ tức trong quý I, so với 598 công ty đã tăng cổ tức trong cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân chính của việc giảm cổ tức là cuộc khủng hoảng tín dụng hiện đang diễn ra tại nhiều nước trên thế giới và đặc biệt nghiêm trọng tại Mỹ. Ngành dịch vụ tài chính là ngành có nhiều công ty giảm cổ tức nhất v́ họ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tín dụng tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 30 của thế kỷ trước.
Nhiều ngân hàng đã phải giảm cổ tức để bảo toàn vốn do thất thoát vốn vay tiếp tục tăng và lợi nhuận hoạt động ngân hàng tiếp tục giảm. Capital One Financial Corp, JPMorgan Chase & Co, Wells Fargo & Co, PNC Financial Services Group Inc và U.S.Bancorp là những hãng tài chính cắt giảm cổ tức mạnh nhất trong quý I. Sau đây là số liệu tham khảo về sự cắt giảm cổ tức hàng loạt của các công ty lớn ở Mỹ đầu năm 2009:
Tên công ty Thay đổi cổ tức (%)
Motorola (MOT) -100%
Macy’s (M) -62%
Newell Rubbermaid (NWL) -50%
Pfizer (PFE) -50%
Fifth Third Bancorp (FITB) -93%
HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 22
Constellation Energy Group (CEG) -55%
Bank of America (BAC) -97%
State Street (STT) -96%
Citigroup (C) -96%
Penske Automotive (PAG) -100%
(Nguồn: Thời báo Businessweek) 2. Tình hình chi trả cổ tức của các nước Châu Âu
Liên minh Châu Âu được biết đến với nền kinh tế phát triển vào hàng nhất nhì trên thế giới, với 15 quốc gia hùng mạnh. Bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu của hơn 3.400 công ty kinh doanh, ta xem xét những quyết định chi trả cổ tức từ năm 1989 đến năm 2003 trong các nước thành viên của EU.
Như ở Hoa Kỳ, một phần nhỏ các doanh nghiệp Châu Âu đã từ chối chi trả cổ tức đáng kể trong giai đoạn này, khoảng 62% các công ty được tham khảo, trong khi thực tế tổng cổ tức phải thanh toán trong tổng lợi nhuận của các công ty này tăng đáng kể. Cổ tức và lợi nhuận cũng được xem xét một cách chặt chẽ giữa các doanh nghiệp này, cũng như cân nhắc tăng số cổ tức được chi trả hay giữ lại một lượng lớn phần lợi nhuận giữ lại trong chính sách cổ tức.
Số lượng các doanh nghiệp thực hiện chi trả cổ tức ngày càng nhiều, điển hình như chỉ có 1.077 công ty chi trả cổ tức cho cổ đông, đã tăng lên 2.900 doanh nghiệp vào năm 2001. Mặc dù bên cạnh đó vẫn có những công ty thực hiện chính sách cổ tức bằng cách không chi trả mà giữ lại 100% lợi nhuận giữ lại, hoặc có các doanh nghiệp đang chi trả cổ tức bỗng ngừng việc chi trả, kể cả không chi trả cổ tức cho cổ đông. Vì nhiều nguyên nhân và đặc điểm mà các công ty này có những chính sách cổ tức khác nhau. Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 1989 rất cao, tuy nhiên càng về sau phương thức dùng tiền mặt chi trả giảm dần ở các nước này, đặc biệt là tại Đức từ 92%
năm 1989 xuống chỉ còn 44% trong năm 2003. Nguyên nhân của việc từ chối chi trả cổ tức này có thể từ nhiều phía, có thể ở thị trường các nước này có rất nhiều cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cao, hoặc cũng có thể các nhà đầu tư ở đây thích lãi vốn hơn do tỷ suất thuế trên cổ tức quá cao…Tuy nhiên, việc chi trả này diễn ra không ổn định ở các nước này.
HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 23
3. Tình hình chi trả cổ tức ở các nước G7
Giống như ở Mỹ, cổ tức ở các nước G7 cũng ổn định và tùy thuộc vào lợi nhuận.Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức qua các năm ở các doanh nghiệp trong khối G7 thay đổi không lớn lắm, có thể được xem là ổn định. Chính sách chi trả cổ tức ổn định được thực hiện nhằm mục đích giúp doanh nghiệp duy trì vị thế của mình trong ngành bằng cách gia tăng hiệu quả hoạt động và làm hài lòng các cổ đông với khoản cổ tức nhận được hằng năm. Các nhà đầu tư mua cổ phần của các công ty này bởi vì đây thường là những công ty lớn, ổn định và có thương hiệu mạnh. Do vậy, đây là những khoản đầu tư có rủi ro thấp. Hơn thế nữa, các công ty này lại có khuynh hướng duy trì việc chi trả cổ tức đều đặn. Đây có vẻ là nơi an toàn mà nhà đầu tư tìm kiếm để đa dạng hóa đầu tư vào thị trường vốn cổ phần mà không có rủi ro cao như khi đầu tư vào các công ty tăng trưởng.
III. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN