Giai đoạn trước khủng hoảng (2006-2009)

Một phần của tài liệu Tiểu luận chính sách cổ tức (Trang 25 - 26)

III. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1. Giai đoạn trước khủng hoảng (2006-2009)

Phải thừa nhận rằng, các công ty niêm yết trong giai đoạn này có tỷ lệ chi trả cổ tức

khá hấp dẫn (thường cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng). Chính điều này làm tăng nhu

cầu của nhà đầu tư, dẫn đến làm tăng giá cổ phiếu. Hơn nữa, tình hình hoạt động sản

xuất kinh doanh của hầu hết các công ty niêm yết qua các năm vừa qua luôn khả quan

và luôn có nhiều số liệu lợi nhuận tốt được công bố. Thêm vào đó, các công ty niêm yết

thời gian qua rất chú trọng việc sử dụng công bố chi trả cổ tức như một việc phát tín

hiệu về tình hình phát triển cũng như triển vọng của bản thân công ty. Thậm chí, chính

sách cổ tức đã được xem như một công cụ đánh bóng hình ảnh một cách khá hiệu quả

của nhiều công ty trong tình trạng bất cân xứng thông tin như thị trường Việt Nam hiện

nay. Cổ tức đã làm tăng lòng tin của nhà đầu tư vào công ty, vào ban quản lý của công ty. Qua đó, ta có thể đưa ra nhận xét là chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến giá trị

doanh nghiệp trong kinh doanh thực tế tại Việt Nam.

Hiện nay hầu hết các công ty cổ phần đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán

đều công bố chi trả cổ tức hàng năm theo một con số tỷ lệ nhất định tính trên mệnh giá.

Giai đoạn 2006 – 2009 các công ty chi trả cổ tức 5-10% so với mệnh giá chiếm tỷ lệ

cao nhất, và chiếm từ 23%-32% theo cơ cấu qua các năm. Bên cạnh đó ở tỷ lệ chi trả cổ

tức 10%-20% mệnh giá cũng được các công ty áp dụng phần lớn và gần như là ổn định

qua các năm trong khoảng 22%-38% theo cơ cấu. Mức chi trả cổ tức trên 30% chiếm tỷ

lệ khá thấp (0%-10% theo cơ cấu) và không đều, thể hiện ở các công ty có mức thu nhập không ổn định. Tỷ lệ chi trả cổ tức cao từ 20-25% có xu hướng tăng lên qua các năm.

Các công ty chủ yếu chi trả cổ tức bằng tiền mặt, chiếm từ 58%-96%. Đặc biệt trong

năm 2006 số công ty chi trả cổ tức là 46 công ty, nhưng đã có 44 công ty (chiếm 96%) chi trả cổ tức bằng tiền mặt, chỉ có khoảng 4% các công ty chi trả cổ tức vừa bằng tiền mặt và vừa bằng cổ phiếu, sang năm 2007 số công ty chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tăng

lên 21% và có 20% các công ty vừa chi trả cổ tức bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu. Ví dụ như công ty cổ phần dịch vụ ô tô Hàng Xanh trong năm 2007 vừa chi cổ tức bằng tiền mặt 9%, vừa chi cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 100:12. Và có 1 số công ty chỉ chia cổ tức bằng cổ phiếu, điển hình như công ty cổ phần tập đoàn HAPACO (HAP) thuộc

HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 25

ngành Lâm nghiệp và sản xuất giấy chỉ chi cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 25:2,

100:15, 100:10 qua các năm 2007-2009.

Một số công ty ấn định 1 mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt đều qua các năm, như

công ty cổ phần nông dược H.A.I (HAI) thuộc ngành hóa chất, chi trả mức cổ tức 20% bằng tiền mặt đều qua các năm, bên cạnh đó ngoài mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt,

công ty đã chi trả thêm bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 20:1. CTCP tập đoàn Hòa Phát (HPG) cũng chọn mức chi trả cổ tức 20% bằng tiền mặt qua các năm, khi lợi nhuận tăng cao

công ty lại chi trả thêm cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1. Và một só công ty chi trả cổ

tức không đều, phụ thuộc vào lợi nhuận hàng năm sẽấn định ra mức cổ tức khác nhau,

như công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (SJS) có mức chi trả cổ tức giao động từ 5%-30% bằng tiền mặt, cũng như công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn cũng chi trả mức cổ tức từ 5%-30% bằng tiền mặt và cổ phiếu. Ngoài ra, một số công ty không chia cổ tức nhưng lại thưởng cổ phiếu vào cuối năm, như công ty

cổ phần thực phẩm Sao Ta (FMC) vào năm 2007 công ty không chia cổ tức nhưng lại

thưởng cổ phiếu theo tỷ lệ 20:3; Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định (BMC) vừa chi cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ30% chia làm 3 đợt và 1 đợt thưởng bằng cổ phiếu theo tỷ lệ

1:2.

Một phần của tài liệu Tiểu luận chính sách cổ tức (Trang 25 - 26)