Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tiểu luận chính sách cổ tức (Trang 46 - 49)

PHẦN II: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRONG THỰC TIỄN

3. Phương pháp nghiên cứu

Phần phương pháp nghiên cứu sẽ phân tích cỡ mẫu và các nguồn thu thập dữ liệu, những mô hình khác nhau được sử dụng trong nghiên cứu cũng như định nghĩa các biến số khác nhau được sử dụng trong nghiên cứu.

3.1 Nguồn thu thập dữ liệu và kích thước mẫu

Dữ liệu cho nghiên cứu này được thu thập từ các báo cáo phân tích của Sở giao dịch chứng khoán Karachi (KSE), báo cáo phân tích bảng cân đối kế toán của Ngân hàng nhà nước Pakistan và từ các trang mạng tư nhân. Mẫu của nghiên cứu bao gồm 70 công ty được lựa chọn ngẫu nhiên từ các công ty niêm yết trên sàn KSE-100 index và dữ liệu sử dụng là dữ liệu hàng năm được thu thập trong giai đoạn 8 năm từ năm 1993 đến năm 2010. Cỡ mẫu ban đầu bao gồm 560 quan sát, sau khi loại bỏ các bất thường từ những dữ liệu ta còn lại 461 quan sát để sử dụng trong phân tích. Các mẫu chủ yếu bao gồm các công ty phi tài chính từ các ngành công nghiệp khác nhau như dệt may, xi

HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 46

măng, viễn thông, vận tải, sản xuất hàng hoá, công nghiệp thép, công ty dầu mỏ, ngành công nghiệp lọc dầu… nguyên nhân không bao gồm các công ty tài chính là do cấu trúc vốn của các định chế tài chính như ngân hàng, công ty quản lý tài sản, các công ty bảo hiểm, sản xuất điện, kỹ thuật ... có khác biệt so với những công ty phi tài chính. Tất cả những công ty được lựa chọn trong mẫu đều có dữ liệu trong cùng một khoảng thời gian.

3.2 Phân tích mô hình kinh tế lượng

Trong nghiên cứu này, ta sử dụng các mô hình hồi quy tuyến tính bậc một.

Trong mô hình đầu tiên, biến vốn sở hữu nhà quản lý và các biến yếu tố nội tại sẽ được sử dụng làm biến giải thích cho tỉ lệ chi trả cổ tức. Tiếp theo, ở mô hình thứ hai, biến vốn sở hữu tổ chức sẽ được sử dụng đồng thời với biến vốn sở hữu nhà quản lý và các biến kiểm yếu tố nội tại. Ở mô hình cuối cùng, biến vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài được kết hợp với biến vốn sở hữu tổ chức và vốn sở hữu nhà quản lý để giải thích chính sách chi trả cổ tức của các công ty trong cỡ mẫu. Các mô hình hồi quy tuyến tính được kỳ vọng giúp phát hiện sự tác động của các loại hình vốn sở hữu lên chính sách cổ tức

Mô hình 1: mối quan hệ giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và vốn chủ sở hữu nhà quản lý

i i i

i i

i i

i MSO VOLT F V LEV FCF F S

DIV0 1  2  3 .  4  5  6 . 

Mô hình 2: vốn sở hữu nhà quản lý và vốn sở hữu tổ chức tác động đến chi trả cổ tức

i i

i i

i i

i i

i

S F

FCF LEV

V F VOLT

INST MSO

DIV

 .

.

7

6 5

4 3

2 1

0

Mô hình 3: chi trả cổ tức, vốn sở hữu nhà quản lý, vốn sở hữu tổ chức và vố sở hữu cổ đông nước ngoài

i i i

i i

i i

i i

i

S F FCF

LEV V

F VOLT

FORG INST

MSO DIV

.

.

8 7

6 5

4 3

2 1

0

HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 47

3.3 Các biến số trong bài nghiên cứu 3.3.1 Vốn sở hữu nhà quản trị (MSOi)

Trong nghiên cứu của chúng ta, biến số vốn sở hữu nhà quản lý được định nghĩa là tỷ trọng tổng phần vốn góp của các nhà quản lý điều hành, giám đốc và những đối tượng liên quan. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho thấy các kết quả khác nhau về vai trò của vốn sở hữu nhà quản lý. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng vốn sở hữu của các nhà quản lý chiếm tỷ trọng cao sẽ mang lại lợi ích cho nhà quản lý và các cổ đông vì đã tối thiểu hóa mâu thuẫn quyền lợi (các nhà quản lý sẽ toàn tâm toàn ý hơn cho công ty). Theo nghiên cứu của Crutchley và Hansen (1989), chính sách cổ tức và tỷ trọng sở hữu nhà quản lý có mối liên kết với nhau; cụ thể tỷ trọng sở hữu của các nhà quản lý càng cao sẽ làm giảm mâu thuẫn giữa ban quản trị và các cổ đông trong quyết định phân chia lợi ích. Mặt khác, nghiên cứu của Mahadwartha (2003) đã phát hiện ra mối quan hệ nghịch biến của chính sách cổ tức và chính sách tài trợ với vốn sở hữu nhà quản lý trong nghiên cứu của mình.

3.3.2 Vốn sở hữu của các định chế tài chính (INSTi)

Vốn sở hữu của định chế tài chính được do lường bằng phần trăm đóng góp vào tổng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty đầu tư, quỹ hưu trí và những định chế tài chính quy mô lớn khác. Các định chế tài chính được đánh giá là đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát ban quản trị của các doanh nghiệp mà họ đã bỏ lượng vốn lớn đầu tư vào, cũng như giúp hỗ trợ doanh nghiệp các kiến thức chuyên môn về tài chính. Han, Lee và Suk (1999) đã chứng minh rằng tỷ lệ chia cổ tức có mối quan hệ đồng biến cùng chiều với tỷ trọng sở hữu của các định chế tài chính khi phân tích dựa trên nền tảng vấn đề thuế trong nghiên cứu.

3.3.3 Phần vốn sở hữu của nước ngoài (FORGi)

Sở hữu nước ngoài được thể hiện trong mô hình nghiên cứu là tỷ lệ đóng góp của các cổ đông đến từ nước ngoài. Theo nghiên cứu của Chai (2010), vốn sở hữu nước ngoài có tác động mạnh đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp. Trong khi đó Baba (2009) phát hiện tỷ trọng sở hữu nước ngoài trên tổng vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng lên chính sách cổ tức các doanh nghiệp ở Nhật Bản; trong cùng nghiên cứu ông đã chứng minh rằng khi tỷ trọng vốn sở hữu nước ngoài càng cao thì tỷ lệ chi trả cổ tức cũng tăng theo. Baba (2009) đã quan sát sự ảnh hưởng của vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với chính sách chi trả cổ tức của các công ty Nhật Bản và nghiên cứu đã

HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 48

chỉ ra thêm nữa rằng vốn sở hữu cao hơn của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với chính sách cổ tức cao hơn của doanh nghiệp.

3.3.4 Qui mô doanh nghiệp (F.Si)

Trong nghiên cứu của Redding (1997) ông quan sát thấy rằng các công ty lớn có khả năng chi trả cổ tức cho các cổ đông cao hơn. Theo nghiên cứu của Titman và Wessels (1988), doanh nghiệp lớn với khả năng đa dạng hóa kinh doanh tốt hơn hơn dẫn đến xác suất phá sản cũng thấp hơn. Những lập luận trên là cơ sở để các doanh nghiệp lớn chi trả cổ tức cao hơn cho cổ đông mình. Trong nghiên cứu của chúng ta, quy mô doanh nghiệp được xác định bằng LOG tổng tài sản của doanh nghiệp.

3.3.5 Rủi ro của doanh nghiệp (VOLTi)

Trong nghiên cứu này, rủi ro doanh nghiệp được tính toán bằng phương sai của EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao). Bradley, Jarrell và Kim (1984) phát hiện trong nghiên cứu của họ rằng mức độ không bền vững của lợi nhuận doanh nghiệp là nhân tố quan trọng và quyết định mạnh mẽ đến việc sử dụng nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, biến động của lợi nhuận có thể ảnh hưởng đến chính sách tài trợ cũng như chính sách cổ tức của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tiểu luận chính sách cổ tức (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)