Tình hình thực tế thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thuế hiệu quả và thuế tối ưu (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THUẾ TỐI ƯU

2.4 Thuế thu nhập tối ưu (thuế trực thu)

2.4.3 Tình hình thực tế thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam

Ưu điểm thuế TNCN tại Việt Nam:

- Thuế thu nhập cá nhân là lại thuế trực thu đánh vào thu nhập chính đáng của từng cá nhân. Do là thuế trực thu nên nó phản ánh sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế theo luật và đối tượng chịu thuế theo ý nghĩa kinh tế. Người chịu thuế thu nhập cá nhân không có khả năng chuyển giao gánh nặng thuế khoá sang cho các đối tượng khác tại thời điểm đánh thuế.

- Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước: Sự giảm dần các loại thuế xuất nhập khẩu do yêu cầu tự do hóa thương mại nên thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người của cá nhân ngày càng tăng từ đó thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

- Góp phần thực hiện công bằng xã hội: Thông thường, thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh vào thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết.

Thêm vào đó khi thu nhập cá nhân tăng lên thì tỷ lệ thu thuế cũng tăng thêm. Ở nhiều nước còn có quy định miễn, giảm thuế cho những cá nhân mang gánh nặng xã hội.

- Việc thiết kế biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với những thu nhập chủ yếu như thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công đảm bảo chính sách điều tiết được công bằng. Biểu thuế luỹ tiến từng phần được thiết kế theo mức độ tăng dần về thu nhập tính thuế và thuế suất, do đó số thuế phải nộp cũng luỹ tiến tăng theo, đảm bảo công bằng xã hội. Đây là đặc điểm riêng có của thuế TNCN, vì các sắc thuế khác đều qui định thuế suất toàn phần mà thuế suất này có nhược điểm điều tiết bình quân trong mọi trường hợp, không phân biệt giàu nghèo.

Nhược điểm của thuế TNCN tại Việt Nam:

Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 27 - Tính thuế vào từng khoản thu nhập thực tế của mỗi cá nhân chưa đảm bảo yêu cầu phân phối lại thu nhập quốc dân qua thuế sao cho có hiệu quả và đáp ứng được sự công bằng xã hội và nhất là đối với những cá nhân có nhiều nhân khẩu ăn theo.

- Hiện nay luật thuế TNCN còn nhiều bất cập, như thu nhập chịu thuế của cá nhân không được giảm trừ những phần chi phí như lãi vay. Ví dụ: 1 người có thu nhập 15 triệu đồng/tháng, không có giảm trừ gia cảnh thì phần thu nhập tính thuế của người này là 6 triệu đồng. Dù người này đang phải trả lãi ngân hàng là 2 triệu đồng/ tháng, nhưng phần chi phí này vẫn không được giảm trừ trong thu nhập chịu thuế.

- Thu nhập tính thuế hiện nay đang có một số đang bị chồng thuế. Như thu nhập từ cổ tức (đánh thuế 5% trên cổ tức) dù đã bị đánh thuế TNDN nhưng vẫn thuộc vào thu nhập chịu thuế của luật thuế TNCN. Một điểm nữa cũng được đem ra bàn luận nhiều, đó là sự chưa công bằng khi đánh thuế đối với cổ tức. Nếu so sánh với tiền gửi tiết kiệm, tính bảo toàn vốn cao, lãi suất cũng tương đối cao (tính từ thời điểm đưa ra Dự thảo Luật thuế TNCN, lãi suất trên dưới 10%/năm tới nay, lãi suất có những lúc đã tăng lên 18,19%/năm) mà chưa bị đánh thuế trên lãi tiền gửi tiết kiệm. Trong khi cổ tức có tỷ lệ rủi ro cao hơn, phụ thuộc nhiều vào tình hình sản xuất kinh doanh của DN, NĐT phải bỏ nhiều thời gian và chi phí nhất định để tìm những địa chỉ đầu tư với tỷ lệ cổ tức sinh lợi cao, nhưng phần lớn các công ty cổ phần vẫn đưa ra mức cổ tức hàng nămdưới 15%. Bên cạnh đó, cổ đông còn phải đối mặt với tình hình lạm phát liêntục tăng cao. Xét tổng quan thì như vậy là không công bằng giữa hai ngành ngân hàng và chứng khoán.

- Tận thu: nội dung bất hợp lý nhất trong Luật TNCN là việc quy định quá nhiều bậc chịu thuế và khoảng cách giữa các bậc thuế là quá dày. Hay nói cách khác là có tình trạng thu nhầm còn hơn là bỏ sót, tức là tận thu. Nếu đánh thuế quá cao (7 bậc với 35%) thì Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ "chảy máu" chất xám. Người giỏi của Việt Nam sẽ bỏ ra nước ngoài; người giỏi của nước ngoài ngại đến Việt Nam. Khi đó Việt Nam vừa "chảy máu", vừa không thuhút được chất xám. Đặc biệt Việt Nam sẽ thất bại trong thu hút và "chuyển giao công nghệ bậc cao" là kỹ năng quản trị hay những tri thức không thể viết thành sách, mà chỉ học hỏi qua thực tế hằng ngày.

Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 28 - Không công bằng: Theo quy định tại Thông tư 62 ban hành ngày 27-3-2009 của Bộ Tài chính, khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế của người nước ngoài là "tiền học phí cho con của người nước ngoài học tại VN theo bậc học phổ thông do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ căn cứ vào hợp đồng lao động và chứng từ nộp tiền học”.Có nghĩa là người nước ngoài được phép trừ tiền học phí của con trước khi xác định thu nhập chịu thuế, còn người VN thì không.

- Chưa đánh đúng đối tượng có thu nhập cao thực sự và vẫn nặng thu bình quân của những người ăn lương nhà nước và những người có sổ lương. Thế còn những người có thu nhập cao khác chưa được bao quát hết như: thu nhập cao do hoa hồng, hoặc những khoản không trình bày trong sổ sách thì vẫn bị bỏ trống,những cá nhân làm nghề tự do, môi giới, ca sĩ…..

Một số kiến nghị:

Luật thuế TNCN phải là công cụ thật sự để đảm bảo công bằng xã hội, phải đảm bảo khả năng điều tiết thu nhập hợp lý với cá nhân có thu nhập, muốn vậy cần phải hòan thiện cơ chế chính sách thuế cho phù hợp. Cụ thể như sau:

Về xác định các khỏan giảm trừ thuế:

- Phải đảm bảo việc khấu trừ những chi phí một cách hợp lý như những chi phí lãi vay, tiền học phí … nên được tính vào phần giảm trừ.

- Cơ quan thuế cần tập trung kiểm tra tính trung thực trong khai báo thuế từ những người có thu nhập cao, những đối tượng hành nghề tự do, môi giới đặc biệt như ca sĩ, diễn viên,..., giảm thiểu tình trạng mất công bằng như hiên nay là một người công nhân thu nhâp 9 triệu đồng/tháng qua tài khoản ngân hàng thì vẫn bị đóng thuế trong khi những người có thu nhập rất cao nhưng không khai báo trung thực vẫn không nộp thuế, điều này sẽ dẫn đến mất công bằng xã hội trong việc tái phân phối thu nhập.

- Luật thuế TNCN phải đảm bảo nguyên tắc hội nhập quốc tế: phải thể hiện được tinh thần của các hiệp định tránh đánh thuế chồng thuế, cần quy định các nguyên tắc xác định nghĩa vụ thuế của người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam, và người Việt

Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 29 Nam có thu nhập ở nước ngoài. Nguyên tắc này cũng cho phép áp dụng biểu thuế thống nhất với tất cả cá nhân, không kể là công dân Việt Nam hay nước ngoài.

- Khoảng cách giữa các mức thuế suất và khoảng cách về thu nhập chịu thuế phải hợp lý. Hiện nay, khoảng cách thu nhập chịu thuế giữa các bậc thuế còn khá dày, nên nới rộng khoảng cách này, vừa tạo động lực cho người lao động tiếp tục tạo ra thu nhập, vừa tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Đồng thời một mức thuế hợp lý cũng thúc đẩy lao động chất xám có chất lượng cao cả trong nước và nước ngoài.

Như trường hợp của Singapore: tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân của Singapore từ 0% đến 22%, bao gồm: thu nhập kiếm được tại Singapore và thu nhập nước ngoài gửi về cho công dân Singapore. Thu nhập phải nộp thuế bao gồm tiền lương, cổ tức và lợi tức.

Trong đó, tiền lương bao gồm tiền công, hoa hồng, phụ cấp kỳ nghỉ…Thu nhập nước ngoài chuyển đến cho người không thường trú tại Singapore không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Singapore cũng khấu trừ thuế cho những trường hợp như phải nuôi dưỡng bố mẹ, học thêm để nâng cao kiến thức chuyên môn, mua bảo hiểm nhân thọ hoặc phải nuôi ba con trở lên. Đây là một điểm mạnh để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nhóm 3 CHNH Đêm 1-K22 Trang 30

Một phần của tài liệu Thuế hiệu quả và thuế tối ưu (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)