Mô hình tổng quát về ảnh hưởng hành vi

Một phần của tài liệu Thuế hiệu quả và thuế tối ưu (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THUẾ TỐI ƯU

2.4 Thuế thu nhập tối ưu (thuế trực thu)

2.4.2 Mô hình tổng quát về ảnh hưởng hành vi

Đánh thuế ảnh hưởng đến qui mô chiếc bánh kinh tế, trong quá trình thiết kế thuế thu nhập tối ưu, Chính phủ cần xem xét tác động của việc gia tăng thuế suất đến qui mô cơ sở thuế.

Ví d: Hãy xem xét thuế đánh vào thu nhập lao động, tiền thuế thu được bằng thuế suất nhân với thu nhập lao động. Gỉa sử người lao động giảm mức cung lao động

Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 24 khi tiền lương sau đánh thuế bị giảm xuống. Mọi sự tăng thuế suất đánh vào thu nhập lao động sẽ có 2 tác động đến nguồn thu thuế. Thứ nhất, tiền thu thuế sẽ gia tăng đối với một mức thu nhập lao động nhất định. Thứ hai, người lao động sẽ giảm số tiền thu nhập lao động mà họ kiếm được và cơ sở thuế sẽ thu hẹp. Đối với thuế suất thấp, thì tác động thứ nhất là chủ yếu: nếu như chúng ta bắt đầu từ thuế suất là 0, không có cơ sở thuế và gia tăng dần thuế suất thì chỉ có tác động thứ nhất nảy sinh. Nhưng khi thuế suất gia tăng, ảnh hưởng thứ hai sẽ chi phối: ở mức thuế suất 100%, không có ai làm việc.

Hai tác động này khái quát trong đường cong Laffer sau đây:

Đường cong Laffer: biểu diễn quan hệ số thu thuế là hàm số của thuế suất. Có một mức thuế suất tối ưu (t*) cho phép nhà nước đạt được số thu ngân sách từ thuế lớn nhất. Khi thuế suất nằm dưới mức tối ưu này, thì nâng thuế suất cho phép tăng thu ngân sách. Nhưng nếu thuế suất đã cao hơn mức tối ưu này mà lại tiếp tục nâng thuế suất thì số thu ngân sách chỉ giảm đi. Hàm ý của đường cong Laffer là khi thuế suất đang ở mức cao, thì giảm thuế suất sẽ có lợi vì thu ngân sách tăng đồng thời lại khuyến khích khu vực tư nhân hăng hái đầu tư.

Như vậy, mục tiêu của thuế thu nhập tối ưu là xác định biểu thuế giữa các nhóm thu nhập nhằm tối đa hóa phúc lợi, trong khi thừa nhận gia tăng thuế suất có tác động mâu thuẩn đến thu nhập. Ta có công thức sau:

Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 25 MU là thỏa dụng biên cá nhân i

MR là thu nhập biên huy động từ đánh thuế vào cá nhân i λ là giá trị tiền thuế tăng thêm

Hệ thống thuế tối ưu là hệ thống mà trong đó thỏa dụng biên / đôla của tiền thu thuế ngang bằng giữa cá nhân. Thỏa dụng biên cá nhân giảm là hàm số tiêu dùng cá nhân giảm dần. Bằng việc giảm thu nhập sau khi đánh thuế, đánh thuế cao dẫn đến làm giảm thấp tiêu dùng cá nhân và nâng cao thỏa dụng biên tiêu dùng đối với cá nhân i.

Nếu như hệ thống thuế thu nhập để cho cá nhân I với thỏa dụng biên cao hơn/đôla thu thuế hơn là cá nhân j, thì công thức này gợi ý: nên đánh thuế thấp vào cá nhân i và gia tăng đánh thuế vào cá nhân j. Sự dịch chuyển này sẽ gia tăng thu nhập sau khi đánh thuế cá nhân i, kéo theo gia tăng tiêu dùng và giảm thấp thỏa dụng biên của anh ta và ngược lại sẽ làm giảm thấp thu nhập sau khi đánh thuế cá nhân j, kéo theo giảm tiêu dùng và gia tăng thỏa dụng của cá nhân này.Qúa trình điều chỉnh cứ tiếp tục cho đến khi tỷ lệ MU/MR của cá nhân bằng với λ.

Tóm lại, kết quả của các mô hình trên phản ảnh sự sắp xếp hai khía cạnh đánh thuế thu nhập tối ưu như sau:

- Công bằng theo chiều dọc: Phúc lợi xã hội được tối đa hóa khi có những người có mức tiêu dùng cao (thỏa dụng biên thấp) bị đánh thuế cao; và những người có mức tiêu dùng thấp (thỏa dụng biên cao) bị đánh thuế thấp

- Phản ánh hành vi: Khi đánh thuế cao vào bất kỳ một nhóm nào đó, họ phản ứng bằng cách giảm làm việc, thu nhập giảm thấp. Điều này có nghĩa là một sự gia tăng thêm thuế suất thì nguồn thu huy động sẽ giảm do cơ sở đánh thuế nhỏ hơn.

Như vậy, khi xem xét liệu có nên tiến tới áp dụng hệ thống thuế lũy tiến hay không, Chính phủ cần cân bằng khía cạnh: điều chỉnh thỏa dụng biên của người giàu và người nghèo sao cho công bằng( bằng việc giảm tiêu dùng người giàu) còn nếu so

Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 26 với việc đánh thuế vào người giàu chỉ làm cho người giàu nản lòng làm việc, cơ sở thuế sẽ bị thu hẹp.

Một phần của tài liệu Thuế hiệu quả và thuế tối ưu (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)